Chưa thể nói Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Thực chất, Tổng thống Donald Trump chỉ đang “đá quả bóng” mang tên thỏa thuận hạt nhân Iran sang phần “sân” của Quốc hội Mỹ.

Ngày 16/10 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải thông báo cho Quốc hội Mỹ biết đánh giá của chính phủ về việc Iran tuân thủ như thế nào những cam kết trong thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran ngay từ những ngày đầu tranh cử. (Ảnh: AP)

Đây là bước đi ông Trump phải thực hiện sau khi ông tuyên bố trong bài diễn văn tại Nhà Trắng vào hôm qua rằng, Mỹ sẽ không chứng thực Iran đang tuân thủ thỏa thuận hạt nhân khiến nhiều nước đồng minh của Mỹ tại Liên minh châu Âu phản ứng gay gắt.

Tuyên bố mới của người đứng đầu Nhà Trắng không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ở thời điểm hiện tại. Một lần nữa, Tổng thống Mỹ lại "nhường" quyền quyết định có chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran hay không cho Quốc hội hiện do phe Cộng hòa kiểm soát.

Trong 60 ngày tới, Quốc hội Mỹ sẽ phải quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận, vốn đã được Iran yêu cầu dỡ bỏ để đổi lại việc hạn chế hoạt động làm giàu hạt nhân hay không. Ông Donald Trump cho biết chính quyền sẽ làm việc với Quốc hội và các nước đồng minh để xử lý "những lỗi nghiêm trọng của thỏa thuận" và trong trường hợp các nỗ lực thất bại, ông có thể rút lại sự tham gia của Mỹ đối với thỏa thuận này.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Donald Trump ngay lập tức bị lãnh đạo các nước châu Âu, Nga, Iran chỉ trích mạnh. Trong tuyên bố chung, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định:  “Chúng tôi khuyến khích Mỹ và Quốc hội của họ nên xem xét tình hình an ninh của Mỹ và các nước đồng minh trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm suy yếu thỏa thuận quốc tế về hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), như áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran ngoài thỏa thuận”.

“Thỏa thuận hạt nhân với Iran đã mất nhiều thời gian để đạt được và Anh cũng đã mất 13 năm tham gia đàm phán”, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng lên tiếng bảo vệ thỏa thuận này. “Hiện thỏa thuận có hiệu lực trong vòng 2 năm và nó đã thành công trong việc ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này tốt cho Iran và cả thế giới. Điều quan trọng hiện nay là thỏa thuận này vẫn còn có hiệu lực và Mỹ là một phần trong đó. Chính vì thế thỏa thuận này cần phải được tiếp tục”.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố không có chỗ cho những lời hùng biện đầy tính đe dọa, hiếu chiến trong hoạt động ngoại giao quốc tế và những phương pháp tiếp cận như vậy thường thất bại. Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh việc Mỹ rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran không làm cho thỏa thuận này sụp đổ nhưng hành động này là đi ngược lại tinh thần của thỏa thuận.

Phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, Tổng thống Hassan Rowhani cho rằng Mỹ phải tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Bởi bất kỳ một động thái nào của phía Mỹ cũng sẽ là một đòn đánh vào thỏa thuận hạt nhân. Tổng thống Rouhani nhấn mạnh đây không phải là thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Iran mà là thỏa thuận đa phương, đồng thời bác bỏ việc sửa đổi các điều khoản của thỏa thuận này:

“Những gì tôi nghe thấy hôm nay chỉ là sự lặp đi lặp lại của những cáo buộc vô căn cứ và những đe dọa mà họ đã lặp đi lặp lại trong nhiều năm”, ông Rouhani nêu rõ. “Đất nước Iran không hề mong đợi điều gì khác từ họ. Chúng tôi tôn trọng thỏa thuận chừng nào nó còn phù hợp với quyền lợi và lợi ích quốc gia của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, nếu lợi ích của Iran không được phục vụ và các  bên không tôn trọng lời hứa chúng ta sẽ không ngần ngại đáp lại”.

Như vậy, với tuyên bố không xác nhận việc Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạt nhân đạt được với Nhóm P5+1 (bao gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc là Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc cộng với Đức) thì suy tính của ông Donald Trump giờ đây đã đẩy trách nhiệm về phía Quốc hội Mỹ.

Nếu như Quốc hội Mỹ quyết định huỷ bỏ thoả thuận, ông Donald Trump có cớ và cơ hội tiến hành đàm phán lại với Iran. Lần này không chỉ có về chương trình hạt nhân mà còn cả về chương trình tên lửa của Iran, đồng thời còn nhằm đẩy lùi vai trò và ảnh hưởng của Iran ở vùng Vịnh. Tức là xoá ván cũ để chơi ván bài chính trị quyền lực và địa chiến lược mới ở khu vực này.

Còn nếu Quốc hội Mỹ không lật ngược thoả thuận thì ông Donald Trump vẫn được lợi khi không bị mang tiếng là đã huỷ hoại thoả thuận, thoát khỏi trách nhiệm cứ 90 ngày một lần báo cáo Quốc hội và vẫn có thể áp dụng một số biện pháp trừng phạt lẻ đối với Iran./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận Trung Đông về chiến lược mới của Mỹ đối với Iran
Dư luận Trung Đông về chiến lược mới của Mỹ đối với Iran

VOV.VN - Trong một phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, Tổng thống Hassan Rowhani cho rằng Mỹ phải tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.

Dư luận Trung Đông về chiến lược mới của Mỹ đối với Iran

Dư luận Trung Đông về chiến lược mới của Mỹ đối với Iran

VOV.VN - Trong một phát biểu trên truyền hình nhà nước Iran, Tổng thống Hassan Rowhani cho rằng Mỹ phải tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.

Tổng thống Mỹ không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân
Tổng thống Mỹ không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Trong bài phát biểu ngày 13/10 từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã giáng một đòn mạnh vào thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tổng thống Mỹ không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Tổng thống Mỹ không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Trong bài phát biểu ngày 13/10 từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã giáng một đòn mạnh vào thỏa thuận hạt nhân Iran.

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định, Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN -Người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định, Đức sẽ đối phó nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Chiến lược của Mỹ về Iran sẽ làm phức tạp quan hệ với châu Âu?
Chiến lược của Mỹ về Iran sẽ làm phức tạp quan hệ với châu Âu?

VOV.VN - Khoảng nửa đêm nay (13/10, giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố chiến lược về Iran được cho là theo xu hướng đối đầu.

Chiến lược của Mỹ về Iran sẽ làm phức tạp quan hệ với châu Âu?

Chiến lược của Mỹ về Iran sẽ làm phức tạp quan hệ với châu Âu?

VOV.VN - Khoảng nửa đêm nay (13/10, giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố chiến lược về Iran được cho là theo xu hướng đối đầu.

Dư luận trái chiều sau tuyên bố của Mỹ về chiến lược mới với Iran
Dư luận trái chiều sau tuyên bố của Mỹ về chiến lược mới với Iran

VOV.VN - Sáng sớm 14/10 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không xác nhận việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân và sẽ cứng rắn với nước này.

Dư luận trái chiều sau tuyên bố của Mỹ về chiến lược mới với Iran

Dư luận trái chiều sau tuyên bố của Mỹ về chiến lược mới với Iran

VOV.VN - Sáng sớm 14/10 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không xác nhận việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân và sẽ cứng rắn với nước này.