Phổ biến Luật quốc tế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế

VOV.VN - Sự phát triển của châu Á đã làm nảy sinh nhiều thách thức đòi hỏi cần phải có sự am hiểu sâu sắc về Luật quốc tế để giải quyết những thách thức này. 

Luật quốc tế chính là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể trong quan hệ quốc tế. Nó cũng là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Luật quốc tế thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay. 

Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động” được tổ chức trong 2 ngày (14-15/6) ở Hà Nội.

Các chuyên gia đều khẳng định, Luật quốc tế cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Bước vào thế kỷ 21, châu Á là một khu vực năng động với nhiều tiềm năng phát triển to lớn. Trong bối cảnh như vậy, Luật quốc tế càng đóng vai trò quan trọng để giúp châu Á hội nhập và phát triển sâu rộng hơn nữa.

Cần hiểu biết sâu sắc về Luật quốc tế để giải quyết thách thức

Trong thông điệp gửi đến Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động” được tổ chức trong 2 ngày (14-15/6) ở Hà Nội, thẩm phán PAIK Jin-Hyun, Chủ tịch Hiệp hội Luật quốc tế châu Á khẳng định, châu Á là một khu vực năng động với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đi kèm với đó là những thay đổi về chính trị và xã hội. Sự phát triển của châu Á cũng làm nảy sinh nhiều thách thức cho các quốc gia trong khu vực này. 

“Những thách thức này đến từ việc làm thế nào để thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm thực hiện những nhiệm vụ cấp bách như ngăn ngừa xung đột tiềm tàng và giải quyết các tranh chấp có thể đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực…. Luật quốc tế tuy rằng không thể giải quyết hết tất cả  mọi vấn đề nhưng có thể là một công cụ hiệu quả trong việc khắc phục rất nhiều trong số đó”, thẩm phán PAIK Jin-Hyun nhấn mạnh. 

Thẩm phán PAIK Jin-Hyun, Chủ tịch Hiệp hội Luật quốc tế châu Á (ngoài cùng bên phải). 

Ông PAIK Jin-Huyn nói thêm: “Hiệp hội Luật quốc tế châu Á được thành lập nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu luật quốc tế ở châu Á, nuôi dưỡng và khuyến khích những quan điểm của các học giả châu Á về Luật quốc tế. Hội nghị lần này là một sự kiện quan trọng trong vấn đề này và tôi mong có được sự tham gia và đóng góp tích cực của các thành viên trong Hiệp hội”.

Đồng quan điểm với ông PAIK Jin-Huyn, trong bài phát biểu tại Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động”, Phó giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao cho biết: “Thế giới của chúng ta đã thay đổi mạnh mẽ. Châu Á đang nổi lên như một khu vực năng động và các nước trong châu lục đóng vai trò quan trọng trên toàn cầu trong mọi lĩnh vực như duy trì hòa bình và an ninh, quyền con người, thương mại và đầu tư quốc tế, bảo vệ môi trường…”.

Ông Tùng cho biết thêm: “Trong thực tế, các nước châu Á góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Luật quốc tế và củng cố sự điều hành của pháp luật trong quan hệ quốc tế cũng như trong nội bộ đất nước. Các học giả, luật sư, các nhà nghiên cứu châu Á cũng đã nhiều lần đóng góp tiếng nói của mình tại các diễn đàn quốc tế khác nhau”. 

Phó Giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu tại Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động”.

“Tuy nhiên, sự phát triển hội nhập cũng như việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực đã kéo theo nhiều thay đổi trên mọi khía cạnh. Các nước châu Á giờ đây phải đối mặt với những thách thức mới yêu cầu các nước này cần nghiên cứu kỹ lưỡng những quy phạm pháp luật mới và có sự hiểu biết sâu sắc về Luật quốc tế để giải quyết những thách thức này”, ông Tùng nói.

Riêng đối với khu vực ASEAN, Phó Giáo sư Tan Hsien-li (khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Singapore) nhận định, Luật quốc tế là yếu tố hết sức cần thiết để Cộng đồng chung ASEAN có thể phát triển trong tình hữu nghị và hợp tác. Các nước trong khu vực đều phải tuân thủ Luật quốc tế để giải quyết hòa bình những tranh chấp và bất đồng. Các nước đều phải tuân thủ và tôn trọng Luật quốc tế trong mỗi hành động của mình.

Phổ biến Luật quốc tế ở Việt Nam vẫn còn hạn chế

Chia sẻ riêng với phóng viên VOV, luật sư Nguyễn Bá Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Đức nói: “Hiện chưa có một đại diện nào trong Ủy ban Luật pháp quốc tế là người Việt Nam. Trong khi đó, có một giai đoạn dài, Việt Nam đã đóng góp rất nhiều khái niệm về Luật quốc tế được thế giới đánh giá cao. Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, rất nhiều luật gia của Việt Nam trong thời gian đó đã có nhiều cống hiến được coi trọng". 

"Tuy nhiên, khi hòa bình, sự đóng góp cho Luật pháp quốc tế của Việt Nam không được như xưa. Bởi thế, trong tương lai, tôi mong muốn sẽ có những tầng lớp luật gia trẻ ở Việt Nam, có trình độ, có sự tiếp cận với bên ngoài, có những cống hiến được thế giới công nhận”, ông Sơn cho hay. 

Luật sư Nguyễn Bá Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế

Theo ông Sơn, có 3 nguyên nhân khiến kiến thức về Luật quốc tế chưa được phổ biến ở Việt Nam: Thứ nhất là do sự tuyên truyền về Luật quốc tế chưa được đầy đủ. Thứ hai, có nhiều lý do khiến cho các doanh nghiệp, người dân Việt Nam còn ít quan tâm đến Luật quốc tế. Thứ ba là sự thiếu sót những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về Luật quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Diễn giả Nguyễn Thị Thanh Hà, nguyên Vụ trưởng vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế khẳng định: “Với sự hỗ trợ của Luật quốc tế, Việt Nam có thêm công cụ pháp lý để có thể thực hiện chính sách đối ngoại vì hòa bình và ổn định, phát triển bền vững của đất nước”. 

Diễn giả Nguyễn Thị Thanh Hà, nguyên Vụ trưởng vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

“Tuy nhiên, cho đến nay, các công tác nghiên cứu và áp dụng Luật quốc tế ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các cơ quan của nhà nước, các công ty luật hỗ trợ khách hàng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Ngoài ra, khoa luật ở các trường Đại học cũng có giảng dạy về Luật quốc tế. Còn riêng đối với việc phổ biến kiến thức về Luật quốc tế trong nhân dân vẫn còn hạn chế”, bà Hà nhấn mạnh. 

“Phổ biến kiến thức về Luật quốc tế là việc cần làm trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và có nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và thương mại, đầu tư quốc tế; sự hiểu biết đúng đắn của nhân dân đối với Luật quốc tế sẽ là sự hỗ trợ tích cực cho nhà nước và những người hành nghề trong lĩnh vực này”, bà Hà nhận định./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Obama đề nghị TQ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng luật quốc tế
Ông Obama đề nghị TQ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng luật quốc tế

VOV.VN -Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình đã thảo luận về nhiều vấn đề nhưng vẫn còn bất đồng liên quan tới một số vấn đề như tranh chấp lãnh thổ và nhân quyền

Ông Obama đề nghị TQ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng luật quốc tế

Ông Obama đề nghị TQ giải quyết vấn đề Biển Đông bằng luật quốc tế

VOV.VN -Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình đã thảo luận về nhiều vấn đề nhưng vẫn còn bất đồng liên quan tới một số vấn đề như tranh chấp lãnh thổ và nhân quyền

Các luật gia hàng đầu về Luật quốc tế trên thế giới hội tụ ở Hà Nội
Các luật gia hàng đầu về Luật quốc tế trên thế giới hội tụ ở Hà Nội

VOV.VN - Sáng 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hiệp hội Luật quốc tế châu Á (ASIANSIL) khai mạc Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động" ở Hà Nội.

Các luật gia hàng đầu về Luật quốc tế trên thế giới hội tụ ở Hà Nội

Các luật gia hàng đầu về Luật quốc tế trên thế giới hội tụ ở Hà Nội

VOV.VN - Sáng 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hiệp hội Luật quốc tế châu Á (ASIANSIL) khai mạc Hội nghị “Luật quốc tế và một châu Á năng động" ở Hà Nội.

Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông theo Luật quốc tế
Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông theo Luật quốc tế

VOV.VN -Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Mỹ có quyền đi lại trong vùng biển quốc tế mà không cần tham khảo ý kiến của bất cứ quốc gia nào.

Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông theo Luật quốc tế

Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông theo Luật quốc tế

VOV.VN -Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Mỹ có quyền đi lại trong vùng biển quốc tế mà không cần tham khảo ý kiến của bất cứ quốc gia nào.

Đô đốc Mỹ: Tàu chiến Mỹ có thể đi mọi nơi luật quốc tế cho phép
Đô đốc Mỹ: Tàu chiến Mỹ có thể đi mọi nơi luật quốc tế cho phép

VOV.VN - Hôm 3/11 một vị đô đốc hàng đầu của Mỹ tuyên bố giữa lòng Bắc Kinh rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép.

Đô đốc Mỹ: Tàu chiến Mỹ có thể đi mọi nơi luật quốc tế cho phép

Đô đốc Mỹ: Tàu chiến Mỹ có thể đi mọi nơi luật quốc tế cho phép

VOV.VN - Hôm 3/11 một vị đô đốc hàng đầu của Mỹ tuyên bố giữa lòng Bắc Kinh rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép.

Tòa dám xử vụ Philippines kiện Trung Quốc- thắng lợi của luật quốc tế
Tòa dám xử vụ Philippines kiện Trung Quốc- thắng lợi của luật quốc tế

VOV.VN -Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Tòa dám xử vụ Philippines kiện Trung Quốc- thắng lợi của luật quốc tế

Tòa dám xử vụ Philippines kiện Trung Quốc- thắng lợi của luật quốc tế

VOV.VN -Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.