Liên tiếp xảy ra thảm án: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề”?

VOV.VN - Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đạo đức xã hội đang có “vấn đề” là từ gia đình.

Chỉ trong một thời gian ngắn lại liên tiếp xảy ra những vụ thảm án tại Nghệ An, Bình Phước, Quảng Trị, Yên Bái…gây rúng động dư luận. Sau cảm giác bàng hoàng, phẫn nộ, xót xa thì không ít người đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Những giải pháp đặt ra để ngăn ngừa tội phạm đã có tác động như thế nào? Phải làm gì để tìm ra gốc rễ, căn nguyên gây nên tội ác?

Phóng viên VOV đã trao đổi với Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ Công an) về vấn đề này trong chương trình “Theo dòng thời sự”, phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1 của Đài TNVN.

Sau đây là nội dung chương trình:

Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Ảnh: Kim Anh)

PV: Liên tiếp những vụ thảm sát xảy ra gần đây khiến nhiều người cho rằng nền tảng đạo đức đang đi xuống. Ông bình luận gì về ý kiến này?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Đạo đức là một phạm trù rất cơ bản trong đời sống xã hội cũng như mỗi gia đình, bản thân mỗi người. Dù cuộc sống có thay đổi đến đâu thì đạo đức vẫn là một nền tảng rất quan trọng, và khi đạo đức được tôn trọng, được củng cố thì trật tự xã hội, sự bình yên cuộc sống sẽ được đảm bảo.

Ngược lại, khi đạo đức xuống cấp, thay đổi thì sẽ có rất nhiều điều bị lệch chuẩn, nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây nên những bất ổn trong cuộc sống không chỉ trong xã hội và ngay cả bản thân mỗi người.

PV: Liệu có phải chất lượng cuộc sống ngày một nâng lên, nhưng giá trị đạo đức đã không được đề cao không, thưa ông?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Đúng là trong những năm gần đây, đời sống vật chất của nhân dân đã tăng cao, có nhiều điều được cải thiện nhưng nhìn vào thực tế cũng có điều đáng tiếc là đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội cũng như các cơ quan, trong cán bộ, công chức nói chung đang có những biểu hiện rất đáng lo ngại.

Điều này làm cho không khí xã hội trở nên khá nặng nề. Nó cũng là lực cản đối với sự phát triển, đồng thời gây ra rất nhiều điều phiền muộn, phức tạp, thậm chí, gây ra những hậu quả rất nặng nề.

PV: Từ những vụ thảm án gần đây và những gì đang diễn ra trong cuộc sống, nhiều người đặt câu hỏi tại sao người ta dễ nổi nóng, dễ mất kiểm soát hành vi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ. Ở góc độ tâm lý tội phạm, ông cắt nghĩa điều này như thế nào?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Trong những năm qua, khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường, bên cạnh những phát triển, những thành tựu thì thấy rằng có nhiều sức ép tác động đến cuộc sống con người. Đó là sức ép việc làm, sức ép về giá trị đồng tiền, bên cạnh đó có những tác động về mặt xã hội như sự tranh đoạt, chèn ép, mâu thuẫn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống đã tác động lên mỗi con người. Vì vậy, khi xảy ra những xung đột, mâu thuẫn, thường thì người ta không làm chủ được. Mâu thuẫn đó tích tụ lâu dần được bật ra trở thành hành vi. Nhiều khi những mâu thuẫn rất nhỏ đã dẫn đến hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Qua nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm cho thấy, tỷ lệ người phạm tội do nguyên nhân xã hội, tức là những người không phải đối tượng hình sự, không phải lưu manh chuyên nghiệp mà là những người bình thường, trong một ngày nào đó bỗng trở thành tội phạm chiếm tỷ lệ áp đảo (khoảng 73-75%). Số người bị bắt tạm giam, bị kết án là những người lao động, chưa có tiền án, tiền sự, nhiều khi chỉ vì cái nhìn, một câu hỏi, hay chỉ vì một tranh chấp rất nhỏ cũng có thể xảy ra một vụ thảm án. Đó là một hiện tượng xã hội cần hết sức lưu ý.

Nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy, trong 100 vụ giết người thì có tới 93-95% những người bị giết là do những mâu thuẫn bộc phát trong cuộc sống chứ không phải là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp gây ra. Đáng tiếc là trong 72% số người phạm tội bị bắt giam đều nằm trong độ tuổi lao động. Đây là một thiệt hại rất lớn cho gia đình, xã hội.

Một vấn đề nữa là sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu – nghèo hiện nay đang rất gay gắt. Chính điều đó cũng là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý, nhận thức, hành vi của con người. Thêm nữa, kỹ năng sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay còn nhiều hạn chế. Họ không làm chủ được hành vi của mình nên khi gặp tình huống bất lợi thường không có kỹ năng phản ứng mà sử dụng bản năng, theo sự thúc đẩy từ nội tâm bên trong bằng những yêu cầu tự thân hơn là sự chi phối của nhận thức. Đó cũng là hạn chế mà nhà trường, gia đình phải chú ý giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho các em.

Tôi cho rằng việc học hành của các em hiện nay rất nặng nề, nhiều khi chúng ta không chú trọng về giáo dục đạo đức nhiều hơn là chạy theo thành tích học tập. Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý là ảnh hưởng của mạng xã hội, truyền thông, internet tác động đến tâm lý, đặc biệt là giới trẻ. Khi các em đang ở độ tuổi chưa ổn định về nhân cách, đang thích khám phá, thích thể hiện mình, thích chạy theo giá trị ảo thì khi vào hoàn cảnh bất lợi, các em thường hành động theo bản năng.

Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn trả lời phỏng vấn tại phòng thu của VOV

PV: Hai vụ thảm án nằm ở miền núi Nghệ An và Yên Bái cũng khiến cho chúng ta phải suy ngẫm về hành vi ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng. Phải chăng chúng ta đang thiếu đi những hoạt động thực chất, có ý nghĩa gắn kết cộng đồng với nhau, thưa ông?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Ở những làng quê trước đây có những vùng rất thuần khiết, yên tĩnh, nhưng khi bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập thị trường thì ở nhiều vùng quê hiện nay đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tội phạm, tình làng nghĩa xóm cũng không còn gắn kết như trước. Khi bị nhiều áp lực chi phối người ta sẽ thay đổi hành vi.

Một số người ở nông thôn hiện nay thiếu việc làm, năng suất lao động thấp nên bỏ ra thành phố, khu đào đãi vàng, khoáng sản trái phép… họ thoát ra khỏi sự ràng buộc về gia đình, dòng tộc, đạo đức, quan hệ lối xóm, thiết chế làng xã để đến một nơi hoàn toàn mới, ở đó họ được tự do hành động và không bị kiểm soát hoặc kiểm soát rất lỏng lẻo. Ở môi trường đó có nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn tác động vào con người, và khi trở về làng xã họ lại gây ra những hành vi. Chính môi trường sống đó làm cho đạo đức, mối quan hệ làng xã trở nên suy giảm.

PV: Đạo đức xã hội đang có “vấn đề” được chỉ ra rất rõ, trong đó nói rằng giới trẻ đang bị đầu độc bởi quá nhiều thứ văn hóa giải trí nghe, nhìn, có nội dung kích động bạo lực từ game, truyền hình, internet…Vậy công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này chúng ta phải giải thích như thế nào, thưa ông?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Nói đến công tác quản lý nhà nước thì phải nói đến công tác hoạch định chính sách. Chính sách của chúng ta rất đúng đắn, tuy nhiên, chính sách có đi vào cuộc sống hay không lại là vấn đề khác. Do việc hoạch định chính sách và việc triển khai chính sách vào cuộc sống hiện nay còn khoảng cách lớn, đặc biệt là ở cơ sở; năng lực của cán bộ cũng như biện pháp thực hiện còn khoảng trống rất xa, làm cho hiệu lực của chính sách đó không cao.

Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng đạo đức xã hội đang có “vấn đề” là nguyên nhân từ gia đình. Qua khảo sát của chúng tôi, phần lớn thanh thiếu niên phạm tội chiếm tỷ lệ áp đảo, đó là những người được sinh ra, lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều điều bất ổn. Đó là những gia đình xung đột, bất ổn, li tán, mâu thuẫn, có cha mẹ làm ăn trái phép, sa vào tệ nạn xã hội, thậm chí, phạm tội hoặc thiếu gương mẫu trong việc chấp hành quy định của làng xã, nơi sinh sống… Có những gia đình quá chiều chuộng con cái dẫn đến không thể kiểm soát được hoặc có những hành vi giáo dục không phù hợp như bạo lực, đánh đập gây tổn thương cho các em. Từ đó, những đứa trẻ đó khi ra xã hội gây ra những hành vi nguy hiểm.

PV: Theo ông, chính quyền, phường, xã, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần có những điều kiện gì để phát huy vai trò gần dân, sát dân, xây dựng mối quan hệ cộng đồng gắn kết?

Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Hành chính của chúng ta là hành chính của dân, do dân, vì dân, vì vậy, muốn trở thành hoạt động tốt trong đời sống xã hội thì các cấp chính quyền, nhất là cơ sở hãy vì dân thực sự, chứ đừng vì dân trên khẩu hiệu. Cần phải cải cách hành chính từ thái độ, đạo đức của người thi hành công vụ và phải có cơ chế kiểm soát, đừng để câu “của dân, do dân, vì dân” trở thành câu khẩu hiệu sáo rỗng. Mỗi người cán bộ, công chức hãy gần dân nhất, đó là hình ảnh đẹp nhất để nâng cao giá trị đạo đức cuộc sống.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân kể lại phút đối mặt nghi can vụ thảm sát tại Yên Bái
Người dân kể lại phút đối mặt nghi can vụ thảm sát tại Yên Bái

VOV.VN -Cùng tham gia đoàn truy tìm dấu vết nghi phạm vụ thảm sát, ông Hà Văn Liên (Yên Bái) là người đầu tiên phát hiện Hùng và Hương bỏ trốn...

Người dân kể lại phút đối mặt nghi can vụ thảm sát tại Yên Bái

Người dân kể lại phút đối mặt nghi can vụ thảm sát tại Yên Bái

VOV.VN -Cùng tham gia đoàn truy tìm dấu vết nghi phạm vụ thảm sát, ông Hà Văn Liên (Yên Bái) là người đầu tiên phát hiện Hùng và Hương bỏ trốn...

Từ thảm sát ở Yên Bái:'Giải mã' nghi phạm trẻ giết dã man nhiều người
Từ thảm sát ở Yên Bái:'Giải mã' nghi phạm trẻ giết dã man nhiều người

VOV.VN - Theo chuyên gia tâm lý, từ những vụ thảm sát ở Yên Bái hay ở Bình Phước báo động sự rối loạn nghiêm trọng về mặt nhân cách trong bộ phận giới trẻ.

Từ thảm sát ở Yên Bái:'Giải mã' nghi phạm trẻ giết dã man nhiều người

Từ thảm sát ở Yên Bái:'Giải mã' nghi phạm trẻ giết dã man nhiều người

VOV.VN - Theo chuyên gia tâm lý, từ những vụ thảm sát ở Yên Bái hay ở Bình Phước báo động sự rối loạn nghiêm trọng về mặt nhân cách trong bộ phận giới trẻ.

Tin nóng trong ngày: Đã tìm được con dao trong vụ thảm sát ở Yên Bái
Tin nóng trong ngày: Đã tìm được con dao trong vụ thảm sát ở Yên Bái

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã tìm thấy con dao gây án của nghi phạm trong vụ thảm sát ở Yên Bái cách hiện trường khoảng hơn 3km.

Tin nóng trong ngày: Đã tìm được con dao trong vụ thảm sát ở Yên Bái

Tin nóng trong ngày: Đã tìm được con dao trong vụ thảm sát ở Yên Bái

VOV.VN - Lực lượng chức năng đã tìm thấy con dao gây án của nghi phạm trong vụ thảm sát ở Yên Bái cách hiện trường khoảng hơn 3km.

Rùng mình lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái
Rùng mình lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Ngay sau khi bị bắt, nghi phạm lạnh lùng khai nhận đã gây ra cuộc thảm sát 4 người ở Yên Bái. Hắn còn dọa người tình nếu báo công an là sẽ giết luôn

Rùng mình lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Rùng mình lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Ngay sau khi bị bắt, nghi phạm lạnh lùng khai nhận đã gây ra cuộc thảm sát 4 người ở Yên Bái. Hắn còn dọa người tình nếu báo công an là sẽ giết luôn

Thảm sát 4 người ở Yên Bái: Công an thả tự do Nguyễn Thị Hán
Thảm sát 4 người ở Yên Bái: Công an thả tự do Nguyễn Thị Hán

VOV.VN -Nguyễn Thị Hán, người bị tạm giữ với Đặng Văn Hùng, kẻ gây ra vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái được thả vì không liên quan đến vụ án. 

Thảm sát 4 người ở Yên Bái: Công an thả tự do Nguyễn Thị Hán

Thảm sát 4 người ở Yên Bái: Công an thả tự do Nguyễn Thị Hán

VOV.VN -Nguyễn Thị Hán, người bị tạm giữ với Đặng Văn Hùng, kẻ gây ra vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái được thả vì không liên quan đến vụ án. 

Lạnh người lời khai của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái
Lạnh người lời khai của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN -Sau khi chém chết 3 người, "thấy cháu Tuyền, con trai anh Long đang đứng trên giường, tôi tiện tay chém chết cháu bé luôn".

Lạnh người lời khai của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Lạnh người lời khai của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN -Sau khi chém chết 3 người, "thấy cháu Tuyền, con trai anh Long đang đứng trên giường, tôi tiện tay chém chết cháu bé luôn".

Lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái
Lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN - Nghi phạm Đặng Văn Hùng khai nhận chính y là kẻ đã gây ra vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái do mâu thuẫn tranh chấp nương rẫy.

Lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Lời khai ban đầu của nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN - Nghi phạm Đặng Văn Hùng khai nhận chính y là kẻ đã gây ra vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái do mâu thuẫn tranh chấp nương rẫy.

Họp báo vụ bắt nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái
Họp báo vụ bắt nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN - Sau khi bắt được nghi phạm Đặng Văn Hùng, kẻ gây ra vụ thảm sát 4 người ngày 12/8 vừa qua, tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo công bố thông tin về vụ trọng án này.

Họp báo vụ bắt nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

Họp báo vụ bắt nghi phạm thảm sát 4 người ở Yên Bái

VOV.VN - Sau khi bắt được nghi phạm Đặng Văn Hùng, kẻ gây ra vụ thảm sát 4 người ngày 12/8 vừa qua, tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo công bố thông tin về vụ trọng án này.

Thảm sát ở Bình Phước: Tại sao bị can thứ 3 không tố Nguyễn Hải Dương?
Thảm sát ở Bình Phước: Tại sao bị can thứ 3 không tố Nguyễn Hải Dương?

Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, bị can thứ 3 khai biết trước kế hoạch cướp giết của Nguyễn Hải Dương nhưng không dám tố giác vì sợ bị trả thù

Thảm sát ở Bình Phước: Tại sao bị can thứ 3 không tố Nguyễn Hải Dương?

Thảm sát ở Bình Phước: Tại sao bị can thứ 3 không tố Nguyễn Hải Dương?

Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, bị can thứ 3 khai biết trước kế hoạch cướp giết của Nguyễn Hải Dương nhưng không dám tố giác vì sợ bị trả thù