Chiến lược mới của Nga trong tranh chấp đảo Kuril với Nhật Bản

VOV.VN- Không chỉ tăng cường quân sự, Nga còn chú trọng phát triển kinh tế tại đảo Kuril nhằm củng cố chủ quyền của nước này trong tranh chấp với Nhật Bản.

Chính phủ Nga vừa phê chuẩn kế hoạch mục tiêu liên bang "Phát triển kinh tế-xã hội tại quần đảo Nam Kuril giai đoạn 2016-2020”.

Đây là một trong số nhiều động thái của Nga liên quan đến việc củng cố chủ quyền tại quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản.

Vị trí địa- chính trị quan trọng của quần đảo Kuril

Cùng với việc tuyên bố tăng cường củng cố các cơ sở hạ tầng dân sự cũng như quân sự, Thủ tướng Nga Dimitry Mevedev còn cho biết sẽ tới thăm quần đảo Kuril trong tháng 8 này– động thái có thể khiến quan hệ Nga- Nhật Bản dậy sóng.

Quần đảo Kuril tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản. Ảnh Sputnik News

Theo tạp chí Diplomat, hiện có khoảng 30.000 người Nga đang sinh sống tại quần đảo Kuril. Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh đẩy nhanh xây dựng căn cứ quân sự tại các khu vực tranh chấp.

Các nguồn lợi dầu khí cũng như đánh bắt hải sản tại đây cũng càng làm gia tăng thêm căng thẳng trong tranh chấp giữa hai nước. Đến nay, Nga và Nhật Bản vẫn chưa thể ký kết Hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.

Vấn đề do lịch sử để lại đang tạo ra vướng mắc trong mối quan hệ Nga-Nhật. Những diễn biến gần đây về kế hoạch mới của Nga tại quần đảo Kuril mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc đang có nguy cơ khiến mối quan hệ Nga – Nhật Bản trở nên căng thẳng.

Thỏa thuận Nga- Nhật đầu tiên có liên quan đến tình trạng của đảo Sakhalin và quần đảo Kuril là Hiệp ước Shimoda năm 1855, lần đầu tiên thiết lập quan hệ chính thức giữa Nga và Nhật Bản nhằm giải quyết tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản. 

Năm 1875 theo Hiệp ước St. Petersburg, Nga và Nhật Bản nhất trí rằng Nhật Bản sẽ từ bỏ tất cả các chủ quyền ở đảo Sakhalin để đổi lấy việc Nga từ bỏ tất cả các quyền đối với cả quần đảo Kuril.

Sau cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904 - 1905 với thất bại quân sự của Nga, năm 1905, 4 đảo thuộc phía Nam quần đảo Kuril do Nhật Bản kiểm soát. Cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2 Liên Xô chiếm đóng và nắm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này, đến năm 1949, tất cả 17.000 cư dân Nhật Bản sống trên quần đảo đã bị trục xuất.

Theo Hòa ước San Francisco ký kết năm 1951, Nhật Bản đã từ bỏ mọi chủ quyền liên quan tới quần đảo Kuril. Tuy nhiên, phía Liên Xô chưa từng ký kết hiệp ước này, còn Nhật Bản thì cương quyết không chấp nhận 4 đảo đang tranh chấp ở phía Nam thuộc quần đảo Kuril của Nga.

Theo Nhật Bản, điều này có thể được xác nhận qua Hiệp ước Shimoda năm 1855 và Hiệp ước Portsmouth năm 1905, sau khi kết thúc chiến tranh Nga- Nhật.

Về phía Nga, nước này chỉ ra một loạt các hiệp ước quốc tế, trong đó có Hiệp định Yalta 1945 và Tuyên bố Potsdam 1945, và lấy đó làm bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Nga đối với quần đảo Kuril. Nga cũng nhấn mạnh, Hòa ước San Francisco 1951 cũng là bằng chứng pháp lý cho việc chính Nhật Bản đã công nhận chủ quyền của Nga đối với cả quần đảo Kuril, điều mà Nhật Bản cương quyết phủ nhận.

Phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hạ tầng quốc phòng là mục tiêu cơ bản của chương trình phát triển quần đảo Kuril từ năm 2016- 2025 mà Chính phủ Nga vừa phê duyệt.

Chương trình này không chỉ phục vụ cho mục đích quân sự mà còn hướng đến hạ tầng cho phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển các ngành chế biến nguyên liệu với công nghệ mới nhất nhằm thu hút và đảm bảo cuộc sống cho cư dân quần đảo này.

Trên thực tế, kế hoạch này chỉ là phần tiếp theo mà Nga đã theo đuổi nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Kuril trong nhiều năm qua. Từ năm 2013, Lực lượng vũ trang quân khu miền Đông của Nga đã thực hiện cuộc tập trận quy mô lớn trên quần đảo Kuril.

Nga cũng liên tiếp tăng cường sức mạnh quân sự tại đây bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo Iturup và Kunashir, sẽ được hoàn thành trước năm 2016 và tính đến thời điểm hiện tại, Nga đã trang bị cho quần đảo Kuril đầy đủ "sức mạnh" để có thể tác chiến tốt với các mục tiêu trên biển, trên không như hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion và mới đây nhất Nga đã tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) Takhion tại quần đảo này.

Lãnh thổ luôn là một vấn đề rất nhạy cảm với bất kỳ quốc gia nào. Còn quần đảo Kuril là một trong những cửa ngõ phía đông của Nga như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã từng phát biểu thì: “Quần đảo Kuril đang và sẽ tiếp tục giữ trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ tiền tiêu của chúng tôi”.

Điều đó cho thấy Kuril có vai trò địa chính trị rất lớn trong chính sách hướng Đông mà nước Nga đang nỗ lực thực hiện.

Duy trì quan hệ, tránh đối đầu với Nhật Bản

Thế nhưng, dù có làm gì với quần đảo Kuril với vai trò chiến lược quan trọng thì nước Nga vẫn đánh giá cao quan hệ hợp tác với Nhật Bản trong “chiến lược hướng Đông” của mình. Trên thực tế, cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và Tây Âu hiện nay đã biến cơ hội đối thoại Nga – Nhật thành kế hoạch mới mà Nga vừa ban hành đối với quần đảo Kuril.

Có thế nói, trước khi cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và phương Tây xảy ra thì Nga và Nhật cũng đã tìm kiếm được nhiều cơ hội để đối thoại với nhau về vấn đề tranh chấp các quần đảo này và vấn đề “lãnh thổ phương bắc” đã từng được Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: “Mọi vấn đề đều có thể giải quyết được”.

Tổng thống Putin đã từng coi Nhật Bản là đối tác chiến lược của Nga và cho biết dự định mở rộng qui mô sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng tại Sakhalin cũng như nhiều lĩnh vực hợp tác khác đang được hai bên quan tâm mở rộng.

Từ khi đối đầu giữa Nga với Mỹ và Tây Âu mới bắt đầu thì nước Nga đã gửi một thông điệp cho Nhật bản với yêu cầu “có thái độ đúng mực” đối với Nga.

Trên thực tế, những người đứng đầu các nước G7 hiểu mong muốn của Nhật Bản về phát triển đối thoại trực tiếp với Nga trong tương lai về vấn đề lãnh thổ... nhưng dưới sức ép của Mỹ thì các quốc gia cũng như Nhật Bản đều khó có thể đáp ứng được thông điệp từ phía Nga.

Trước tình hình này, chuyến thăm Nhật Bản sắp tới của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin được cả Tokyo và Moscow hy vọng sẽ giúp khắc phục những xu hướng tiêu cực trong quan hệ Nga - Nhật xuất hiện do những sự kiện ở Ukraine.

Những kế hoạch mới này của Nga ở quần đảo Kuril sẽ ảnh hưởng đến chuyến công du của ngoại trưởng Nhật đến Nga cũng như chuyến công du của Tổng thống Nga đến Nhật Bản sắp tới. 

Nhưng để giải quyết những vấn đề thực tiễn mà đối thoại chưa tìm được lời giải thì có thể hiểu hành động của Nga ở Kuril là một thông điệp cứng rắn hơn mà Nga gửi đến Nhật Bản.

Thay đổi cán cân lực lượng ở một khu vực hay chuyển thế giới đơn cực thành thế giới đa cực đang diễn ra sôi động trên toàn cầu giữa những nước lớn. Trong bối cảnh hiện tại, những cường quốc chưa tìm được một giải pháp đối thoại thì chạy đua vũ trang và gây ảnh hưởng lên các khu vực là bước đi tất yếu.

Hiện nay, Đông Bắc Á nói riêng và Thái Bình Dương nói chung đã trở thành tâm điểm của thế giới và các cường quốc đang nỗ lực gây ảnh hưởng cũng như tìm kiếm vị thế của mình ở khu vực này… Trong bối cảnh quốc tế ấy, cùng với vị trí địa chiến lược của quần đảo kuril, thì kế hoạch mới này của Nga tại đây có thể coi là tất yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp ước Nhật – Mỹ không ảnh hưởng tới tranh chấp đảo Kuril
Hiệp ước Nhật – Mỹ không ảnh hưởng tới tranh chấp đảo Kuril

Tuy nhiên theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nếu có bất cứ một cuộc tấn công vũ trang nào vào lãnh thổ Nhật Bản thì đó sẽ là một mối đe dọa đối cả với Mỹ

Hiệp ước Nhật – Mỹ không ảnh hưởng tới tranh chấp đảo Kuril

Hiệp ước Nhật – Mỹ không ảnh hưởng tới tranh chấp đảo Kuril

Tuy nhiên theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nếu có bất cứ một cuộc tấn công vũ trang nào vào lãnh thổ Nhật Bản thì đó sẽ là một mối đe dọa đối cả với Mỹ

Quan hệ Nga - Nhật lại căng thẳng vì quần đảo Kuril
Quan hệ Nga - Nhật lại căng thẳng vì quần đảo Kuril

Chuyến thăm của Tổng thống Nga D. Medvedev đến một hòn đảo trong quần đảo Kuril hồi tháng 11/2010 đã gây ra phản ứng tiêu cực trong chính giới Nhật Bản

Quan hệ Nga - Nhật lại căng thẳng vì quần đảo Kuril

Quan hệ Nga - Nhật lại căng thẳng vì quần đảo Kuril

Chuyến thăm của Tổng thống Nga D. Medvedev đến một hòn đảo trong quần đảo Kuril hồi tháng 11/2010 đã gây ra phản ứng tiêu cực trong chính giới Nhật Bản

Nga nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kuril
Nga nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kuril

(VOV) - Hiện đang có khoảng 3.500 lính Nga đồn trú trên quần đảo.

Nga nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kuril

Nga nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo Nam Kuril

(VOV) - Hiện đang có khoảng 3.500 lính Nga đồn trú trên quần đảo.

Nga- Nhật thúc đẩy giải quyết vấn đề quần đảo Kuril
Nga- Nhật thúc đẩy giải quyết vấn đề quần đảo Kuril

Hai nước sẽ thúc đẩy giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Kuril ở cấp cao nhất.  

Nga- Nhật thúc đẩy giải quyết vấn đề quần đảo Kuril

Nga- Nhật thúc đẩy giải quyết vấn đề quần đảo Kuril

Hai nước sẽ thúc đẩy giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Kuril ở cấp cao nhất.  

Nhật Bản phản đối Nga khai thác quần đảo Nam Kuril
Nhật Bản phản đối Nga khai thác quần đảo Nam Kuril

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ryuji Yamane cho rằng, đây là hành động không thể chấp nhận được.

Nhật Bản phản đối Nga khai thác quần đảo Nam Kuril

Nhật Bản phản đối Nga khai thác quần đảo Nam Kuril

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Ryuji Yamane cho rằng, đây là hành động không thể chấp nhận được.