Hừng hực biểu tình ở Boston (Mỹ) phản đối những phát ngôn gây thù hằn

VOV.VN - Hàng nghìn người ở Boston (Mỹ) ngày 19/8 đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc tuần hành của những người mang tư tưởng da trắng thượng đẳng.

Cuộc biểu tình diễn ra đúng 1 tuần sau đụng độ ở Charlottesville, Virginia, giữa nhóm người mang tư tưởng chủng tộc da trắng thượng đẳng và những người chống phân biệt chủng tộc, làm 1 phụ nữ thiệt mạng và 19 người bị thương.
Cuộc tuần hành của nhóm người mang tư tưởng chủng tộc da trắng thượng đẳng lần này tại công viên Boston Commons đã được lên kế hoạch từ trước với tên tự gọi là “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston” (Boston Free Speech Coalition Rally).

Một người tham gia cuộc “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston”.

Theo giấy phép, ban tổ chức dự tính khoảng 100 người tham gia sự kiện này nhưng trang Facebook chính thức của sự kiện cho biết có hơn 300 người đã có mặt. Mặc dù vậy, con số này là quá nhỏ so với…

… hàng nghìn người biểu tình chống phân biệt chủng tộc phản đối cuộc “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston”.

Người biểu tình chống phân biệt chủng tộc là một liên minh lớn gồm nhiều nhóm khuynh tả và các nhà hoạt động, trong đó có phong trào Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng).
Ban tổ chức cuộc “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston” mô tả họ là liên minh của “những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa truyền thống, chủ nghĩa tự do cổ điển, những người ủng hộ (Tổng thống Donald) Trump hay bất cứ ai được hưởng quyền tự do ngôn luận”.
Ban tổ chức cuộc “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston” mô tả họ là liên minh của “những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, chủ nghĩa truyền thống, chủ nghĩa tự do cổ điển, những người ủng hộ (Tổng thống Donald) Trump hay bất cứ ai được hưởng quyền tự do ngôn luận”.

Những người biểu tình phản đối cuộc “Tuần hành liên minh tự do ngôn luận Boston” tuyên bố rằng quan điểm đó không được hoan nghênh ở Boston. 

Những người biểu tình cũng mang biểu ngữ phản đối chủ nghĩa Phát xít mới, phản đối tư tưởng coi chủng tộc da trắng là thượng đẳng và những hành động thù hằn.

Một người biểu tình cầm tấm biển ghi “Phát xít mới là những kẻ thua cuộc”.

Một người biểu tình cầm biểu ngữ ghi “Trả thù cho Heather Heyer” (người phụ nữ chết trong vụ bạo loạn ở Virginia).

Những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc hô lớn “Shame”, nghĩa là đáng hổ thẹn.

Người biểu tình chống phân biệt chủng tộc cầm tấm biển BLM, viết tắt của “Black Lives Matter”.

Cảnh sát đáp trả người biểu tình chống phân biệt chủng tộc.

Cảnh sát Boston cho biết, không có sự vụ lớn nào xảy ra song họ đã phải bắt giữ ít nhất 33 người, phần lớn vì tội gây rối trật tự và tấn công lực lượng thực thi pháp luật.

Bình luận về 2 cuộc biểu tình và tuần hành đối đầu nhau ngày 19/8, Thị trưởng Boston Marty Walsh nêu rõ: “Rõ ràng hôm nay Boston đứng về phía hòa bình và tình yêu, không phải sự hỗn loạn và thù hằn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ âm thầm “xóa sổ” loạt tượng gây tranh cãi sau đụng độ ở Virginia
Mỹ âm thầm “xóa sổ” loạt tượng gây tranh cãi sau đụng độ ở Virginia

VOV.VN-Loạt tượng đài tôn vinh Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ bị dỡ sau đụng độ giữa nhóm phản đối quyết định đó và những nhóm chống phân biệt chủng tộc.

Mỹ âm thầm “xóa sổ” loạt tượng gây tranh cãi sau đụng độ ở Virginia

Mỹ âm thầm “xóa sổ” loạt tượng gây tranh cãi sau đụng độ ở Virginia

VOV.VN-Loạt tượng đài tôn vinh Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ bị dỡ sau đụng độ giữa nhóm phản đối quyết định đó và những nhóm chống phân biệt chủng tộc.

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville
Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

VOV.VN - Đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, bang Virginia, gióng lên hồi chuông báo động về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

VOV.VN - Đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, bang Virginia, gióng lên hồi chuông báo động về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.