Phán quyết PCA- bước tiến của Luật quốc tế giải quyết tranh chấp biển

VOV.VN -Tiến sĩ Lê Mai Thanh: Phán quyết của PCA là bước tiến trong hoàn thiện pháp luật quốc tế giải quyết các yêu sách tranh chấp biển.

Toà Trọng tài quốc tế La Hay hôm 12/7 đã đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Đây là phán quyết mang tính pháp lý đầu tiên của Toà trọng tài quốc tế đối với các yêu sách tranh chấp ở Biển Đông. Phán quyết của Toà trọng tài quốc tế là một căn cứ pháp lý quan trọng để các bên liên quan cũng như cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về các điều khoản còn mơ hồ trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), đồng thời là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các yêu sách tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.

Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với tiến sĩ Luật Lê Mai Thanh, chuyên gia nghiên cứu Luật quốc tế, Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật về nội dung này.

Tiến sĩ Luật Lê Mai Thanh, chuyên gia nghiên cứu Luật quốc tế, Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 

Phóng viênDưới góc độ là một nhà nghiên cứu luật quốc tế, bà đánh giá như thế nào về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông của Philipines đối với Trung Quốc cũng như là ý nghĩa của phán quyết này đối với các yêu sách tranh chấp ở Biển Đông?

Tiến sĩ Lê Mai Thanh: Trước tiên tôi rất hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài La Hay về vụ kiện Biển Đông của Philippines trên cơ sở nội dung 15 điểm. Sau hơn 3 năm tức là từ thời điểm tháng 1/2013 Tòa tiếp nhận vụ kiện cho đến xác nhận thẩm quyền vào tháng 10/2015 cho đến khi ra phán quyết vào 12/7/2016, với quá trình làm việc hết sức cẩn trọng của Tòa như vậy, phán quyết này có ý nghĩa rất quan trọng. Ý nghĩa đầu tiên là liên quan đến thẩm quyền. Thẩm quyền ở đây không chỉ là thẩm quyền chung của Tòa trọng tài thường trực theo phụ lục VII của UNCLOS mà  còn xác định rõ thẩm quyền đối với từng nội dung trong 15 yêu cầu của Philipines. 

Đây là phán quyết của một thiết chế quốc tế có thẩm quyền đầu tiên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông; thực ra là các yêu sách tranh chấp và tranh chấp liên quan đến cách hiểu và giải thích Công ước Luật Biển - UNCLOS 1982 mà Philippines và Trung Quốc đều là thành viên. Bên cạnh đó, ở khu vực Biển Đông, nhiều nước khác cũng là thành viên của Công ước Luật Biển - UNCLOS và cũng phải đối mặt với những yêu sách của Trung Quốc  -  một nước lớn trong khu vực.

Cho nên, với phán quyết này nó tạo ra cách hiểu chung về những điều khoản còn chưa cụ thể, chưa rõ của Công ước Luật Biển 1982. Nó cũng  kết luận về tính hợp pháp của tuyên bố đưa ra từ một nước lớn có ảnh hưởng tác động đến toàn bộ lợi ích và quyền lợi của các nước liên quan trong khu vực về đường lưỡi bò bao trọn Biển Đông cũng như những đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phán quyết còn luận giải và đưa ra kết luận về các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa.

Một khi các điểu khoản chưa rõ được giải thích rõ thì đấy là những căn cứ pháp lý sau này có thể áp dụng vào các vụ việc khác tương tự và hơn thế nữa để từ đấy các bên điều chỉnh hành vi của mình.

Phóng viên: Chắc bà cũng có những nghiên cứu sơ bộ về những nội dung đưa ra trong phán quyết. Vậy thì theo bà, trong số các điểm trong phán quyết của Tòa trọng tài, điểm nào bà cho là đáng chú ý nhất ?

Tiến sĩ Lê Mai Thanh: Dưới góc độ của một nhà chuyên môn thì tất cả mọi điểm, mọi chi tiết, từng từ, từng chữ, từng dấu trong đó đều hết sức quan trọng. Hơn 3 năm nghiên cứu hồ sơ, trên cơ sở những chứng cứ lập luận của các bên, chủ yếu của Philipppines. Tòa đã có một phán quyết tầm 500 trang. Đó là những dữ liệu vô cùng quý giá và cũng không thể nói nội dung nào quan trọng hơn.

Phóng viên: Cũng dưới góc độ là một nhà nghiên cứu luật, bà đánh giá như thế nào về tác động của phán quyết này đối với quyền và lợi ích của Việt Nam?

Tiến sĩ Lê Mai Thanh:  Liên quan đến Việt Nam thì tôi cũng phải nói rõ trong tuyên bố mà chúng ta đệ trình lên Tòa trọng tài tháng 12/2014 thì Việt Nam là một bên liên quan chứ không phải là một trong các bên tham gia tranh chấp. Như vậy là địa vị pháp lý của chúng ta cũng giống như Malaysia hay Indonesia.

Với tuyên bố chúng ta đệ trình, thứ nhất là chúng ta thừa nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực trong những vụ việc liên quan đến vấn đề giải thích Công ước cũng như các vấn đề khác. Thứ 2 là chúng ta muốn nhấn mạnh chúng ta có quyền và lợi ích liên quan. Việt Nam là một quốc gia ven Biển Đông nên phán quyết cũng sẽ có những tác động đối với chúng ta. Phán quyết của một thiết chế quốc tế có uy tín và chuyên môn đã  giải thích Công ước về Luật Biển rõ ràng cụ thể minh bạch hơn.

Ví dụ như điều 121 khoản 3 được hiểu như thế nào, hoạt động của Trung Quốc ở  Biển Đông trong một thời gian dài được hiểu như thế nào, rồi về yêu sách đường lưỡi bò rất phi lý của Trung Quốc đứng dưới góc độ chuyên môn cũng như đứng dưới góc độ đời sống quốc tế. Phán quyết đã tạo lập các căn cứ pháp lý để giải quyết chung đối với yêu sách tranh chấp biển. Đối với nước lớn như Trung Quốc, khi có yêu sách thì phải có đánh giá dưới góc độ pháp lý; ai sẽ là người đánh giá, chính là thiết chế này.

 Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bà!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA
Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA

VOV.VN - Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, phán quyết của PCA đã tạo nên một sức mạnh mới, mang tính bước ngoặt cho các nước ASEAN ứng xử với Trung Quốc.

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA

Tướng Lê Văn Cương: ASEAN cần tận dụng sức mạnh từ phán quyết PCA

VOV.VN - Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, phán quyết của PCA đã tạo nên một sức mạnh mới, mang tính bước ngoặt cho các nước ASEAN ứng xử với Trung Quốc.

CSIS: Trung Quốc “sẽ phải trả giá đắt” nếu phớt lờ phán quyết từ PCA
CSIS: Trung Quốc “sẽ phải trả giá đắt” nếu phớt lờ phán quyết từ PCA

VOV.VN - Việc phớt lờ phán quyết từ PCA sẽ khiến Trung Quốc “trả giá đắt trên cả 3 phương diện kinh tế, ngoại giao và uy tín quốc tế”.

CSIS: Trung Quốc “sẽ phải trả giá đắt” nếu phớt lờ phán quyết từ PCA

CSIS: Trung Quốc “sẽ phải trả giá đắt” nếu phớt lờ phán quyết từ PCA

VOV.VN - Việc phớt lờ phán quyết từ PCA sẽ khiến Trung Quốc “trả giá đắt trên cả 3 phương diện kinh tế, ngoại giao và uy tín quốc tế”.

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hậm hực vì phán quyết từ PCA
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hậm hực vì phán quyết từ PCA

VOV.VN - Bất chấp sự thật và công lý, thời báo hàng đầu của Trung Quốc nhất quyết cho rằng phán quyết về vụ kiện Biển Đông của PCA là “thiên lệch”.

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hậm hực vì phán quyết từ PCA

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) hậm hực vì phán quyết từ PCA

VOV.VN - Bất chấp sự thật và công lý, thời báo hàng đầu của Trung Quốc nhất quyết cho rằng phán quyết về vụ kiện Biển Đông của PCA là “thiên lệch”.

Dư luận Việt Nam hoan nghênh phán quyết PCA về “đường lưỡi bò”
Dư luận Việt Nam hoan nghênh phán quyết PCA về “đường lưỡi bò”

VOV.VN - Nhiều người dân Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Dư luận Việt Nam hoan nghênh phán quyết PCA về “đường lưỡi bò”

Dư luận Việt Nam hoan nghênh phán quyết PCA về “đường lưỡi bò”

VOV.VN - Nhiều người dân Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông
Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Mỹ đang lặng lẽ vận động các quốc gia châu Á trong đó có Philippines và Indonesia “điềm tĩnh” sau khi tòa PCA ra phán quyết về Biển Đông.

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Mỹ đang lặng lẽ vận động các quốc gia châu Á trong đó có Philippines và Indonesia “điềm tĩnh” sau khi tòa PCA ra phán quyết về Biển Đông.