Mỹ cảnh báo sẽ không có nhiều lựa chọn tốt cho Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ cảnh báo sẽ không có nhiều lựa chọn tốt cho vấn đề Triều Tiên nếu các nỗ lực nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên thất bại.

Chính phủ Mỹ hôm qua (7/7) tiếp tục cảnh báo Triều Tiên về chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy sự bế tắc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong giải quyết hồ sơ gai góc Triều Tiên. Dù đã đưa ra nhiều sáng kiến, cả mềm dẻo lẫn cứng rắn song đều không đạt kết quả.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 7/7 cảnh báo, sẽ không có nhiều lựa chọn tốt cho vấn đề Triều Tiên, nếu các nỗ lực ngoại giao mà Mỹ đang triển khai nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thất bại.

Tuyên bố đưa ra ngay sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị cấp cao nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) tại Đức và chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đạo liên lục địa, có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ.  

Cũng theo người đứng đầu ngành  ngoại giao Mỹ, cách tiếp cận của Mỹ nhằm kiềm chế Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nước này cũng đã trao cho Trung Quốc một bản dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo truyền thống, Mỹ và Trung Quốc thường đàm phán về các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên trước khi chính thức thảo luận với các thành viên khác trong Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Mỹ sẽ rất khó để thuyết phục Trung Quốc, cũng như là Nga, nước ủy viên thường trực khác.

Trong cuộc điện đàm hôm 3/7, trước khi lên đường sang Đức dự Hội nghị G20, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều thừa nhận, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xấu đi, mà một trong những lý do là vấn đề Triều Tiên. Tổng thống Mỹ thậm chí còn cảnh báo sẽ hành động đơn phương, không cần đến Trung Quốc.

Chỉ 24 giờ sau đó, Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên, có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ. Một ngày sau, chính phủ Mỹ tỏ ra cứng rắn hơn khi tiến hành cuộc tập trận chung trên biển với Hàn Quốc, với 1 loạt tên lửa được phóng đi cùng với những lời đe dọa.

Có thể thấy, hy vọng dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên của ông Donald Trump đã không mang lại kết quả. Tờ Thế giới của Pháp nhận định, “tuần trăng mật” ngắn ngủi giữa Mỹ và Trung Quốc, mở đầu bằng chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4 vừa qua dường như đã kết thúc.

Cuộc gặp dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo trong ngày hôm nay (8/7) bên lề G20 chắc chắn "sẽ lạnh nhạt hơn nhiều" so với cuộc gặp đầu tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây cũng tỏ ý không hài lòng với những bước đi của phía Trung Quốc:  “Đối với Trung Quốc, tôi cho rằng có một chút không tương xứng ở đây. Trung Quốc cũng đã thực hiện những biện pháp quan trọng, song tôi cho rằng vì nhiều lý do khác nhau mà nước này đã tạm dừng và không triển khai thêm các biện pháp khác”.

Còn về phía Nga, nước này cho rằng việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề. Nga cũng phản đối việc Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố kêu gọi áp đặt “những biện pháp đáng kể” để đáp trả vụ Triều tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, với lập luận rằng tên lửa này thực tế chỉ là một tên lửa tầm trung.

Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ William Perry cho rằng, vụ phóng thử tên lửa liên lục địa vừa qua của Triều Tiên làm thay đổi “mọi tính toán”, thu hẹp các giải pháp của Mỹ trong vấn đề này.

Ông Perry là người từng chủ trương đánh phủ đầu để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, mới đây cựu quan chức quốc phòng của Mỹ đã phải thừa nhận đây là một ý tưởng lạc hậu, bởi hiện tại Triều Tiên đã phát triển được một hệ thống “quá đa dạng”, khiến chiến thuật này bị vô hiệu hóa.

Dẫu vậy, tất cả những điều này không đồng nghĩa với việc vấn đề hạt  nhân Triều Tiên không có cơ hội được giải quyết. Chính phủ Triều Tiên mới đây cũng nhắc lại quan điểm muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ và nước này sẽ ngưng chương trình hạt nhân, nhưng đổi lại Mỹ ngưng tập trận tại khu vực bán đảo Triều Tiên. Đây cũng là một đề nghị mà Trung Quốc đưa ra từ lâu và được Nga ủng hộ.

Cố vấn đặc biệt của chính quyền mới tại Hàn Quốc Moon Ching-in mới đây cũng kêu gọi “một sự mềm dẻo” trong giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Theo đó, nếu như Mỹ và Hàn Quốc giảm bớt khối lượng các cuộc tập trận chung  và ngừng triển khai các loại vũ khí chiến lược, căng thẳng có thể dịu bớt và Triều Tiên sẽ chấm dứt các hành vi khiêu khích. Hội nghị G20 đang diễn sẽ là cơ hội mới nhất để các bên thể hiện thiện chí của mình: Bảo vệ hòa bình phải là mục tiêu khẩn cấp nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?
Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên ngỏ ý muốn gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

Sáng kiến hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có gì đặc biệt?

VOV.VN - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in lần đầu tiên ngỏ ý muốn gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ thử Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vì e ngại Triều Tiên
Mỹ thử Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vì e ngại Triều Tiên

VOV.VN - Theo Reuters, rõ ràng cuộc thử nghiệm THAAD lần này không ít thì nhiều có liên quan đến vụ phóng ICBM ngày 4/7 của Triều Tiên.

Mỹ thử Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vì e ngại Triều Tiên

Mỹ thử Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD vì e ngại Triều Tiên

VOV.VN - Theo Reuters, rõ ràng cuộc thử nghiệm THAAD lần này không ít thì nhiều có liên quan đến vụ phóng ICBM ngày 4/7 của Triều Tiên.

Ảnh: Triều Tiên bắn pháo hoa ăn mừng thử thành công tên lửa đạn đạo
Ảnh: Triều Tiên bắn pháo hoa ăn mừng thử thành công tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Hàng nghìn người tập trung tại quảng trường ở Bình Nhưỡng xem pháo hoa mừng vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Triều Tiên.

Ảnh: Triều Tiên bắn pháo hoa ăn mừng thử thành công tên lửa đạn đạo

Ảnh: Triều Tiên bắn pháo hoa ăn mừng thử thành công tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Hàng nghìn người tập trung tại quảng trường ở Bình Nhưỡng xem pháo hoa mừng vụ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Triều Tiên.

Mỹ chọn ngoại giao hay đối đầu quân sự với Triều Tiên?
Mỹ chọn ngoại giao hay đối đầu quân sự với Triều Tiên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia kỳ cựu của Mỹ, đàm phán, ngoại giao là giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề Triều Tiên đang bế tắc.

Mỹ chọn ngoại giao hay đối đầu quân sự với Triều Tiên?

Mỹ chọn ngoại giao hay đối đầu quân sự với Triều Tiên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia kỳ cựu của Mỹ, đàm phán, ngoại giao là giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề Triều Tiên đang bế tắc.

Vấn đề tên lửa Triều Tiên: Các bên chia rẽ, Mỹ kiên quyết mạnh tay
Vấn đề tên lửa Triều Tiên: Các bên chia rẽ, Mỹ kiên quyết mạnh tay

VOV.VN - Bất chấp những tranh cãi gay gắt giữa Nga và phương Tây về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Mỹ lên tiếng cảnh báo sẽ mạnh tay trừng phạt.

Vấn đề tên lửa Triều Tiên: Các bên chia rẽ, Mỹ kiên quyết mạnh tay

Vấn đề tên lửa Triều Tiên: Các bên chia rẽ, Mỹ kiên quyết mạnh tay

VOV.VN - Bất chấp những tranh cãi gay gắt giữa Nga và phương Tây về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Mỹ lên tiếng cảnh báo sẽ mạnh tay trừng phạt.