Mật nghị Bilderberg về Tổng thống Donald Trump

Chủ đề then chốt trong hội nghị thường niên của những nhân vật máu mặt trên thế giới là hoạt động của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Nếu có nơi nào trên thế giới mà một tổng thống có thể nghe thấy câu nói: “Anh bị sa thải!”, thì đó là Bilderberg”. Đây là câu ví von của tờ The Guardian về quyền lực bao trùm của câu lạc bộ Bilderberg bí ẩn, nơi tập trung những nhân vật thuộc hàng “tinh hoa nhân loại” để bàn về các vấn đề thế giới đang đối mặt.

Khách sạn Westfields Marriott (TP.Chantilly, bang Virginia) nơi diễn ra Hội nghị Bilderberg năm 2017. Ảnh: The Guardian.

Thế lực trong bóng tối

Theo thông báo chính thức của câu lạc bộ Bilderberg, hội nghị năm nay diễn ra ở khách sạn Westfields Marriott được bảo vệ cẩn mật tại thành phố Chantilly, bang Virginia (Mỹ) từ ngày 1 - 4/6. Có tổng cộng 131 nhân vật cộm cán thuộc giới lãnh đạo chính trị, kinh tế, chuyên gia trong các ngành công nghiệp, tài chính, nghiên cứu và truyền thông đến từ 21 quốc gia tham dự hội nghị.

Sự bí hiểm của mật nghị Bilderberg từ lâu là chủ đề bàn tán của giới truyền thông và nguồn cơn của nhiều thuyết âm mưu. Một số trong đó cảnh báo rằng Bilderberg là câu lạc bộ của những nhân vật "quyền lực và giàu có đang tìm cách áp đặt thế giới dưới một sự thống trị duy nhất". Ông Denis Healey, cố Bộ trưởng Tài chính Anh và là một trong những người thành lập Hội nghị Bilderberg từng trả lời tờ The Guardian rằng dù hơi cường điệu, nhưng cũng công bằng khi nói rằng mục tiêu chung của hội nghị là thiết lập một chính thể toàn cầu. "Những người trong Bilderberg chúng tôi cảm thấy rằng không thể cứ mãi chiến đấu với nhau chẳng vì mục đích gì mà lại khiến nhiều người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. Vì vậy chúng tôi thấy rằng một cộng đồng duy nhất bao quát toàn cầu sẽ là điều tốt", ông Healey nói.

Theo trang web chính thức của hội nghị, Bilderberg được lập ra nhằm thúc đẩy đối thoại giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Đây được coi là diễn đàn cho những cuộc thảo luận không chính thức về xu hướng và vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt. Trong suốt hơn 6 thập niên qua, Bilderberg trở thành nơi hội tụ của hàng loạt gương mặt quyền lực. Theo Đài RT, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cựu Tổng thống Bill Clinton, cựu Thủ tướng Anh Magaret Thatcher đều tham dự hội nghị này từ trước khi đảm nhiệm chức vụ của mình.

Là hội nghị kín nên những cuộc bàn thảo của khách mời không được công bố ra bên ngoài. Truyền thông không được mời đến đưa tin về hội nghị và những khách mời phải tuân thủ quy tắc đó là tự do sử dụng thông tin thu thập được nhưng không được công khai danh tính cũng như cơ quan của người phát biểu. "Nhờ vào tính chất riêng tư của hội nghị, những người tham dự không bị ràng buộc bởi những quy ước của chức vụ hoặc quan điểm trước đó của họ. Nhờ đó, họ có thể dành thời gian lắng nghe, suy nghĩ và thu thập những góc nhìn", trang web hội nghị miêu tả.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R.McMaster (trái) là một trong số các quan chức chính quyền Donald Trump tham dự mật nghị Bilderberg. Ảnh: Reuters.

Tâm điểm

Hội nghị Bilderberg năm nay càng thu hút sự chú ý bởi nó diễn ra giữa lúc thế giới có nhiều biến động, mà nổi bật nhất trong số đó là việc Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền với những đường hướng chính sách được xem là phi truyền thống, từ đó dẫn đến mối quan hệ có phần trắc trở giữa nước Mỹ và châu Âu. Diễn ra tại địa điểm chỉ cách Nhà Trắng 48 km, hội nghị lần này tập trung vào chủ đề không thể mang tính thời sự hơn: đánh giá hoạt động của chính quyền Tổng thống Trump. Cụ thể, chủ đề “Chính quyền Trump: Một báo cáo tiến triển” nằm ở vị trí số 1 trong số 13 chủ đề được bàn thảo tại hội nghị.

Cũng như mọi lần, hội nghị Bilderberg luôn là mảnh đất màu mỡ cho những câu chuyện thêu dệt về một “chính phủ toàn cầu trong bóng tối”. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng chính đường lối chính sách chống toàn cầu hóa, chủ trương bảo hộ mậu dịch "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Trump là lý do mà chủ đề về hoạt động của chính quyền Trump được đặt lên hàng đầu. Cây bút Paul Joseph Watson của trang Infowars chuyên về các thuyết âm mưu dẫn nguồn tin từ Hội nghị Bilderberg ở Chantilly cho biết hội nghị năm nay sẽ tập trung vào việc phản đối chương trình hành động của Tổng thống Trump. Theo đó, lý do mà 3 thành viên của chính quyền Trump gồm Cố vấn An ninh quốc gia H.R.McMaster, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Trợ lý tổng thống Christopher Liddell được mời đến dự hội nghị là để các thành viên cộm cán thuộc Bilderberg gây áp lực, buộc Tổng thống Trump phải từ bỏ chính sách "Nước Mỹ trước tiên".

Bên cạnh đó, Hội nghị Bilderberg có sự góp mặt của hàng loạt quan chức đương nhiệm cũng như về hưu của các nước. Trong đó đáng chú ý là hai cựu giám đốc CIA David Petraeus và John Brennan cùng cựu Phó giám đốc CIA David Cohen. Trong danh sách khách mời được đăng trên trang web của Hội nghị Bilderberg còn có tên của những lãnh đạo hàng đầu châu Âu như vua Hà Lan Willem-Alexander, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải. Ông Stoltenberg sẽ phát biểu về chủ đề "Liên minh phòng thủ xuyên Đại Tây Dương: đạn súng, dữ liệu máy tính và tiền". Theo The Guardian, ông Stoltenberg bị “triệu tập” đến hội nghị để đưa ra nhận xét về thực trạng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn đã bị tổn hại sau chuyến thăm đầy sóng gió của Tổng thống Trump ở cựu lục địa.

Theo tạp chí The New American, "giới tinh hoa" tại Hội nghị Bilderberg cho rằng Tổng thống Trump là trở ngại lớn nhất đối với chính sách toàn cầu hóa từ trước đến nay. Minh chứng là trong số những quyết sách được tổng thống Mỹ thực thi kể từ khi nhậm chức, việc ông tuyên bố rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris đã khiến nhiều nhân vật thuộc nhóm tinh hoa này phản ứng. Hành động đó bị coi là đảo ngược lại hàng chục năm nỗ lực tạo ra một trật tự thế giới mới của nhóm này. The New American kết luận rằng lý do mà các cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump xuất hiện tại Bilderberg lần này vẫn còn là điều bí ẩn nhưng có một sự thật hiển nhiên rằng chủ trương toàn cầu hóa của nhóm quyền lực tại Bilderberg là hoàn toàn mâu thuẫn với chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Trump./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Trump thông báo luật sư Nhà Trắng sắp từ nhiệm
Tổng thống Trump thông báo luật sư Nhà Trắng sắp từ nhiệm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngày 1/6 rằng luật sư Nhà Trắng Emmet Flood sắp từ nhiệm.

Tổng thống Trump thông báo luật sư Nhà Trắng sắp từ nhiệm

Tổng thống Trump thông báo luật sư Nhà Trắng sắp từ nhiệm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ngày 1/6 rằng luật sư Nhà Trắng Emmet Flood sắp từ nhiệm.

Tổng thống Trump yêu cầu Nga và Iran ngừng dội bom Idlib (Syria)
Tổng thống Trump yêu cầu Nga và Iran ngừng dội bom Idlib (Syria)

VOV.VN -Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga, chính phủ Syria và Iran ngừng ném bom tỉnh Idlib ngày 2/6.

Tổng thống Trump yêu cầu Nga và Iran ngừng dội bom Idlib (Syria)

Tổng thống Trump yêu cầu Nga và Iran ngừng dội bom Idlib (Syria)

VOV.VN -Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga, chính phủ Syria và Iran ngừng ném bom tỉnh Idlib ngày 2/6.

Tổng thống Trump chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử
Tổng thống Trump chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump hôm 31/5 chính thức công bố sẽ khởi động chiến dịch tái tranh cử vị trí Tổng thống Mỹ năm 2020 vào ngày 18/6 tới tại bang Florida.

Tổng thống Trump chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử

Tổng thống Trump chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump hôm 31/5 chính thức công bố sẽ khởi động chiến dịch tái tranh cử vị trí Tổng thống Mỹ năm 2020 vào ngày 18/6 tới tại bang Florida.