Luật an ninh mới - đột phá trong chiến lược đối ngoại của Nhật Bản

VOV.VN - Dự luật an ninh mới của Nhật là kết quả của sự chuẩn bị dài lâu, mở đường cho cải tổ Hiến pháp Hòa bình và nâng cao vai trò của quân đội Nhật.

Ngày 18/9, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua Dự luật an ninh mới nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài. 

Diễn tập hải quân Nhật và Mỹ. Ảnh: Forbes.

Với sự đồng ý của lưỡng viện, Dự luật này sẽ chính thức trở thành Luật trong thời gian tới. Thắng lợi quan trọng của Thủ tướng Shinzo Abe và liên minh cầm quyền là đã tạo được bước đột phá nhằm cải tổ bản Hiến pháp do Mỹ soạn thảo từ năm 1947, sau khi nước Nhật đầu hàng Đồng minh.

Chuẩn bị từ các thập niên trước

Theo giới hoạch định chính sách của Nhật Bản, thì Dự luật an ninh mới được thông qua lần này đã có sự chuẩn bị từ những thập niên cuối của thế kỷ 20, thông qua các văn kiện khác nhau của Chính phủ.

Báo cáo 80 (1980) nhấn mạnh “Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp”; Báo cáo 94 (1994) đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động”; Báo cáo 04 (2004) đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất”; Báo cáo 09 (2009) và Báo cáo 10 (2010) đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng”, theo đó, các biện pháp “tích cực, chủ động” đã được thể hiện và quan điểm cốt lõi của “tự phòng vệ” của Nhật Bản đã được hình thành.

Về an ninh, Nhật Bản đã xác lập được những nhận thức căn bản, đó là chuyển từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ”; từ “phòng thủ lãnh thổ” đến “can dự bên ngoài”; từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy”; từ phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa đến xuất khẩu vũ khí. “Luật Lực lượng Phòng vệ” sửa đổi năm 2013, và lần này là Dự luật an ninh mới… là một phần trong kế hoạch tổng thể sửa đổi Hiến pháp Hòa bình năm 1947.

Về cơ chế vận hành, Nhật Bản đã thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thay cho Cục Bảo đảm An ninh Quốc gia (1/2014); xây dựng lực lượng tác chiến mới. Theo đó, Nhật Bản sẽ có lực lượng tác chiến đổ bộ trên biển - trên bộ, theo mô hình thủy quân lục chiến Mỹ.

Lực lượng phòng vệ bờ biển có thêm chức vụ Tư lệnh Hạm đội phòng vệ; Không quân có thêm chức vụ Tư lệnh Trung đoàn phòng vệ không quân để thống nhất chỉ huy các lực lượng.

Lục quân Nhật Bản được tổ chức thành 5 quân đoàn: Phương Bắc, Đông Bắc, Phương Đông, Phương Tây và Trung tâm. Việc thành lập các đơn vị cấp trung đoàn giúp Lục quân Nhật Bản phối hợp với Hải quân và Không quân Mỹ thuận lợi hơn.

Sửa đổi dần các điều luật

Dự luật an ninh mới cho phép Nhật Bản thực thi một cách hạn chế quyền phòng thủ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước đồng minh khác bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công.

Điểm then chốt của Dự luật là bỏ lệnh cấm (theo Hiến pháp 1947) thực hiện quyền phòng thủ chung, hay bảo vệ Mỹ hoặc một nước thân thiện khác khi họ bị tấn công, trong trường hợp Nhật phải đối mặt với “mối đe dọa đến sự tồn tại của mình”.

Điều đó, cho phép Nhật Bản liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ trong trường hợp chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, hay tuyến đường biển bị chặn, hoặc an ninh của Nhật Bản bị đe dọa.

Nội dung nêu trên là bước nhảy căn bản sau những động thái chuẩn bị từ những thập niên trước đây đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II.

Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, ông Masaaki Yamazaki cho biết, Dự luật được thông qua với 148 phiếu thuận, 90 phiếu chống. Thủ tướng Shinzo Abe đã rất “kiên trì” thuyết phục các Thượng nghị sĩ và đưa ra những giải thích cụ thể về các thắc mắc mà các đảng đối lập đưa ra.

Trước đó, ngày 17/9, Ủy ban đặc biệt về an ninh thuộc Thượng viện Nhật Bản cũng đã thông qua dự luật, mở đường cho việc ban hành các Dự luật này tại phiên họp toàn thể của Thượng viện. Ông Masaaki Yamazaki cũng cho biết, cuộc bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể được tiến hành sau khi đảng đối lập đồng ý không phản đối gay gắt thêm nữa.

Phản ứng khác nhau từ dư luận

Mặc dù nhận được sự ủng hộ của lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản, nhưng liên minh cầm quyền vẫn đang phải đối mặt với một lượng không nhỏ các cử tri phản đối việc này. Ngay trong ngày 19/9, bên ngoài tòa nhà Quốc hội, đám đông gồm hơn 11.000 người cũng đã tiến hành biểu tình và hô to khẩu hiệu “Hãy bảo vệ hiến pháp”.

Dự luật tuy được thông qua nhưng cũng đang gây chia rẽ lớn trong nội bộ chính giới Nhật Bản mà bằng chứng là tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện hồi tháng 7 chỉ có sự tham gia của liên minh cầm quyền còn các đảng đối lập chính đều rời bỏ phòng họp để thể hiện sự phản đối, do lo ngại nước này sẽ sa lầy vào các cuộc chiến tranh do Mỹ lãnh đạo.

Về phản ứng của quốc tế, trong khi Mỹ, Anh hoan nghênh dự luật an ninh mới thì Trung Quốc và Hàn Quốc lại bày tỏ thái độ thận trọng về sự thay đổi quan trọng này trong chính sách thời hậu chiến của Tokyo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh, đạo luật này là “một động thái chưa từng có của Nhật Bản kể từ thời hậu chiến trong lĩnh vực an ninh và quân sự”.

Ông Lỗi cho rằng: “Gần đây, việc tăng cường sức mạnh quân sự cùng sự thay đổi lớn về các chính sách quân sự và an ninh của Nhật Bản đã khiến cộng đồng quốc tế hoài nghi rằng Tokyo sẽ từ bỏ chính sách phòng thủ và đi chệch hướng khỏi lộ trình hòa bình mà nước này theo đuổi sau Thế chiến 2”.

Còn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thì hối thúc Nhật Bản duy trì tinh thần của bản Hiến pháp chủ trương hòa bình khi Tokyo thực thi các chính sách an ninh, quốc phòng mới.

Như vậy, cùng với những tham vọng “nước lớn quân sự” là sự thay đổi của môi trường an ninh khu vực, nhất là ở Biển Đông và Hoa Đông, khiến Nhật Bản đẩy mạnh hơn tiến độ cải cách bản Hiến pháp Hòa bình năm 1947, theo hướng chủ động tích cực hơn, nhằm mở rộng vai trò và vị thế của quân đội Nhật trong quan hệ với đồng minh và đối tác.

Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã tạo được một bước “đột phá” trong chính sách đối ngoại nhằm tạo cho nước Nhật một hình ảnh mới.

Thật đúng như mong đợi của ông Satoru Mizushima, nhà sáng lập tập đoàn Ganbare Nippon (người luôn ủng hộ ông Abe), đã nói rằng: “Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Chẳng có lý do gì chúng ta để bị giẫm chân cả trong khi chúng ta có lực lượng hải quân đứng hàng thứ 3 trên thế giới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản - những vướng mắc từ quá khứ
Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản - những vướng mắc từ quá khứ

VOV.VN - Gần đây, dư luận quốc tế hướng sự quan tâm khác thường đến những động thái xung quanh Hiến pháp Nhật Bản và những dự định sửa đổi bản Hiến pháp được đánh giá là Hiến pháp hòa bình này. 

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản - những vướng mắc từ quá khứ

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản - những vướng mắc từ quá khứ

VOV.VN - Gần đây, dư luận quốc tế hướng sự quan tâm khác thường đến những động thái xung quanh Hiến pháp Nhật Bản và những dự định sửa đổi bản Hiến pháp được đánh giá là Hiến pháp hòa bình này. 

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?
Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

VOV.VN- Việc Nhật Bản thông qua Hiến pháp mới trong tuần này vẫn không khiến Nhật có thể hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống IS như kỳ vọng.

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

Hiến pháp mới của Nhật Bản có gây chia rẽ quan hệ quân sự Mỹ- Nhật?

VOV.VN- Việc Nhật Bản thông qua Hiến pháp mới trong tuần này vẫn không khiến Nhật có thể hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống IS như kỳ vọng.

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?
Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

VOV.VN- Quốc hội Nhật Bản sáng 19/9 đã thông qua dự luật an ninh mới nới lỏng những hạn chế của quân đội nước này từ sau Thế chiến thứ 2.

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

Dự luật an ninh mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua có gì đặc biệt?

VOV.VN- Quốc hội Nhật Bản sáng 19/9 đã thông qua dự luật an ninh mới nới lỏng những hạn chế của quân đội nước này từ sau Thế chiến thứ 2.

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật
‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

Trung Quốc lên tiếng phản đối Sách trắng Quốc phòng của Nhật
Trung Quốc lên tiếng phản đối Sách trắng Quốc phòng của Nhật

VOV.VN -Tuy Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2015 chưa được công bố chính thức, nhưng Trung Quốc đã lên tiếng phản đối nội dung của cuốn sách này.

Trung Quốc lên tiếng phản đối Sách trắng Quốc phòng của Nhật

Trung Quốc lên tiếng phản đối Sách trắng Quốc phòng của Nhật

VOV.VN -Tuy Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2015 chưa được công bố chính thức, nhưng Trung Quốc đã lên tiếng phản đối nội dung của cuốn sách này.