5 điểm nhấn trong bài chỉ trích trực diện Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ M.Pence

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 4/10 có một bài phát biểu quan trọng thể hiện cách nhìn đầy cảnh giác của giới lãnh đạo Mỹ đối với Trung Quốc.

Ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã phát biểu tại Viện Hudson ở thủ đô Washington, thể hiện góc nhìn của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc cũng như trình bày các biện pháp của Mỹ ứng phó với Trung Quốc . Dưới đây là phần tóm tắt những ý chính trong bài phát biểu này:

Ông Pence khẳng định Trung Quốc đang sử dụng cách tiếp cận tổng lực, sử dụng đồng loạt các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền để đẩy mạnh ảnh hưởng của họ ở Mỹ.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Viện Hudson ở Washington vào hôm 4/10. Bài phát biểu có nội dung là chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Phó Tổng thống Mỹ Pence cho rằng Trung Quốc đang huy động sức mạnh của mình một cách chủ động hơn bao giờ hết, để can thiệp vào chính sách và nền chính trị của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Pence nói, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump đã đáp trả các động thái trên của Trung Quốc.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia mà Tổng thống Mỹ Trump công bố vào tháng 12/2017, ông Trump khẳng định rõ rằng nước Mỹ đã lựa chọn cách tiếp cận mới đối với Trung Quốc.

1. Mối đe dọa kinh tế mang đặc trưng Trung Quốc

Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng tới 9 lần, giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, theo Mỹ, thành công đó là nhờ một phần vào sự đầu tư của Mỹ, và Trung Quốc đã sử dụng nhiều chính sách trái với thương mại tự do và công bằng, như thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, ép chuyển giao công nghệ và đánh cắp sở hữu trí tuệ, cũng như trợ cấp công nghiệp.

Phó Tổng thống Mỹ Pence cho rằng các hành động trên của Trung Quốc đã góp phần vào thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc (con số thâm hụt năm 2017 là 375 tỷ USD – chiếm gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ).

Ông Pence cho rằng Trung Quốc đang đặt mục tiêu vào năm 2025 sẽ kiểm soát được 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất của thế giới, bao gồm robot, sinh học, và trí tuệ nhân tạo. Theo Mỹ, Bắc Kinh đang yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ nếu muốn làm ăn ở Trung Quốc thì phải giao nộp các bí mật thương mại.

Không những vậy, theo ông Pence, các cơ quan tình báo Trung Quốc đang nỗ lực đánh cắp công nghệ Mỹ, kể cả các bản chế tạo vũ khí hiện đại của Mỹ.

2. Mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc

Theo Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Trung Quốc đã và đang đầu tư nhiều cho quân sự để làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ cả trên bộ, trên biển, trên không, và trong vũ trụ. Chính quyền Mỹ cho rằng Trung Quốc muốn đẩy Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương và ngăn Mỹ hỗ trợ cho các nước đồng minh.

Phó Tổng thống Mỹ Pence dẫn lại việc nhà lãnh đạo Trung Quốc khi tới Nhà Trắng vào năm 2015 có tuyên bố rằng không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Thế nhưng, ông Pence nói tiếp, ngày nay Bắc Kinh đã triển khai các loại tên lửa chống hạm và phòng không hiện đại tại các đảo nhân tạo [mà họ xây trái phép] ở Biển Đông.

Ông Pence kể lại việc mới đây tàu hải quân Trung Quốc đã lao sát vào tàu hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông khi tàu Mỹ thực hiện hoạt động “tự do hàng hải”. Động thái nói trên của Trung Quốc đã khiến tàu Mỹ phải cơ động nhanh để tránh va chạm. Nhưng bất chấp điều này, ông Pence nói, Mỹ sẽ không lùi bước, không để bị hăm dọa, và hải quân Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển này trên cơ sở luật pháp quốc tế.

3. Ngoại giao gây nợ

Trong con mắt của giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới, theo một cách thức mà Mỹ coi là tiêu cực.

Phó Tổng thống Pence nói: Trung Quốc sử dụng “ngoại giao nợ nần” để gây ảnh hưởng thông qua các khoản vay trị giá hàng trăm tỷ USD dành cho chính phủ của nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ Latin.

Ông Pence lấy ví dụ là Sri Lanka – đất nước đã vay nợ Trung Quốc để xây một hải cảng nhưng sau đó không trả được món nợ này. Hậu quả là Bắc Kinh đã kiểm soát được hải cảng đó, tạo ra một căn cứ quân sự tiền tiêu cho hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc còn tung ra các khoản vay hào phóng dành cho một số nước châu Mỹ Latin, ủng hộ các chính đảng tại đó nếu họ ủng hộ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Riêng từ năm 2017, Trung Quốc đã thuyết phục 3 nước Mỹ Latin cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

4. Tấn công hiểm hóc vào nền chính trị Mỹ

Phó Tổng thống Mỹ Pence cáo buộc: Đáp trả lại động thái trả đũa của Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Bắc Kinh đã theo đuổi một chiến dịch toàn diện để phá hoại sự ủng hộ dành cho Tổng thống Mỹ Trump.

Dựa trên nguồn thông tin tình báo của Mỹ, ông Pence cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp để tác động vào các doanh nghiệp, ngành điện ảnh, các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, học giả, nhà báo, các quan chức của Mỹ cả ở cấp địa phương, bang và liên bang.

Theo ông Pence, Trung Quốc chủ động nỗ lực tác động vào công luận Mỹ, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ 2018 và môi trường dẫn tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Nói cách khác, Trung Quốc muốn ra tay hành động để có một vị Tổng thống Mỹ khác ông Trump.

Theo ông Pence, tình báo Mỹ phát hiện Trung Quốc đang muốn khai thác sự chia rẽ giữa giới chức liên bang và địa phương Mỹ trong vấn đề chính sách.

Phó Tổng thống Mỹ Pence kể: Hồi tháng 6, Bắc Kinh đã cho lưu hành một tài liệu nhạy cảm, với nội dung khẳng định Trung Quốc phải “đánh chính xác và cẩn thận, chia rẽ các nhóm nội địa” bên trong nước Mỹ.

Ông Pence dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho biết, sự can thiệp của Nga vào Mỹ chẳng thấm tháp là bao so với sự can thiệp của Trung Quốc.

Ông Pence cho biết, Trung Quốc nhắm tới cử tri ở hơn 80% hạt của nước Mỹ bầu cho Donald Trump và Mike Pence trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và nay Trung Quốc muốn tác động vào các cử tri này theo hướng bất lợi cho chính quyền Tổng thống Trump.

Liên quan đến vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh đã ép hãng hàng không Mỹ Delta Airlines công khai xin lỗi vì đã không gọi Đài Loan là một “tỉnh của Trung Quốc” trên website của hãng này.

Hiện Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) phát các chương trình thân Trung Quốc thông qua hơn 30 cơ quan truyền thông Mỹ, phần nhiều là ở các thành phố lớn của Mỹ. Đài truyền hình trung ương CGTN của Trung Quốc có diện phủ sóng khán giả người Mỹ là hơn 75 triệu người.

5. Phản ứng cảnh giác và bài bản của Mỹ

Trước các động thái của Trung Quốc mà Mỹ cho là nguy hiểm này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nêu thái độ và các biện pháp phản ứng của Mỹ.

Thông điệp của Mỹ gửi tới giới chức Trung Quốc là: Tổng thống Mỹ sẽ không lùi bước và người dân Mỹ không dao động. Họ sẽ tiếp tục đứng vững để bảo vệ an ninh và kinh tế của Mỹ trong khi vẫn hy vọng cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Ông Pence nói, Mỹ xây dựng lại quân đội của họ để tiếp tục khẳng định các lợi ích của Mỹ trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong lĩnh vực thương mại, Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế tự do, công bằng, có đi có lại. “Chúng tôi sẽ yêu cầu Bắc Kinh phá bỏ hàng rào thương mại, thực thi các nghĩa vụ, mở cửa đầy đủ nền kinh tế tương tự như Mỹ đã làm”, ông Pence nói.

Phó Tổng thống Mỹ Pence cho biết, nước ông sẽ tiếp tục hành động chống lại tình trạng đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, đồng thời thúc đẩy tầm nhìn của Mỹ về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Liên quan đến vấn đề cho vay, Phó Tổng thống Mỹ Pence thông báo rằng nước Mỹ đang hoàn thiện các chương trình tài chính và phát triển quốc tế của riêng họ để hỗ trợ cho các nước gặp khó khăn, tạo ra một lựa chọn mới thay thế Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ đang làm Trung Quốc “khó thở” trên nhiều mặt trận?
Mỹ đang làm Trung Quốc “khó thở” trên nhiều mặt trận?

VOV.VN - Mặc dù chính quyền Mỹ hiện nay có vẻ thiên về đối nội, trên thực tế họ vẫn rất quan tâm đến chính sách đối ngoại, đặc biệt đề phòng Trung Quốc.

Mỹ đang làm Trung Quốc “khó thở” trên nhiều mặt trận?

Mỹ đang làm Trung Quốc “khó thở” trên nhiều mặt trận?

VOV.VN - Mặc dù chính quyền Mỹ hiện nay có vẻ thiên về đối nội, trên thực tế họ vẫn rất quan tâm đến chính sách đối ngoại, đặc biệt đề phòng Trung Quốc.

Phó Tổng thống Pence: Mỹ không để Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông
Phó Tổng thống Pence: Mỹ không để Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ ngày 4/10 khẳng định Mỹ sẽ không lùi bước trước hành động mà Washington cho là Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông.

Phó Tổng thống Pence: Mỹ không để Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông

Phó Tổng thống Pence: Mỹ không để Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ ngày 4/10 khẳng định Mỹ sẽ không lùi bước trước hành động mà Washington cho là Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Hải quân Mỹ muốn tập trận lớn ở Biển Đông
Hải quân Mỹ muốn tập trận lớn ở Biển Đông

VOV.VN - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ hiện đang muốn phô diễn sức mạnh ở vùng Biển Đông trước cuối năm 2018 này.

Hải quân Mỹ muốn tập trận lớn ở Biển Đông

Hải quân Mỹ muốn tập trận lớn ở Biển Đông

VOV.VN - Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ hiện đang muốn phô diễn sức mạnh ở vùng Biển Đông trước cuối năm 2018 này.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng

VOV.VN- Mỹ và Trung Quốc sẽ không thắng dễ dàng trong cuộc chiến thương mại. Đây sẽ là cuộc chiến dài hơi với các tác động chắc chắn tới địa chính trị thế giới.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Không ai là người chiến thắng

VOV.VN- Mỹ và Trung Quốc sẽ không thắng dễ dàng trong cuộc chiến thương mại. Đây sẽ là cuộc chiến dài hơi với các tác động chắc chắn tới địa chính trị thế giới.