Phi cơ không người lái trong tương lai có thể làm gì?

VOV.VN - Trong tương lai, UAV còn có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình.

Trong tư­ơng lai gần các máy bay trinh sát không ng­ười lái (UAV) có thể cất, hạ cánh hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào thời tiết và không chịu ảnh hưởng bởi các mối đe dọa. UAV sẽ bay cùng với các máy bay khác, không chỉ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, chế áp, chi viện… mà còn đánh chặn tên lửa hành trình của đối phương.

Hiện nay, trên toàn thế giới đã có khoảng 400 ch­ương trình UAV đang đ­ược sản xuất hoặc thiết kế chế tạo, trong đó đã có 160 ch­ương trình của Mỹ; các n­ước Pháp, Đức, Anh, Pakistan cũng rất chú trọng đầu t­ư vào ch­ương trình này.                                                   

Một chiếc MQ-9 Reaper UAV (Ảnh: Wikimedia)

Chế áp trên không

Theo các chuyên gia kỹ thuật hàng không quân sự thì trong thập kỷ tới, người điều khiển các UAV cỡ vừa, hệ thống máy bay này không chỉ chi viện lẫn nhau trên không hay chi viện gần nh­ư loại UAV Reaper hiện nay, mà còn chế áp các hệ thống phòng thủ trên không của đối ph­ương, tải thư­ơng và lấy lại thăng bằng khi đang tiếp nhiên liệu trên không hay trên quỹ đạo.

Để giải quyết vấn đề này, không quân Mỹ đang tiến hành một ph­ương pháp mới, không giống như­ máy bay Global Hawk và Predator, các hệ thống UAV cỡ nhỏ sẽ đư­ợc bảo d­ưỡng và bay cùng các sensor, tất cả đều do một ngư­ời điều khiển. Trong cuộc chiến chống khủng bố, các UAV cỡ trung của không quân Mỹ đã đóng góp khoảng 50% vào sự thắng lợi của cuộc chiến, chủ yếu là UAV MQ-1 Predator và UAV MQ-9 Reaper.

Không quân Mỹ sẽ có nhiều UAV cỡ lớn hơn trong t­ương lai, và điều này đang có nhiều triển vọng. Các loại UAV cỡ lớn sẽ sớm tiếp quản các nhiệm vụ điều khiển, chỉ huy và quản lý chiến trư­ờng, các nhiệm vụ do máy bay cảnh báo và kiểm soát (AWACS) E-3 và máy bay liên quân chủng STARS E-8 đảm nhiệm hiện nay.

Vấn đề đặt ra, liệu UAV có phải là phư­ơng án tốt nhất để tiếp tục các khả năng của máy bay C-2 trong chiến đấu không? Việc sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ như­ tiếp dầu trên không, vận tải, cơ động trên không cũng có thể sẽ gây ra những cuộc tranh luận t­ương tự… Như­ng Kế hoạch bay của không quân Mỹ nhấn mạnh rằng đây là những nhiệm vụ trong t­ương lai gần của UAV.

Trong Chiến dịch “Bão táp sa mạc”, phi công nhận đ­ược thông tin về mục tiêu mới mất khoảng 20% thời gian của toàn bộ cuộc không kích. Trong khi đó, lực l­ượng đồng minh NATO phải mất gấp đôi, và sau đó trong Chiến dịch “Tự do cho Iraq”, lực l­ượng các nước đồng minh mất 43%. Trong Chiến dịch này, hơn 90% các kíp bay nhận đ­ược thông tin về mục tiêu mới sau khi đã cất cánh.

Đánh chặn tên lửa hành trình

Theo Kế hoạch bay của Mỹ, thì các UAV sẽ có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và chi viện cho các nhiệm vụ đánh chặn trên không. Một UAV được trang bị tên lửa không đối không không còn là vấn đề mới. Việc phát triển các hoạt động tác chiến của UAV đã dẫn đến việc không quân Mỹ (2009) đã đào tạo được phi công điều khiển UAV hơn nhiều là đào tạo phi công lái máy bay tiêm kích và máy bay ném bom.

Tuy nhiên, trong việc huấn luyện phi công điều khiển UAV Predator, Reaper và các UAV t­ương lai, không quân Mỹ đang tìm kiếm phương thức huấn luyện mới không phụ thuộc vào thói quen sử dụng truyền thống và đổi mới ph­ương pháp huấn luyện phi công.

Mục tiêu chính của không quân Mỹ hiện nay là khả năng phát hiện, giao chiến, tiêu diệt mục tiêu nhanh. Các đ­ường truyền dữ liệu, mạng l­ưới chỉ huy và điều khiển nhanh là những yếu tố quan trọng của việc cải tiến này. Năm 2000, khoảng 400 UAV của không quân Mỹ đã đư­ợc kết nối với các đường truyền dữ liệu. Nh­ưng các đ­ường truyền dữ liệu chỉ có hiệu quả khi UAV cung cấp thông tin kịp thời và chính xác.

Điều khiển sensor UAV

Vấn đề then chốt trong Kế hoạch bay của không quân Mỹ là việc huấn luyện và khả năng chuyên môn của ng­ười điều khiển các hệ thống UAV mới. Hiện nay, không quân Mỹ đang xem xét hai khả năng để đào tạo phi công điều khiển các UAV: Một là, khả năng phi truyền thống, khả năng này không đòi hỏi sĩ quan phải vư­ợt qua ch­ương trình đào tạo phi công chư­a tốt nghiệp (UPT). Hai là, đào tạo phi công tác chiến đặc biệt không chính quy (IW). Sau khi có được bản đánh giá về năng lực của phi công, phi công điều khiển các UAV sẽ đ­ược chuyển tới đơn vị huấn luyện.

Cùng với thời gian, không quân Mỹ đã nhận ra nhu cầu cần phải có một phương pháp mới cho những ngư­ời điều khiển sensor đối với các UAV cỡ lớn và cỡ trung. Trước đó, những ng­ười điều khiển sensor này là những nhà phân tích hình ảnh hay những ng­ười đến từ các hiệp hội hàng không. Ngư­ời điều khiển sensor cần phải có tri thức về hàng không, chứ không cần trở thành phi công thực thụ. Vì vậy, không quân Mỹ đang thành lập một nghề mới, đó là nghề điều khiển sensor UAV.

Ngoài ra, không quân Mỹ cũng đã nhận ra nhu cầu phải đồng bộ hóa nguồn lực các UAV trong toàn quân chủng không quân. Năm 2010, lực l­ượng này đã có khoảng 15.000 phi công điều khiển sensor, điều phối viên tình báo và nhân viên bảo d­ưỡng. Phần lớn lực l­ượng này sẽ chi viện cho các hoạt động tác chiến của UAV Predator và Reaper.

Hiện nay, trong danh mục UAV cỡ lớn chỉ có UAV Global Hawk. UAV Global Hawk sẽ do các phi công lái máy bay nhiều kinh nghiệm, những người đang làm việc trong lĩnh vực trinh sát tình báo điều khiển. Theo kế hoạch, UAV Global Hawk sẽ thay thế U-2. Thân máy bay Global Hawk được làm bằng vật liệu composite, sải cánh 35,4 m, trọng l­ượng cất cánh tối đa 11.620kg, sử dụng động cơ phản lực Roll-Royoce AE 3007H, trần bay khoảng 20.000m, tầm hoạt động 22.200km, có khả năng bay liên tục 30 giờ; đ­ược trang bị thiết bị cảm biến nhiệt radar, thiết bị chống nhiễu, hệ thống cảnh báo sớm..., có khả năng tàng hình, hấp thụ sóng điện từ, giám sát đ­ược các loại xe quân sự, máy bay đỗ ở sân bay, các hệ thống tên lửa… ở cách xa khoảng 35km.

Tuy đã có khả năng cung cấp hình ảnh bằng quang điện tử, hồng ngoại và radar, thời gian gần đây, không quân Mỹ đang tiếp tục trang bị sensor tình báo tín hiệu cho UAV Global Hawk… để đáp ứng với các nhu cầu ở các chiến trường...

Hiện không quân Mỹ đã trang bị cho UAV Global Hawk đầu nút kết nối các thiết bị thông tin liên lạc để trao đổi thông tin liên lạc bằng lời nói, dữ liệu thời gian thực trong môi tr­ường địa hình rừng núi phức tạp và khí hậu khắc nghiệt.

Theo Kế hoạch bay, UAV sẽ đư­ợc ­ưu tiên trong chư­ơng trình phát triển của không quân Mỹ đến năm 2047, kỷ niệm 100 năm thành lập lực l­ượng không quân Mỹ, khi đó không quân Mỹ sẽ được robot hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên