Nghị sỹ châu Âu kêu gọi đình chỉ đàm phán để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU

VOV.VN - Hàng loạt nghị sỹ đứng đầu của Nghị viện châu Âu ngày 22/11 kêu gọi đình chỉ các cuộc đàm phán để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã nhiều lần cảnh báo rằng châu Âu sẽ phải chịu hậu quả của việc dừng đàm phán và nước này có thể sẽ gia nhập những liên minh an ninh với Nga hay Trung Quốc.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập EU đang vấp phải sự phản đối của rất nhiều nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu. Ảnh minh họa: AP

Đây không phải là lần đầu tiên giới chức châu Âu lên tiếng chỉ trích và đề xuất hành động phản đối chiến dịch thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi có tới hơn 110.000 người, từ binh sỹ, thẩm phán, lãnh đạo người Kurd đến các học giả, nhà báo bị cách chức, đuổi việc vì cáo buộc liên quan tới cuộc đảo chính hồi tháng 7.

Châu Âu không thể chấp nhận được việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ khoảng 36.000 người và đóng cửa hàng loạt cơ quan truyền thông, báo chí sau cuộc đảo chính đó.

Từ chỗ ca ngợi hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ và cam kết thúc đẩy đàm phán gia nhập cho nước này khi đạt được thỏa thuận ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp hồi tháng 3 năm nay, giới chức châu Âu giờ đây chỉ trích nặng nề cách hành xử của chính quyền Tổng thống Erdogan.

Nghị sỹ đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu Manfred Weber, lãnh đạo phe phái lớn nhất trong Nghị viện châu Âu hôm qua đã kêu gọi đình chỉ đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nêu rõ Weber: “Tôi ủng hộ việc hành động khôn ngoan và cẩn trọng trong bối cảnh quan hệ của châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ đang trục trặc. Điều đó có nghĩa là phải gửi một tín hiệu về ý định đình chỉ đàm phán hiện nay.

Nhưng chúng tôi cũng sẽ không đổ xô đi tìm những hình phạt nặng nề hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ mà sẽ hành động khôn ngoan, như là việc vừa gửi thông điệp đình chỉ đàm phán, vừa tiếp tục nỗ lực tiếp tục đối thoại để vẫn giữ Thổ Nhĩ Kỳ ở bên cạnh Liên minh châu Âu”.

Lãnh đạo nhóm Đảng Xã hội, nhóm lớn thứ hai trong Nghị viện châu Âu Gianni Pitella cũng tán đồng quan điểm này. Ông Pitella cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời của Tổng thống Erdogan đang “ngày càng hướng tới một chế độ độc tài”.

Lãnh đạo nhóm Đảng Xã hội của Nghị viện châu Âu kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ duy trì trật tự luật pháp, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là điều kiện chủ chốt để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu.

“Thông điệp chính trị gửi tới ông Erdogan là nền dân chủ, quy định pháp luật, tự do báo chí và quyền của người thiểu số không thể đưa ra đàm phán được nếu nước này muốn trở thành một phần của Liên minh châu Âu. Chúng tôi muốn níu giữ Thổ Nhĩ Kỳ ở lại với châu Âu.

Cánh cửa đối thoại vẫn mở với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mở nhưng cánh cửa để nước này trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu thì đang dần khép lại, ít nhất là đến chừng nào Thổ Nhĩ Kỳ còn không tôn trọng triệt để nền dân chủ và quy định pháp luật”, ông Piletta nói.

Những tuyên bố này cho thấy giới chức châu Âu vẫn thực sự lo ngại về cảnh báo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rằng chính họ sẽ phải chịu hậu quả khi quan hệ đôi bên đổ vỡ.

Bởi không còn tấm lá chắn trước làn sóng người nhập cư vẫn ồ ạt cập bến Nam Âu, các nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ phải khốn đốn vì cuộc khủng hoảng người tị nạn từng được cho là tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Áo và Luxemburg là 2 nước đi đầu kêu gọi ngừng đàm phán cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối này trong khi Đức, Pháp và phần lớn các nước Liên minh châu Âu khác đến nay vẫn tiếp tục ủng hộ việc duy trì đối thoại và đàm phán vì lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút khỏi thỏa thuận ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp. Mặc dù vậy, tất cả đều nhấn mạnh rằng tiến trình này sẽ ngay lập tức chấm dứt nếu Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục án tử hình.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan luôn cho rằng, châu Âu thiếu sự cảm thông với Chính phủ nước này trước tình hình nghiêm trọng sau cuộc đảo chính thất bại.

Trong động thái thể hiện rằng Thổ Nhĩ Kỳ không quỵ lụy trước Liên minh châu Âu, Tổng thống Erdogan tuyên bố có thể đưa đàm phán gia nhập liên minh này ra trưng cầu ý dân vào năm sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn nắm quyền tới năm 2029
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn nắm quyền tới năm 2029

Chính trị gia Erdogan được cho là đang muốn thâu tóm quyền lực và gia tăng quyền lực cho vị trí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn nắm quyền tới năm 2029

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn nắm quyền tới năm 2029

Chính trị gia Erdogan được cho là đang muốn thâu tóm quyền lực và gia tăng quyền lực cho vị trí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ sa thải thêm 15.000 người sau đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải thêm 15.000 người sau đảo chính

VOV.VN - Tính đến nay đã có hơn 110.000 người bị sa thải ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7.

Thổ Nhĩ Kỳ sa thải thêm 15.000 người sau đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ sa thải thêm 15.000 người sau đảo chính

VOV.VN - Tính đến nay đã có hơn 110.000 người bị sa thải ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 73 viện sĩ liên quan đến đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 73 viện sĩ liên quan đến đảo chính

VOV.VN - Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/11 bắt giữ 73 viện sĩ trường Đại học kỹ thuật Yildiz, Istabul trong cuộc truy quét liên quan đến cuộc đảo chính 15/7.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 73 viện sĩ liên quan đến đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 73 viện sĩ liên quan đến đảo chính

VOV.VN - Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/11 bắt giữ 73 viện sĩ trường Đại học kỹ thuật Yildiz, Istabul trong cuộc truy quét liên quan đến cuộc đảo chính 15/7.

Nhiều sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ xin cơ chế tị nạn tại NATO
Nhiều sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ xin cơ chế tị nạn tại NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg hôm 18/11 cho biết, một số sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin cơ chế tị nạn tại các nước thành viên của NATO.

Nhiều sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ xin cơ chế tị nạn tại NATO

Nhiều sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ xin cơ chế tị nạn tại NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg hôm 18/11 cho biết, một số sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin cơ chế tị nạn tại các nước thành viên của NATO.