Philippines kiện Trung Quốc – bất ngờ và chưa có tiền lệ

(VOV) - Dư luận đang rất hồi hộp theo dõi từng diễn biến vụ tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Philippines.

Điểm đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận không chỉ nằm ở động thái được giới luật sư quốc tế coi là “bất ngờ và chưa từng có tiền lệ” của Manila khi đưa vụ tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế. Một điểm đặc biệt khác cũng được coi là “chưa từng có tiền lệ” khi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trả lời phỏng vấn báo chí tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York về động thái của Philippines đã nói rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở khu vực biển Hoa Đông giữa Philippines và Trung Quốc cần được giải quyết theo phương châm hòa giải và thân thiện; Liên Hợp Quốc đã sẵn sàng "để cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn nhưng về cơ bản, các vấn đề phải do các bên liên quan giải quyết”.

Theo đánh giá của các hãng truyền thông phương Tây, phát biểu này của ông Ban Ki-moon dường như thể hiện một sự “can thiệp hiếm có” của Liên Hợp Quốc. Tuy vậy, nhưng từng câu chữ của nhà ngoại giao kỳ cựu này cho thấy ông vẫn vô cùng sáng suốt và thận trọng để không bị coi là “thiên vị” một bên nào.

Ngoại trưởng Philippines tại cuộc họp báo công bố việc Manila đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc lên tòa án quốc tế (Ảnh: Reuters)

 Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh bắt đầu từ tháng 4/2012, khi các tàu thuyền Trung Quốc tiến hành đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) mà Philippines coi là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. Sau đó, bất chấp một thỏa thuận yêu cầu hai bên rút tất cả tàu thuyền để giảm bớt căng thẳng, Trung Quốc tăng cường kiểm soát và không cho phép tàu thuyền của Philippines ra vào bãi này.

Thực tế là Philippines có thể bác bỏ hành động và quan điểm của Trung Quốc mà không có sự đồng ý của Bắc Kinh là một ưu việt của UNCLOS mà các Công ước trước đó chưa hề có. Bắc Kinh đã từng từ chối ra Tòa án Công lý Quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp. Không thể sử dụng một phiên tòa để giải quyết các vấn đề chủ quyền, nhưng phiên tòa đó có thể xử lý hàng loạt các tranh cãi liên quan.

Báo Bưu điện Hoa Nam dẫn  đánh giá của các luật sư quốc tế cho rằng, việc Manila đưa vấn đề tranh chấp với Bắc Kinh ra tòa án quốc tế mà không có sự đồng ý của nước này là động thái khá bất ngờ và mang tính kỹ thuật cao. Philippines có vẻ như đã chuẩn bị tinh thần để theo đuổi vụ kiện “có thể phải mất tới 4 năm - một khoảng thời gian mà họ đã lường trước, và có thể sẽ phải gánh chịu những trừng phạt cả về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc - một cường quốc trên thế giới và cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này”.

Trong một tuyên bố ra ngày 23/1, Philippines cũng đã tỏ rõ quyết tâm của mình: "Chúng tôi muốn cải thiện mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng không phải bằng cách đánh đổi lại bằng chủ quyền quốc gia. Đương nhiên, không có gì bảo đảm chúng tôi sẽ thành công ngay cả khi một tòa án được lập ra theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển để xem xét kiến nghị của chúng tôi”.

Để chuẩn bị động thái này, Manila không hề vội vã mà dành nhiều tháng trời để xây dựng một chiến lược bài bản dưới sự dẫn dắt của Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario. Các học giả và các luật sư của Philippines cũng đã gặp gỡ để tham vấn Paul Reichler Foley Hoag - một luật sư hàng đầu của Washington về vấn đề chủ quyền biển đảo.

Bắc Kinh tuy chưa có phản ứng trực tiếp với động thái của Philippines, nhưng trên phương diện ngoại giao, quan chức ngoại giao Trung Quốc vẫn một mực khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trong khu vực Biển Hoa Đông và các vùng biển lân cận".

Zhang Hua, một phát ngôn viên của sứ quán Trung Quốc tại Manila, nói rằng các tranh chấp nên được giải quyết thông qua đàm phán, trong khi một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc  lên án Manila "chiếm đóng trái phép" các hòn đảo ở đó. Quan chức ngoại giao này còn “bày tỏ hy vọng nước liên quan” không có hành động làm phức tạp hoặc mở rộng vấn đề".

Các quan chức ở Bắc Kinh cũng nêu rõ, họ đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết đối với các quy ước của Liên Hợp Quốc. Vì vậy, "Manila đã liều lĩnh khi đánh giá thấp những hiểu biết của phía Trung Quốc".

Dư luận thế giới cũng như khu vực đang theo sát những động thái của Philippines trong bối cảnh nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng đang nỗ lực để Trung Quốc ký vào một quy tắc ứng xử mang tính pháp lý nhằm xoa dịu căng thẳng trên biển. Tuy nhiên, một luật sư chuyên về tranh chấp luật biển của Mỹ lại cho rằng, trong rất nhiều vụ việc, những cân nhắc về chính trị phải được đặt lên trên cả tính pháp lý của vấn đề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế
Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế

(VOV) - Động thái này là nỗ lực mới nhất của Manila trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế

Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế

(VOV) - Động thái này là nỗ lực mới nhất của Manila trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Liên Hợp Quốc lên tiếng về việc Philippines kiện Trung Quốc
Liên Hợp Quốc lên tiếng về việc Philippines kiện Trung Quốc

Ông Ban Ki-moon khẳng định lại vấn đề giải quyết tranh chấp cần thông qua đối thoại hòa bình.

Liên Hợp Quốc lên tiếng về việc Philippines kiện Trung Quốc

Liên Hợp Quốc lên tiếng về việc Philippines kiện Trung Quốc

Ông Ban Ki-moon khẳng định lại vấn đề giải quyết tranh chấp cần thông qua đối thoại hòa bình.

Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ kiện Trung Quốc
Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ kiện Trung Quốc

(VOV) - Ngoại trưởng Philippines cho biết Manila đã thông báo với Đại sứ Trung Quốc về quyết định đưa vấn đề này lên tòa án Liên Hợp Quốc.

Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ kiện Trung Quốc

Philippines kêu gọi toàn dân ủng hộ kiện Trung Quốc

(VOV) - Ngoại trưởng Philippines cho biết Manila đã thông báo với Đại sứ Trung Quốc về quyết định đưa vấn đề này lên tòa án Liên Hợp Quốc.