Ông Putin: Vụ thử tên lửa của Mỹ gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin hôm 21/8 cảnh báo, vụ thử nghiệm tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF mới đây của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, điều này cho thấy Washington từ lâu đã không quan tâm đến Hiệp ước này.“Mỹ thử tên lửa quá nhanh, không lâu sau khi họ tuyên bố rời khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Vì thế, chúng tôi có nhiều lý do để tin rằng quá trình biến một tên lửa phóng từ trên biển thành tên lửa phóng từ mặt đất đã bắt đầu từ lâu trước khi Mỹ tìm lý do để rút khỏi hiệp ước (INF)”, ông Putin nhận định.

Tổng thống Putin. Ảnh: Sputnik.

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận, tên lửa được thử nghiệm hôm 19/8 vừa qua là phiên bản sửa đổi của tên lửa hành trình phóng từ trên biển Tomahawk, thường được trang bị cho các tàu chiến và tàu ngầm. Vụ phóng này diễn ra khoảng 2 tuần sau khi Hiệp ước INF hết hiệu lực vào ngày 1/8. Tên lửa đã tiêu diệt thành công mục tiêu cách xa hơn 500km, trong khi đó trong khi hiệp ước INF cấm tất cả tên lửa phóng từ mặt đất với tầm phóng từ 500 - 5.500 km.

Cho rằng vụ thử nghiệm làm leo thang tình hình bất ổn an ninh trên thế giới, Tổng thống Putin cảnh báo Châu Âu rằng Washington có lẽ đã không thông báo cho các đồng minh của nước này về phần mềm mà họ có kế hoạch sử dụng cho tên lửa. “Tôi lo ngại rằng tên lửa Mỹ do thử nghiệm gần đây có thể được phóng từ các địa điểm ở Romania và sẽ nhanh chóng có kế hoạch triển khai ở Ba Lan. Điều đó chỉ cần một sự thay đổi trong phần mềm”, ông Putin cho biết.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, điều này đã tạo ra “mối nguy hiểm” rõ ràng đối với Nga. Để đối phó với thách thức đó, Moscow sẽ phải thực hiện “biện pháp đáp trả”, trong đó có việc phát triển các tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, Điện Kremlin sẽ không phải là bên đầu tiên triên khai những vũ khí đó gần Châu Âu hoặc bất cứ nơi nào khác nếu Mỹ không làm điều đó trước.

Mỹ đã công bố quyết định rút khỏi INF vào tháng 2/2019 sau khi cáo buộc Nga phát triển hệ thống tên lửa vi phạm Hiệp ước này. Nga đã từ chối cáo buộc của Mỹ, thậm chí đề nghị tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát mang tính quốc tế. Moscow cho rằng, Washington đang tìm cớ để từ bỏ Hiệp ước từng được đánh giá làm bước ngoặt trong giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ thử tên lửa sau INF-“Phát súng khởi đầu” cho cuộc chạy đua vũ trang
Mỹ thử tên lửa sau INF-“Phát súng khởi đầu” cho cuộc chạy đua vũ trang

VOV.VN - Việc Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất được cho là phát súng đầu tiên “khơi mào” một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến cả thế giới lo ngại.

Mỹ thử tên lửa sau INF-“Phát súng khởi đầu” cho cuộc chạy đua vũ trang

Mỹ thử tên lửa sau INF-“Phát súng khởi đầu” cho cuộc chạy đua vũ trang

VOV.VN - Việc Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất được cho là phát súng đầu tiên “khơi mào” một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến cả thế giới lo ngại.

Triều Tiên thử tên lửa: Bóp nghẹt đàm phán hay chiến thuật ngoại giao?
Triều Tiên thử tên lửa: Bóp nghẹt đàm phán hay chiến thuật ngoại giao?

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên giống như chiến thuật “ném đá dò đường” trước khi nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ.

Triều Tiên thử tên lửa: Bóp nghẹt đàm phán hay chiến thuật ngoại giao?

Triều Tiên thử tên lửa: Bóp nghẹt đàm phán hay chiến thuật ngoại giao?

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên giống như chiến thuật “ném đá dò đường” trước khi nối lại đàm phán hạt nhân với Mỹ.

Triều Tiên: Vụ thử tên lửa của Mỹ là động thái quân sự nguy hiểm
Triều Tiên: Vụ thử tên lửa của Mỹ là động thái quân sự nguy hiểm

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết nước này vẫn không thay đổi lập trường là giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại và đàm phán.

Triều Tiên: Vụ thử tên lửa của Mỹ là động thái quân sự nguy hiểm

Triều Tiên: Vụ thử tên lửa của Mỹ là động thái quân sự nguy hiểm

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết nước này vẫn không thay đổi lập trường là giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại và đàm phán.