Người gốc Á tăng cường vị thế ở Australia

Trên phạm vi toàn nước Australia, tiếng phổ thông Trung Quốc đã vượt mặt tiếng Italy để trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai.

Người châu Á không những ngày càng khẳng định được sự hiện diện của mình tại Australia mà còn đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng kinh tế, cũng như làm thay đổi văn hóa của quốc gia có diện tích lớn trên thế giới này.

Thành công trong kinh doanh

Công ty E.Web Marketing do doanh nhân người Australia gốc Trung Quốc Gary Ng. làm chủ vừa được xếp hạng thứ 4 trong danh sách những công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Australia. Trong công ty của Gary Ng có bàn bi-a, máy chơi game và bịch cao su đấm bốc dành cho nhân viên thư giãn mỗi khi quá căng thẳng trong công việc.

Gia đình người Hoa ở Australia (ảnh: School A to Z)

Không chỉ dừng ở đó, E.Web Marketing còn được coi một ví dụ điển hình cho sự "bành trướng hiện diện" của người châu Á trong môi trường kinh doanh Australia. Trong số 40 nhân viên của E.Web Marketing có đến một nửa là người châu Á.

"Chúng tôi không muốn chỉ làm việc quanh quẩn trong những nhà hàng Trung Quốc tại Australia nữa. Tôi nhận thấy mình được cộng đồng kinh doanh Australia chấp nhận nhanh chóng, họ không mấy quan tâm đến chủng tộc của tôi" - Gary Ng cho hay. 

Bước ngoặt trong chính sách nhập cư

Từ năm 1901 - thời điểm Australia lần đầu tiên thông qua Luật Nhập cư - cho đến Thế chiến II, Australia luôn theo đuổi chính sách coi trọng người da trắng, đẩy mạnh sự định cư của những người châu Âu và hạn chế các chủng tộc người khác.

Mãi đến năm 1973, xã hội Australia mới dần dần coi trọng các chủng tộc người khác. Và hiện nay, dân số người châu Á tại Australia đã lên tới con số 2,4 triệu người - chiếm 12% tổng dân số 22,7 triệu người của Australia. Trong đó, cứ 3/10 người châu Á tại Australia theo học đại học, 20% tổng số bác sĩ tại Australia là người châu Á và 37% người châu Á tham gia một số hoạt động thể thao có tổ chức tại Australia. 

Những con số này cho thấy cộng đồng người châu Á là mô hình tiêu biểu cho sự đồng hóa tại Australia. Giờ đây, lượng người Trung Quốc và Ấn Độ tại Australia đã chuyển tiếp sang thế hệ thứ hai và thứ ba và ở mức đông đúc.

Tại thành phố Sydney, dân cư gốc Trung Quốc thế chân vào vị trí nhóm nhập cư hàng đầu tại Australia mà dân cư gốc Anh nắm giữ trong thời gian dài trước đó. Còn tại Melbourne, dân cư gốc Ấn Độ trở thành nhóm dân cư tăng trưởng nhanh nhất. Trên phạm vi toàn quốc, tiếng Quan Thoại vượt mặt tiếng Italy để trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai. 

"Australia đã thực sự thay đổi, so với hồi tôi còn nhỏ. Hồi còn học ở trường tiểu học, tôi luôn cảm thấy khó khăn khi mình là người duy nhất có làn da vàng. Thế nhưng khi lên tới trung học, xung quanh tôi có rất nhiều người mang làn da, hình dạng chủng người giống tôi", nhà biên đạo múa người Australia gốc Ấn Jinnie De cho biết. Đồng nghiệp của De là Sharmila Lodh cho hay giờ đây việc hòa nhập không còn được nhìn nhận là một vấn đề đối với thế hệ trẻ tại Australia.

Thay đổi diện mạo Australia

Việc Thủ tướng Australia Julia Gillard và Chủ tịch Đảng đối lập Tony Abbott tham dự lễ hội Ấn Độ vừa được tổ chức ngay tại công viên nổi tiếng Olympic tại Sydney vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng của cộng đồng châu Á tại Australia và sự thay đổi văn hóa tại quốc gia này như thế nào.

Bà Gillard thừa nhận: "Cộng đồng châu Á đóng vai trò rất quan trọng đối với Australia".

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đại diện châu Á nào có mặt trong danh sách Quốc hội Australia, cũng như không nhiều gương mặt không phải da trắng xuất hiện trên các chương trình TV của nước này. Trong khi đó, người châu Á vẫn chiếm tỉ lệ là nạn nhân của các vụ phạm tội tại Australia cao nhất so với các chủng tộc người khác. Dù vậy, Annie Nguyen - làm việc cho công ty E.Web Marketing vẫn tin tưởng rằng sự đồng hóa tại Australia đối với người châu Á giờ chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian, chế độ và sự tin tưởng.

"Tôi coi mình là người Australia đích thực. Không một chút nghi ngờ khi nói rằng Australia là nhà của tôi, cho dù cha mẹ của tôi – những người thuộc thế hệ thứ nhất đang sống tại Australia nhưng trái tim lại vẫn ở lại Việt Nam", Annie Nguyen cho hay./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Việt ở Australia và Campuchia kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Người Việt ở Australia và Campuchia kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Bà con Việt kiều tại nước ngoài đều phấn khởi trước sự hòa nhập và phát triển vững mạnh của Việt Nam ngày nay.  

Người Việt ở Australia và Campuchia kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Người Việt ở Australia và Campuchia kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Bà con Việt kiều tại nước ngoài đều phấn khởi trước sự hòa nhập và phát triển vững mạnh của Việt Nam ngày nay.  

Australia ủng hộ tài chính giúp người tỵ nạn Syria
Australia ủng hộ tài chính giúp người tỵ nạn Syria

(VOV) -Việc làm này nhằm giúp đỡ những người dân Syria đang ồ ạt chạy sang Jordan để lánh nạn do cuộc khủng hoảng.

Australia ủng hộ tài chính giúp người tỵ nạn Syria

Australia ủng hộ tài chính giúp người tỵ nạn Syria

(VOV) -Việc làm này nhằm giúp đỡ những người dân Syria đang ồ ạt chạy sang Jordan để lánh nạn do cuộc khủng hoảng.

Bộ Quốc phòng Việt Nam – Australia thảo luận an ninh khu vực
Bộ Quốc phòng Việt Nam – Australia thảo luận an ninh khu vực

Bộ trưởng Stephen Smith nhấn mạnh, bất cứ xung đột nào cũng phải được giải quyết hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. 

Bộ Quốc phòng Việt Nam – Australia thảo luận an ninh khu vực

Bộ Quốc phòng Việt Nam – Australia thảo luận an ninh khu vực

Bộ trưởng Stephen Smith nhấn mạnh, bất cứ xung đột nào cũng phải được giải quyết hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.