Thủ tướng: Xây dựng nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL phù hợp với lòng dân

VOV.VN - Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL đã cơ bản giải quyết được chỗ ở an toàn, ổn định các hộ dân.

Sáng nay (10/4) tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị tổng kết “Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2” do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức.

Xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2 là chương trình trọng điểm, có tính chiến lược của Chính phủ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tính ưu việt của chế độ và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo 8 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Tiếp nối thành công chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 1 với 804 dự án cụm, tuyến dân cư và bờ bao được xây dựng, bảo đảm chỗ ở cho 146.000 hộ dân đang sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt, giai đoạn 2 của chương trình nhằm đảm bảo chỗ ở an toàn cho 56.000 hộ dân thuộc 7 tỉnh, thành phố là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, gắn với bổ sung một số hạng mục thiết yếu như bãi rác, kè chống sạt lở cho một số cụm, tuyến trong giai đoạn 1.

Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị.
Với gần 2.860 tỷ đồng vốn đầu tư đã cấp, các địa phương đã triển khai thực hiện 178/179 dự án và đã hoàn thành tôn nền 126 cụm, tuyến và 48 bờ bao (đạt 97%), đồng thời hoàn thành xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại hơn 100 cụm, tuyến dân cư... Các địa phương cũng đã xây dựng xong trên 27.000 căn nhà cho các hộ dân thuộc đối tượng của chương trình và đã có trên  49.500 hộ dân được đảm bảo an toàn nhà ở trong các cụm, tuyến và bờ bao.

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu Bộ, ngành và các địa phương khẳng định: Xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là Chương trình trọng điểm, có tính chiến lược của Chính phủ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tính ưu việt của chế độ và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Là cơ quan thường trực thực hiện chương trình này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ ở ĐBSCL qua 2 giai đoạn đã đạt được các mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu giảm thiểu về tính mạng và tài sản cho người dân khi có lũ về. Năm 2000 với con lũ lịch sử đã làm chết 539 người và bị thương 212 người, trong khi đó năm 2011 có những khu vực đỉnh lũ còn cao hơn năm 2000 nhưng thiệt hại đã giảm rất là lớn, chỉ còn 89 người thiệt mạng và 8 người bị thương.

Thiệt hại về tài sản năm 2011 cũng đã giảm rất nhiều. Nếu như năm 2000 có gần 900.000 căn nhà bị ngập nhưng đến năm 2011 chỉ còn 176.000 căn nhà bị ảnh hưởng… Như vậy chương trình này đã góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng, vì dân cho nên được người dân ủng hộ vào cuộc và chính vì lẽ đó dù rất khó khăn nhưng chương trình đã thành công bước đầu.

Sau 13 năm triển khai chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL đã cơ bản giải quyết được chỗ ở an toàn, ổn định các hộ dân đang sinh sống trong vùng thường xuyên bị ngập lũ.

Tuy nhiên tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới. Các tỉnh còn trên 8.400 hộ dân thuộc đối tượng của chương trình chưa xây dựng nhà ở với số vốn cần vay trên 168 tỷ đồng và 25.868 hộ nghèo và hộ cận nghèo đến hạn nhưng chưa trả được nợ vay trong giai đoạn 1 với số tiền trên 226 tỷ đồng.

Ông Võ Anh Kiệt- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang kiến nghị: “Đối với An Giang hiện nay có 54 điểm sạt lở cảnh báo khẩn cấp, ảnh hưởng trên 10.000 hộ dân. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng cho phép không chỉ riêng An Giang mà cả các tỉnh khác có điểm sạt lở khẩn cấp nguy hiểm phải di rời dân cho phép xây dựng thêm cụm tuyến để người dân có chỗ ở ổn định, an toàn. Thứ hai, số nợ vay thu hồi rất khó khăn, với An Giang còn 132 tỷ đồng nợ đến hạn nên kiến nghị Thủ tướng cho phép kéo dài thời gian trả nợ thêm 3 năm như kiến nghị của Bộ Xây dựng. Thứ 3 cho kéo dài thêm thời gian vay vốn xây dựng của trên 1000 hộ hiện nay chưa tiếp cận được vốn vay…”.  

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: ĐBSCL là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước với tiềm năng lớn nhất là sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Mặc dù vậy, khu vực này đang phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, cả trước mắt và lâu dài.

Trước hết là nguồn nhân lực chất lượng thấp vì đây vẫn còn là “vùng trũng” về giáo dục nên Bộ Giáo dục và đào tạo, các cấp ủy chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cần quyết liệt hơn và cụ thể hơn trong nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục đào tạo.

Thủ tướng trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc.
Mặc dù cả Trung ương và các địa phương trong vùng đã tập trung nhiều nguồn lực, đã tạo nên diện mạo mới về kết cấu hạ tầng khu vực ĐBSCL, nhưng so với nhiều vùng khác vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Ứng dụng khoa học công nghệ và công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế.

ĐBSCL đã, đang và sẽ hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng và đặc trưng của ĐBSCL mùa mưa là nước lũ về đem lại nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng đời sống người dân gặp khó khăn do ngập lũ, chính vì vậy Chính phủ xác định chủ truơng “chung sống an toàn, ổn định” cả vật chất và tinh thần. Xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là một chương trình cụ thể hóa chủ trương này.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chương trình “xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL” phù hợp với lòng dân được nhân dân đồng tình, ủng hộ và hợp tác cùng thực hiện; công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cụ thể và tổ chức thực hiện trên cơ sở lắng nghe người dân, đồng thời huy động các nguồn lực tổng hợp để triển khai chương trình.

Trên cơ sở chương trình giai đoạn 2 mới cơ bản hoàn thành và xuất hiện một số cụm tuyến dân cư cần bổ sung để đảm bảo an toàn cho gần 61.000 hộ dân có chỗ ở ổn định, an toàn, Thủ tướng đồng ý kéo dài giai đoạn 2 của chương trình đến hết năm nay, để vừa tập trung tiếp tục làm nốt các hạng mục còn lại như tôn nền, giao thông nội bộ, cấp thoát nước, cung cấp điện….vừa rà soát, bổ sung thêm các cụm, tuyến dân cư cần phải thực hiện mới để tập trung hoàn thành sớm nhất.

Thủ tướng cũng đồng ý gia hạn thêm 3 năm đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo đến hạn nhưng chưa trả được nợ vay trong giai đoạn 1 của chương trình, tiếp tục cho vay vốn đối với trên 8.400 hộ dân thuộc đối tượng của chương trình trong giai đoạn 2 nhưng chưa xây dựng nhà ở...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL nỗ lực hoàn thành cao nhất, đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay gắn với tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, trong đó xác định rõ tiềm năng lợi thế để phát triển cùng mục tiêu, chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể, khả thi để khắc phục những thách thức, tồn tại, hạn chế, nhất là liên quan trực tiếp đến giải quyết khó khăn của người dân, trong đó có thể sống chung với lũ…

“Tôi đề nghị các tỉnh, các đồng chí xem đây là một dung của Nghị quyết Đại hội kỳ này của các tỉnh. Trong nhiều cái lo thì có một cái lo là lũ về không bị ngập nữa, đơn giản vậy thôi nhưng cũng rất khó làm, đồng thời người dân được vào ở trong các cụm tuyến dân cư và được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản nhất. Nhân đây tôi nói rộng hơn, tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo 5 năm tới (2016-2020) không chỉ tính nghèo từ tiêu chí thu nhập không đâu, mà còn tiêu chí nghèo về y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa... Đây là tiêu chí của Liên hợp quốc họ sẽ đưa ra sau năm 2015 mà Việt Nam không thể không theo tiêu chí này. Các tiêu chí này chúng ta làm được cũng là nội dung xây dựng nông thôn mới...”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 5 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Chương trình “xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL”. Nhiều tập thể và cá nhân khác có thành tích xuất sắc cũng vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào- Nhật Bản đạt thỏa thuận hợp tác chống lũ tại khu vực sông Mekong
Lào- Nhật Bản đạt thỏa thuận hợp tác chống lũ tại khu vực sông Mekong

VOV.VN - Nhật Bản sẽ giúp đỡ Lào trong việc tổ chức thực hiện chống lũ lụt thông qua Ủy ban sông Mekong và Tiểu ban sông Mekong quốc tế. 

Lào- Nhật Bản đạt thỏa thuận hợp tác chống lũ tại khu vực sông Mekong

Lào- Nhật Bản đạt thỏa thuận hợp tác chống lũ tại khu vực sông Mekong

VOV.VN - Nhật Bản sẽ giúp đỡ Lào trong việc tổ chức thực hiện chống lũ lụt thông qua Ủy ban sông Mekong và Tiểu ban sông Mekong quốc tế. 

Biến nhà bình thường thành nhà phòng, chống lũ chủ động
Biến nhà bình thường thành nhà phòng, chống lũ chủ động

VOV.VN - Theo KTS Đặng Văn Doanh, làm được việc này mà không cần thay đổi kiến trúc, kết cấu, giá thành rẻ, bền và người dân có thể tự triển khai.

Biến nhà bình thường thành nhà phòng, chống lũ chủ động

Biến nhà bình thường thành nhà phòng, chống lũ chủ động

VOV.VN - Theo KTS Đặng Văn Doanh, làm được việc này mà không cần thay đổi kiến trúc, kết cấu, giá thành rẻ, bền và người dân có thể tự triển khai.

Người dân chung tay xây dựng đê bao chống lũ
Người dân chung tay xây dựng đê bao chống lũ

(VOV) - Nằm cạnh con sông Hậu, hàng năm người dân Hậu Giang thường bị thiệt hại nặng mỗi khi nước lũ tràn về.

Người dân chung tay xây dựng đê bao chống lũ

Người dân chung tay xây dựng đê bao chống lũ

(VOV) - Nằm cạnh con sông Hậu, hàng năm người dân Hậu Giang thường bị thiệt hại nặng mỗi khi nước lũ tràn về.

 Giải pháp xây nhà ở chống lũ, lụt  chủ động với giá 100 triệu đồng
Giải pháp xây nhà ở chống lũ, lụt chủ động với giá 100 triệu đồng

VOV.VN - Người dân có thể xây 1 ngôi nhà bền vững với chi phí khoảng 100 triệu đồng (đối với xây mới) và 10 triệu đồng (nhà cải tạo).

 Giải pháp xây nhà ở chống lũ, lụt  chủ động với giá 100 triệu đồng

Giải pháp xây nhà ở chống lũ, lụt chủ động với giá 100 triệu đồng

VOV.VN - Người dân có thể xây 1 ngôi nhà bền vững với chi phí khoảng 100 triệu đồng (đối với xây mới) và 10 triệu đồng (nhà cải tạo).