Mỹ và Triều Tiên cần thêm sự kiên nhẫn

VOV.VN - Mỹ và Triều Tiên cần có thêm thời gian để hiểu nhau nhiều hơn trước khi biến các cơ hội thành cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo.

“Tôi nghĩ rằng nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến vào ngày 12/6 là hai bên không tìm được tiếng nói chung, không tìm được mục tiêu chung. Và sâu xa hơn nữa là do sự khác biệt về mặt lợi ích. Như vậy chúng ta thấy rằng sự việc phức tạp hơn chúng ta nghĩ rất nhiều”, Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh, nhà nghiên cứu vấn đề quốc tế của Học viện Ngoại giao nhận định về sự việc Tổng thống Mỹ đột ngột hủy bỏ cuộc đối thoại, rồi lại cho hay sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác.

Nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao nhận định: “Cuộc gặp có thực hiện được hay không trước hết hai bên phải tìm được tiếng nói chung. Dĩ nhiên các yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng ở đây, hay thái độ thiện chí cũng như cử chỉ hợp tác cũng đóng vai trò quan trọng.

Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh, nhà nghiên cứu vấn đề quốc tế của Học viện Ngoại giao.

Nhưng sâu xa thì sự tương đồng về mặt lợi ích sẽ quyết định. Cả hai nhà lãnh đạo đều đặt ra mục tiêu là họ không muốn đến đó, gặp gỡ và ra về mà không đạt được cái thỏa thuận nào.

Thời gian là không đủ

PV: Như vậy, một cơ hội để thúc đẩy hòa bình tại bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thành hiện thực. Rõ ràng đã có sự hoài nghi sau các diễn biến vừa qua. Liệu cơ hội đối thoại giữa hai bên còn còn nguyên vẹn hay không, thưa ông?

TS Lê Đình Tĩnh: Chúng ta không loại trừ bất cứ khả năng nào, tới lúc này thì tuyên bố chính thức là sẽ hủy bỏ cuộc gặp. Tổng thống Trump cũng để ngỏ khả năng đó (nối lại đối thoại-PV) hôm 25/5. Tất nhiên Triều Tiên cũng đã có phát biểu hết sức kiềm chế ở cấp thứ trưởng Ngoại giao rằng họ vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Mỹ bất cứ lúc nào, ở bất kỳ hình thức nào.

Tôi nghĩ là ứng xử kiềm chế đó cùng với phân tích của chúng ta trước đây về nhu cầu của hai bên đi tìm một giải pháp thúc đẩy hòa bình đối thoại trên bán đảo Triều Tiên là phù hợp. Tất cả các yếu tố đó đủ để chúng ta kết luận rằng cơ hội để gặp gỡ và đối thoại vẫn còn.

Tuy nhiên nếu có một thông báo chính thức của hai bên về việc nhóm họp một lần nữa để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh khác, tôi nghĩ lần này hai bên sẽ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng hơn, đòi hỏi thời gian nhiều hơn.

Ngoài ra chúng ta không thể đòi hỏi một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo có thể giải quyết được mọi vấn đề. Chúng ta biết rằng đàm phán hạt nhân Iran kéo dài hơn 10 năm. Hoặc các cuộc đàm phán ít quan trọng hơn, như đàm phán các hiệp định thương mại có thể kéo dài tới 10 – 15 năm. Như vậy, một cuộc gặp không thể giải quyết được một vấn đề phức tạp như vấn đề Triều Tiên.

Thậm chí không chỉ để giải quyết vấn đề Triều Tiên, để đi tới được một cuộc gặp như vậy phải mất rất nhiều công sức chuẩn bị của các bên. Tôi nghĩ cần sự kiên nhẫn cho những cơ hội như vậy và cho một giải pháp lâu dài hơn cho bán đảo Triều Tiên.

PV: Nhiều người đang đặt ra các kịch bản sau khi thượng đỉnh Mỹ Triều đổ vỡ. Trong đó không loại trừ việc tình hình sẽ quay đầu tồi tệ hơn. Ông có thể phân tích rõ hơn về những xu hướng sắp tới trên bán đảo Triều Tiên?

TS Lê Đình Tĩnh: Tôi nghĩ là sẽ có một vài xu hướng đang tiếp diễn. Thứ nhất là hai bên cố gắng vãn hồi cơ hội đối thoại. Tức là họ vẫn tìm mọi cách để cung cấp thông tin hoặc nâng cao hiểu biết lẫn nhau và cố gắng nối lại cơ hội đàm phán và đối thoại.

Kịch bản thứ hai, tình hình có thể quay về trước năm 2017, tức là không đạt được tiến bộ nào và hai bên vẫn duy trì lập trường quan điểm rất cách xa nhau.

Tình huống thứ ba là hai bên duy trì tình hình như hiện này, không có biện pháp nào khiêu khích thêm. Nhưng cũng có những biện pháp cứng rắn để đẩy cao lập trường của mình, đẩy cao yêu cầu của mình để tạo thế trong trường hợp có một cuộc đàm phán. Ví dụ như Mỹ họ có thể duy trì các biện pháp cấm vận Triều Tiên, thậm chí còn siết hơn nữa trong nếu phía Triều Tiên có hành động khiêu khích. Kịch bản xấu nhất, theo tôi là kịch bản sử dụng quân sự.

Tôi nghĩ kịch bản này ít có khả năng xảy ra, và nếu xảy ra có thể gây tác hại rất khôn lường. Khả năng này ít xảy ra nhưng không thể loại trừ. Trong 4 xu hướng tôi nghĩ hai bên cố gắng duy trì tình hình như hiện nay, và cố gắng không khiêu khích thêm.

Hàn thất vọng, Nhật chờ đợi

PV: Mối quan hệ liên Triều vốn đang có đà chuyển động tích cực thời gian qua liệu có bị ảnh hưởng sau sự cố đình hoãn này hay không? Các trục quan hệ ở Đông Bắc Á như Mỹ - Trung, Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật sẽ ra sao sau sự kiện này?

TS Lê Đình Tĩnh: Nếu cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên không xảy ra, tôi nghĩ Hàn Quốc có thể là bên thất vọng nhất. Bởi suốt thời gian qua, Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Moon Jae In đã nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy hòa bình hòa giải trên bán đảo Triều Tiên và hợp tác liên Triều. Họ cũng đã tích cực trong việc thúc đẩy Mỹ, một nhân tố rất quan trọng ở đây để chuyển dịch tình hình theo hướng tích cực hơn, hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên và đi vào hòa hoãn hòa giải.

Nếu kịch bản đổ vỡ xảy ra, chắc chắn Hàn Quốc sẽ thất vọng nhất ở đây. Nhưng tôi cũng cho rằng Hàn Quốc biết cách giới hạn những kỳ vọng của mình bởi họ hiểu đây không phải là vấn đề đơn giản, sức ép các bên với họ là rất lớn.

Về quan hệ Mỹ - Trung, tôi dự báo nó sẽ có những diễn biến căng thẳng hơn. Nếu vấn đề Triều Tiên không thể giải quyết thì Mỹ sẽ yêu cầu Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong câu chuyện này, theo hướng mà Mỹ muốn như cách Mỹ đã tiếp cận trước khi xuất hiện cơ hội đối thoại trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Cũng có người nói rằng Nhật Bản là nước đạt được điều mà họ mong muốn hơn cả trong tình huống là Mỹ - Triều hoãn cuộc đối thoại lần này. Không phải vì họ không ủng hộ cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên.

Nhưng họ muốn kéo dài hơn một chút về mặt thời gian để thông qua đó, họ có thể thể hiện vai trò của họ nhiều hơn, chuyển tại được thông điệp của họ rõ hơn và vận động các bên để lồng ghép các lợi ích của Nhật Bản một cách hiệu quả hơn. Đây là những phỏng đoán dựa trên các cơ sở lợi ích bấy lâu nay trên bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng không loại trừ những bước ngoặt hết sức bất ngờ.

Xin cảm ơn TS Lê Đình Tĩnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Hàn Quốc nêu quan điểm về cuộc gặp Mỹ-Triều bị hủy bỏ
Người dân Hàn Quốc nêu quan điểm về cuộc gặp Mỹ-Triều bị hủy bỏ

VOV.VN - Không ít ý kiến đã kêu gọi Tổng thống Mỹ thay đổi quyết định và nối lại cuộc đàm phán được xem là lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. 

Người dân Hàn Quốc nêu quan điểm về cuộc gặp Mỹ-Triều bị hủy bỏ

Người dân Hàn Quốc nêu quan điểm về cuộc gặp Mỹ-Triều bị hủy bỏ

VOV.VN - Không ít ý kiến đã kêu gọi Tổng thống Mỹ thay đổi quyết định và nối lại cuộc đàm phán được xem là lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. 

Tổng thống Trump: Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn có thể diễn ra theo dự kiến
Tổng thống Trump: Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn có thể diễn ra theo dự kiến

VOV.VN -Tổng thống Mỹ bất ngờ thông báo với báo giới rằng cuộc gặp giữa ông và chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vẫn có thể diễn ra vào ngày 12/6 theo dự kiến.

Tổng thống Trump: Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn có thể diễn ra theo dự kiến

Tổng thống Trump: Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn có thể diễn ra theo dự kiến

VOV.VN -Tổng thống Mỹ bất ngờ thông báo với báo giới rằng cuộc gặp giữa ông và chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vẫn có thể diễn ra vào ngày 12/6 theo dự kiến.

Quyết định của Tổng thống Trump đẩy Mỹ-Triều tới vòng xoáy nguy hiểm
Quyết định của Tổng thống Trump đẩy Mỹ-Triều tới vòng xoáy nguy hiểm

VOV.VN - Theo giới quan sát, quyết định của ông Trump hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể đẩy quan hệ hai bên vào vòng xoáy nguy hiểm.

Quyết định của Tổng thống Trump đẩy Mỹ-Triều tới vòng xoáy nguy hiểm

Quyết định của Tổng thống Trump đẩy Mỹ-Triều tới vòng xoáy nguy hiểm

VOV.VN - Theo giới quan sát, quyết định của ông Trump hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể đẩy quan hệ hai bên vào vòng xoáy nguy hiểm.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể vẫn diễn ra ngày 12/6 tại Singapore
Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể vẫn diễn ra ngày 12/6 tại Singapore

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng thượng đỉnh vẫn diễn ra dù trước đó 1 ngày chính ông đã tuyên bố hủy

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể vẫn diễn ra ngày 12/6 tại Singapore

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể vẫn diễn ra ngày 12/6 tại Singapore

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng thượng đỉnh vẫn diễn ra dù trước đó 1 ngày chính ông đã tuyên bố hủy