Mỹ âm thầm “xóa sổ” loạt tượng gây tranh cãi sau đụng độ ở Virginia

VOV.VN-Loạt tượng đài tôn vinh Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ bị dỡ sau đụng độ giữa nhóm phản đối quyết định đó và những nhóm chống phân biệt chủng tộc.

Công nhân di chuyển tượng 2 vị Tướng của Liên minh miền Nam trong Nội chiến Mỹ, Robert E. Lee và Thomas Jackson, khỏi công viên Wyman ở Baltimore, Maryland.
Robert E. Lee (1807 – 1870) là Đại tướng thống lĩnh quân đội Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865) nhưng sau thất bại của phe phản đối việc xóa bỏ chế độ nô lệ, “người hùng miền Nam” này biến thành biểu tượng phân biệt chủng tộc.
Nhiều tài liệu cho thấy Robert E. Lee rất tàn nhẫn với nô lệ của mình và thường cho các đốc công đánh đập dã man những nô lệ bị bắt trở lại khi chạy trốn.
Sau cuộc nội chiến, Lee từ chối những gợi ý xây tượng đài tôn vinh ông, thay vào đó muốn đất nước hàn gắn sau chiến tranh.

Kế hoạch dỡ tượng đài Robert E. Lee ở Charlottesville, Virginia, đã khơi mào cho cuộc tuần hành “Đoàn kết phe cánh hữu” (Unite the Right) phản đối quyết định này, dẫn tới đụng độ với nhóm biểu tình chống phân biệt chủng tộc làm 1 người chết và 19 người bị thương.

Sau bạo loạn ở Virginia, tổng cộng Baltimore vừa dỡ 4 tượng đài các tướng lĩnh quân Liên minh miền Nam trong nội chiến Mỹ.

Thị trưởng Baltimore Catherine Pugh cho biết bà và hội đồng thành phố đã quyết định làm việc này “một cách nhanh chóng và lặng lẽ”.

Trong khi đó, tượng đài của một vị tướng Liên minh miền Nam khác, John B. Castleman, ở Louisville, Kentucky, cũng bị một số kẻ quấy rối xịt sơn vào đêm 12/8, khi xảy ra bạo loạn ở Virginia.

Tấm biển giới thiệu về Tướng John. Ông bị phe miền Bắc bắt năm 1864, bị buộc tội gián điệp và kết án tử hình nhưng Tổng thống Abraham Lincoln lúc đó đã hoãn thi hành án. Sau chiến tranh, ông bị trục xuất khỏi Mỹ, tới Pháp học dược rồi sau này được Tổng thống Andrew Johnson xóa tội và trở về nước làm ăn kinh doanh, tham gia chính trường.
Một thế hệ sau phong trào dân quyền ở Mỹ (1954-1968), những người da đen và gốc Mỹ Latinh bắt đầu tạo áp lực buộc các cơ quan chức năng dỡ bỏ các đài tưởng niệm khác liên quan tới Liên minh miền Nam ở những nơi như New Orleans, Houston, Nam Carolina…
Người biểu tình đòi dỡ tượng Tướng John khỏi quảng trường ở Louisville.
Vài phút sau cuộc biểu tình đòi dỡ bức tượng này, một người đàn ông lái xe ô tô đi vòng quanh tượng đài Tướng John với tấm biển ghi “Hãy chấm dứt việc phá hủy những tượng đài lịch sử của Mỹ”.
Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust ở Boston mới đây cũng bị ném đá phá hoại.

Trên những tấm kính của đài tưởng niệm này là các con số đại diện cho những nạn nhân Holocaust.

Ban quản lý đài tưởng niệm Tổng thống Abraham Lincoln phải lấy giấy che một hình vẽ lăng mạ tục tĩu lại trước khi kịp xóa bỏ nó. Tổng thống Lincoln là người thúc đẩy xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ nhưng động thái này vấp phải sự phản đối của 11 bang miền Nam, dẫn tới việc các bang này li khai và khơi mào Nội chiến Mỹ (1861-1865)./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville
Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

VOV.VN - Đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, bang Virginia, gióng lên hồi chuông báo động về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

Đụng độ ở Virginia (Mỹ): 24h máu lửa giận dữ nhấn chìm Charlottesville

VOV.VN - Đụng độ đẫm máu ở Charlottesville, bang Virginia, gióng lên hồi chuông báo động về phân biệt chủng tộc ở Mỹ.

Súng và nước mắt trong lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đụng độ ở Virginia
Súng và nước mắt trong lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đụng độ ở Virginia

VOV.VN - VOV.VN – Lễ tưởng niệm nạn nhân duy nhất chết vì đụng độ ở Charlottesville, Virginia, Mỹ, cuối tuần trước đã được tổ chức hôm qua (16/8).

Súng và nước mắt trong lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đụng độ ở Virginia

Súng và nước mắt trong lễ tưởng niệm nạn nhân vụ đụng độ ở Virginia

VOV.VN - VOV.VN – Lễ tưởng niệm nạn nhân duy nhất chết vì đụng độ ở Charlottesville, Virginia, Mỹ, cuối tuần trước đã được tổ chức hôm qua (16/8).