Chi phí của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

VOV.VN - Các lực lượng tấn công người Kurd ở Syria hiện nay chính là kết quả của những đầu tư trước đó của Mỹ cho việc chống phá Tổng thống Syria Assad.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng các nhóm phiến quân từng nhận tiền từ chính phủ Mỹ cho cuộc chiến chống lại các lực lượng người Kurd ở Syria, các lực lượng từng được chính Mỹ huấn luyện và vũ trang.

Chiến trường Syria. Ảnh: Reuters.

Trước đây Mỹ vũ trang cho các phiến quân này trong nỗ lực lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Gần đây các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã ghi hình cảnh họ sử dụng rocket chống tăng do Mỹ sản xuất để banw vào xe Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), có lẽ chiếc xe này cũng do quân đội Mỹ cung cấp.

Các nhân vật diều hâu chống Nga và chống Iran tin rằng Mỹ có thể chấm dứt mọi lộn xộn ở đông bắc Syria bằng cách loại bỏ nhà lãnh đạo Syria al-Assad. Nhưng vấn đề không hề đơn giản như vậy.

Viện trợ phiến quân đối lập chống Assad

Sự kiện tai tiếng hàng đầu liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào đông bắc Syria là vụ sát hại Hevrin Khalaf – lãnh đạo của một chính đảng Kurd-Arab-Assyrian địa phương. Trong một cuộc đột kích trên đường M4, các phiến quân Ahrar al-Sharqiya đã chặn ô tô của Khalaf, lôi bà ra khỏi xe và bắn chết bà theo kiểu hành quyết. Khalaf ngay sau đó trở thành biểu tượng cho cảnh ngộ của người Kurd ở Syria.

Nhóm Ahrar al-Sharqiya do một cựu thành viên của tổ chức khủng bố al-Qaeda thành lập sau khi bị khai trừ khỏi chi nhánh Syria của tổ chức này vào năm 2015. Ahrar al-Sharqiya không nhận sự hỗ trợ nào từ Mỹ. Nhưng nó là một bộ phận của “Quân đội Quốc gia Syria” – một liên minh các nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ.

“Quân đội Quốc gia Syria” có 41 phái, trong đó 28 phái đầu tiên đã nhận sự hỗ trợ từ CIA (tình báo Mỹ) và Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) vào đầu nội chiến Syria.

Nội chiến Syria bắt đầu vào năm 2011 khi có các cuộc biểu tình phản đối gia đình của Tổng thống Syria al-Assad. Nga và Iran khi đó lập tức ủng hộ ông Assad còn các cơ quan tình báo Mỹ và các nước Trung Đông khác cung cấp 1 tỷ USD dưới dạng vũ khí và viện trợ quân sự cho “Quân đội Syria Tự do” – một tổ chức chống Assad.

Trong hàng ngàn nhóm đối lập Syria, lực lượng Hồi giáo cực đoan cũng tranh thủ ra tuyến trước một phần vì các đồng minh của Mỹ sẵn lòng hỗ trợ cho họ.

Cựu Đại sứ Mỹ ở Syria Robert Ford đề cập việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng để cho các phần tử cực đoan này vào và ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, và ông nhận định rằng có dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ dung thứ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở một mức độ nhất định.

Nuôi dưỡng tiếp FSA để chống IS

Nhưng một phái cực đoan của phe đối lập Syria đã tách ra, trở thành tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) – tổ chức này đã liều lĩnh thực hiện cả cuộc tấn công khủng bố ở ngay thủ đô nhiều nước xa xôi, và thảm sát những người thuộc các cộng đồng không phải Sunni.

Trước thực tế mới, để đánh bại quái vật IS, quân đội Mỹ lại nhảy vào để nuôi dưỡng phái “Quân đội Syria Tự do” (FSA) một cách riêng biệt với chương trình vũ khí mật của khối tình báo Mỹ.

Tuy nhiên trong FSA lại có quá nhiều phần tử chỉ bận tâm chiến đấu chống lại ông Assad hơn là chống lại IS. Đã vậy bản thân FSA cũng có nhiều kẻ cực đoan khiến Mỹ về sau thấy không thể hợp tác được nữa.

Trong khi đó lực lượng người Kurd cánh tả thế tục lại vượt qua các mong đợi của Mỹ, rất thành công trong việc kiềm chế lực lượng IS bạo tàn. Thế là quân đội Mỹ quay sang người Kurd, dùng họ để dẫn dắt một liên minh mới (SDF), coi đây là nòng cốt chống khủng bố IS.

Một số thành viên đối lập Syria hài lòng với việc hợp tác trong khuôn khổ SDF nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng do họ cho rằng người Kurd Syria có quan hệ với đảng PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bassam Barabandi, một cựu nhà ngoại giao Syria đào tẩu sang Mỹ vào năm 2013, cho rằng lực lượng SDF dễ hợp tác.

Sau thời Obama, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã lựa chọn vũ trang cho SDF.

Nhà nghiên cứu Alexander Bick của Trung tâm Wilson cho biết: “Trong suốt quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khuyến khích Mỹ hợp tác với phe đối lập Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng phe đối lập Syria là một nhóm nhất quán, hiệu quả và có năng lực” trong cuộc chiến chống IS. “Nhưng các quan chức Mỹ qua nhiều lần đã phát hiện ra rằng các nhóm liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ đều không đáng tin cậy, không được tổ chức tốt và không đông”.

Và Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các nhóm như thế khi họ xâm chiếm Afrin – lãnh thổ do SDF kiểm soát ở đông bắc Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiểm họa đối với Mỹ từ việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria
Hiểm họa đối với Mỹ từ việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria

VOV.VN - Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến công người Kurd ở Syria đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền Tổng thống Mỹ Trump.

Hiểm họa đối với Mỹ từ việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria

Hiểm họa đối với Mỹ từ việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria

VOV.VN - Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến công người Kurd ở Syria đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền Tổng thống Mỹ Trump.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia
Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

VOV.VN - Vụ Đại sứ Nga Karlov bị ám sát phản ánh quan hệ quốc tế phức tạp quanh Thổ Nhĩ Kỳ và là phép thử đối với quan hệ Nga-Thổ.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm nóng khủng bố, nơi chồng chéo lợi ích các quốc gia

VOV.VN - Vụ Đại sứ Nga Karlov bị ám sát phản ánh quan hệ quốc tế phức tạp quanh Thổ Nhĩ Kỳ và là phép thử đối với quan hệ Nga-Thổ.

Số phận long đong của dân tộc Kurd khi Mỹ rút quân khỏi Syria
Số phận long đong của dân tộc Kurd khi Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Dân tộc Kurd bị xẻ làm 4 đã khát vọng độc lập trong hàng bao thập kỷ. Với việc Mỹ rút quân khỏi Syria, người Kurd ở đây lại mất đi một hy vọng.

Số phận long đong của dân tộc Kurd khi Mỹ rút quân khỏi Syria

Số phận long đong của dân tộc Kurd khi Mỹ rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Dân tộc Kurd bị xẻ làm 4 đã khát vọng độc lập trong hàng bao thập kỷ. Với việc Mỹ rút quân khỏi Syria, người Kurd ở đây lại mất đi một hy vọng.

Người Kurd, Syria và Mỹ “bội tín” với Thổ Nhĩ Kỳ?
Người Kurd, Syria và Mỹ “bội tín” với Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN - Tình hình Đông Bắc Syria vẫn khá phức tạp khi các thỏa thuận giảm căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và Nga chưa được các bên tuân thủ tuyệt đối.

Người Kurd, Syria và Mỹ “bội tín” với Thổ Nhĩ Kỳ?

Người Kurd, Syria và Mỹ “bội tín” với Thổ Nhĩ Kỳ?

VOV.VN - Tình hình Đông Bắc Syria vẫn khá phức tạp khi các thỏa thuận giảm căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và Nga chưa được các bên tuân thủ tuyệt đối.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt được vợ của al-Baghdadi
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt được vợ của al-Baghdadi

VOV.VN - Tổng thống Erdogan cũng xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã bắt được chị gái của al-Baghdadi.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt được vợ của al-Baghdadi

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt được vợ của al-Baghdadi

VOV.VN - Tổng thống Erdogan cũng xác nhận Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã bắt được chị gái của al-Baghdadi.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4
Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.