Mỹ thúc đẩy nghị quyết Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ đã vạch ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên sau khi nước này thử hạt nhân vào ngày 3/9 vừa qua.

Các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc hôm 7/9 cho biết, Mỹ đã quyết tâm tiến hành một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 11/9 tới để bàn về áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay mới với Triều Tiên.

Tổng thống Doanld Trump (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: New Breakouts.

Động thái của Mỹ diễn ra sau khi Triều Tiên hôm 3/9 được cho là đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6, gây lo ngại đối với cộng đồng quốc tế.

Theo các thông tin được Reuters tiết lộ, bản dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mà Mỹ đã chuẩn bị gồm các đề xuất cấm việc cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên, cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng dệt may và đưa lao động ra nước ngoài làm việc.

Ngoài ra, Mỹ cũng muốn phong tỏa tài sản của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và áp lệnh cấm đi lại với ông Kim. Ngoài tài khoản của cá nhân ông Kim Jong-un bị phong tỏa, các tài khoản, cổ phiếu của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo cũng sẽ bị phong tỏa. Đây là hãng hàng không có các máy bay bay đến các thành phố của Trung Quốc và thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông của Nga.

Để được thông qua, dự thảo này của Mỹ cần nhận được phiếu ủng hộ của cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu một trong 5 quốc gia thành viên thường trực này (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) bỏ phiếu phủ quyết thì dự thảo sẽ không được thông qua.

Vận động trừng phạt Triều Tiên

Hiện chính quyền Mỹ đã tiến hành một nỗ lực vận động quy mô lớn để văn bản nghị quyết trừng phạt Triều Tiên  được phê chuẩn.

Liên quan đến tình hình Triều Tiên, Trung Quốc hôm 7/9 cho rằng, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên có thêm hành động với Triều Tiên.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết: “Gần đây Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chúng tôi hy vọng Triều Tiên sẽ đánh giá đúng tình hình, đưa ra những phán đoán và lựa chọn chính xác, không nên có các hành động tự cô lập, không nên tiếp tục có những thách thức đối với nhận thức chung cũng như "giới hạn đỏ" của cộng đồng quốc tế. Với những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc ủng hộ thêm phản ứng từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".

Bên cạnh việc tán thành Hội đồng Bảo an đưa ra các lệnh trừng phát mới, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng cho rằng, các biện pháp trừng phạt chỉ là một nửa "chìa khoá" giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, một nửa còn lại là dựa vào đàm phán, thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hoà bình là chính xác nhất.

Về phía Nga, Tổng thống Putin chưa thể hiện rõ liệu Nga có ủng hộ nghị quyết do Mỹ soạn thảo nêu trên hay không. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ ba (EEF-3) tại thành phố Vladivostok của Nga, ông Putin bày tỏ chắc chắn, cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, sẽ không tới mức trở thành một cuộc xung đột quy mô lớn, đặc biệt là việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ông Putin cho rằng các bên liên quan đều có đủ nhận thức chung và hiểu biết về trách nhiệm của họ: “Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chỉ nên được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao. Trước hết phải giải tỏa căng thẳng sau đó thiết lập đối thoại giữa các bên liên quan nhằm giải quyết từng bước vấn đề trên bán đảo Triều Tiên”.

Ngoài ra, Tổng thống Putin nhận định Triều Tiên sẽ không chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa do Triều Tiên coi đây là biện pháp duy nhất để phòng vệ. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng Triều Tiên sẽ không chấp nhận đề nghị ngừng các chương trình vũ khí để tránh bị trừng phạt.

Trong phản ứng của mình, Triều Tiên cam kết sẽ triển khai “các biện pháp trả đũa mạnh tay” nhằm đối phó với mọi lệnh trừng phạt mới cũng như sức ép của Mỹ đối với Triều Tiên.

Giới quan sát nhận định nếu được thông qua, nghị quyết mới sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của Triều Tiên, đặc biệt là ngành dệt may, lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ hai sau khoáng sản. Hiện chưa rõ liệu Nga và Trung Quốc, hai trong số 5 nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có ủng hộ việc thông qua dự thảo nghị quyết trên hay không.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin ngày 6/9 tuyên bố nếu Liên Hợp Quốc không áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên liên quan đến các vụ thử hạt nhân của nước này, ông sẵn sàng trình một sắc lệnh hành pháp lên Tổng thống Donald Trump để được thông qua nhằm áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào tiến hành giao thương với Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?
Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

Vì sao lãnh đạo Triều Tiên quyết thử tên lửa đạn đạo đến cùng?

VOV.VN - Hết lần này đến lần khác, bất chấp Mỹ hăm dọa và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt, Triều Tiên vẫn quyết tâm phát triển và thử tên lửa đạn đạo.

Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo về "ngày buồn" với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo về "ngày buồn" với Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Trump cho biết ông chưa muốn dùng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, vì nếu thực hiện, đó sẽ là “ngày buồn” đối với quốc gia châu Á này.

Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo về "ngày buồn" với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo về "ngày buồn" với Triều Tiên

VOV.VN - Tổng thống Trump cho biết ông chưa muốn dùng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, vì nếu thực hiện, đó sẽ là “ngày buồn” đối với quốc gia châu Á này.

Nhật Bản suy tính phương án đánh phủ đầu Triều Tiên
Nhật Bản suy tính phương án đánh phủ đầu Triều Tiên

VOV.VN - Sau khi bị Triều Tiên phóng tên lửa “qua đầu”, Nhật Bản liền bàn thảo về khả năng đánh phủ đầu vào cơ sở tên lửa của Triều Tiên.

Nhật Bản suy tính phương án đánh phủ đầu Triều Tiên

Nhật Bản suy tính phương án đánh phủ đầu Triều Tiên

VOV.VN - Sau khi bị Triều Tiên phóng tên lửa “qua đầu”, Nhật Bản liền bàn thảo về khả năng đánh phủ đầu vào cơ sở tên lửa của Triều Tiên.

Mexico trục xuất Đại sứ Triều Tiên
Mexico trục xuất Đại sứ Triều Tiên

Mexico thông báo trục xuất Đại sứ Triều Tiên tại nước này để phản đối việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân.

Mexico trục xuất Đại sứ Triều Tiên

Mexico trục xuất Đại sứ Triều Tiên

Mexico thông báo trục xuất Đại sứ Triều Tiên tại nước này để phản đối việc Bình Nhưỡng thử hạt nhân.

Đức và Trung Quốc nhất trí cần gia tăng trừng phạt Triều Tiên
Đức và Trung Quốc nhất trí cần gia tăng trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc đã nhất trí cần đẩy mạnh trừng phạt Triều Tiên. Hai lãnh đạo coi vụ thử hạt nhân vừa rồi là mối nguy hiểm lớn.

Đức và Trung Quốc nhất trí cần gia tăng trừng phạt Triều Tiên

Đức và Trung Quốc nhất trí cần gia tăng trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc đã nhất trí cần đẩy mạnh trừng phạt Triều Tiên. Hai lãnh đạo coi vụ thử hạt nhân vừa rồi là mối nguy hiểm lớn.