Cuộc chiến Syria và “tham vọng Ottoman” của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Tổng thống Erdogan sẵn sàng làm nhiều điều hơn ở Syria để đạt được tham vọng của mình, kể cả khi cái giá phải trả là những mối quan hệ quốc tế.

Bức thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhằm cảnh báo Ankara về chiến dịch quân sự ở Syria đã cho thấy ông Trump đang muốn dồn ông Erdohan vào thế bí. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan - người đã lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong gần 2 thập kỷ có lẽ đủ thông minh để không tự khiến mình rơi vào "bẫy".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AP

Tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Cho tới nay, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ dường như không thể hiện dấu hiện gì là ông sẽ ngừng cuộc tấn công đang diễn ra lại, bất chấp những đe dọa trừng phạt của Mỹ cũng như sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Điều này là bởi ông Erdogan đã tính toán được rằng thậm chí cả khi các lệnh trừng phạt được đưa ra, chúng cũng không đủ sức nặng để làm gián đoạn chiến lược quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rõ điều Tổng thống Trump mong muốn nhất là đưa quân Mỹ trở về và ông chủ Nhà Trắng sẽ không làm gì nhiều hơn để ngăn cản cuộc tấn công vào lực lượng người Kurd của Ankara.

Động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là ví dụ mới nhất cho khả năng của ông Erdogan trong việc gây sức ép với các cường quốc khác để đạt được những điều ông muốn, kể cả khi cái giá phải trả là những mối quan hệ quốc tế của ông.

Năm 1923, Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk đã thành lập nên Thổ Nhĩ Kỳ với hình ảnh của một quốc gia hướng về châu Âu và phương Tây. Tự xây dựng hình ảnh bản thân như một "Ataturk mới", từ khi trở thành Thủ tướng năm 2003, ông Erdogan đã cách mạng hóa nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách bố trí lại đội ngũ chính phủ từ trên xuống dưới với tinh thần Hồi giáo sâu sắc và tính bảo thủ xã hội cao.

Tuy nhiên, một "Thổ Nhĩ Kỳ mới" của ông Erdogan không hướng về phương Tây mà là Trung Đông. Tổng thống Erdogan muốn Ankara nổi lên như một cường quốc với sức ảnh hưởng khắp thế giới Hồi giáo như điều mà Đế chế Ottoman từng làm được trước đây.

Mở rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ - đó là tham vọng của nhiều nhà lãnh đạo quốc gia này trước đây chứ không phải riêng gì ông Erdogan. Tuy nhiên, con đường của Tổng thống Erdogan có đôi chút khác biệt. Nếu như những người tiền nhiệm của ông Erdogan lựa chọn để Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phương Tây rồi từ đó mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thì mục tiêu của ông Erdogan là khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc duy nhất: đầu tiên là ở Trung Đông, sau đó là toàn cầu.

Để làm được điều ấy, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phải tăng cường ảnh hưởng ở những quốc gia láng giềng chủ yếu theo đạo Hồi. Chiến dịch ở Syria chỉ là bước đi đầu tiên cho tham vọng của ông Erdogan.

Tác động đến Mỹ, “đáng tiếng” với Nga

Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ chấp nhận chính sách của Mỹ trong việc hợp tác với lực lượng người Kurd ở Syria bởi Ankara luôn coi lực lượng này là những kẻ khủng bố có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn "im hơi lặng tiếng" là để lợi dụng lực lượng này tiêu diệt IS. Cho tới khi IS hoàn toàn sụp đổ, Ankara bắt đầu hối thúc Washington phải chấm dứt mối quan hệ với lực lượng người Kurd YPG ở Syria. Các quan chức Mỹ đã khẳng định với Thổ Nhĩ Kỳ rằng sự hợp tác của nước này với lực lượng người Kurd ở Syria chỉ là tạm thời và dựa trên nguyên tắc có qua có lại.

Sau khi Washington không chấm dứt quan hệ với YPG theo thời hạn như Ankara mong muốn, tuần trước, Tổng thống Erdogan đã tiến hành một chiến dịch quân sự vào Syria. Mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ được xác định rất rõ ràng, đó là làm suy yếu người Kurd và tăng cường bao vây lực lượng này ở đông bắc Syria.

Cuối cùng, ông Erdogan đã điện đàm với ông Trump ngày 6/10. Mặc dù Nhà Trắng phủ nhận việc Tổng thống Trump "bật đèn xanh" cho cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ xong thực sự thì việc ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria và không can thiệp vào chiến dịch của Ankara được đánh giá là cũng chẳng khác nào hành động "dọn đường" cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria.

Không chỉ tác động đến Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ còn tìm cách “đánh tiếng” với Nga. Tháng 1/2018, ông Erdogan phàn nàn với Tổng thống Putin về việc lực lượng người Kurd ngày càng mở rộng ảnh hưởng ở Syria. Ngoài ra, Tổng thổng Thổ Nhĩ cùng tìm cách để Washington thấy rằng mối quan hệ giữa Ankara và Moscow rất tốt đẹp cũng như việc Nga sẵn sàng giải quyết vấn đề người Kurd cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn là Mỹ.

Chính sách khó vẹn đôi đường của ông Erdogan

Được tính toán hoàn hảo song chính sách của Tổng thống Erdogan vẫn dẫn đến những kết quả khác nhau. Mặc dù chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ là một cú đánh nghiêm trọng với lực lượng người Kurd nhưng cuộc tấn công này không thể định hình được tương lai Syria như Ankara mong muốn khi mà các lực lượng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ không thể so sánh được với sự ủng hộ mà Tổng thống Assad nhận được từ Nga và Iran. Cả 2 quốc gia này đều là những trở ngại lớn của Thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn 2 bên sẽ không để ông Erdogan dễ dàng rời Syria với hào quang chiến thắng.

Rộng ra ở Trung Đông, sự ủng hộ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với lực lượng Anh em Hồi giáo cũng khiến nước này mâu thuẫn với Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) khi mà một số quốc gia coi nhóm Hồi giáo này là mối đe dọa lớn nhất của họ. Đây cũng là lý do tại sao Israel từng là một đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt đầu hợp tác với các nước vùng Vịnh chống lại ông Erdogan.

Trớ trêu thay là Thổ Nhĩ Kỳ không những không thể nổi lên như một "ngôi sao sáng" trong khu vực mà thực tế là năm 2019, quốc gia này thực sự không còn người bạn nào ở Trung Đông, ngoại trừ Qatar.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể phụ thuộc vào những đồng minh truyền thống của nước này như Mỹ và EU nữa. Mặc dù Tổng thống Erdogan từng đạt được một số thành công trong việc xây dựng ảnh hưởng từ vùng Balkan tới châu Phi song chính sách của ông nhìn chung đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập hơn trước. Bức thư từ Tổng thống Trump là minh chứng rõ nhất cho thấy ông Erdogan đang tự đi đốt cháy những cây cầu quan hệ của mình.

Dù vậy, điều đó không có nghĩa là chính sách ngoại giao của ông Erdogan hoàn toàn sụp đổ và chắc chắn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nhiều điều hơn ở Syria để đạt được những gì ông mong muốn, đó là mở rộng lãnh thổ, loại bỏ người Kurd và trở thành một tiếng nói có trọng lượng trong việc định hình tương lai Syria./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ phá hủy căn cứ quân sự cũ sau khi rút khỏi Syria
Mỹ phá hủy căn cứ quân sự cũ sau khi rút khỏi Syria

VOV.VN -Ngày 16/10, Mỹ đã phá hủy căn cứ cũ của nước này thị trấn Kharab gần thành phố Ayn al-Arab ở vùng nông thôn phía Bắc của tỉnh Aleppo, Syria.

Mỹ phá hủy căn cứ quân sự cũ sau khi rút khỏi Syria

Mỹ phá hủy căn cứ quân sự cũ sau khi rút khỏi Syria

VOV.VN -Ngày 16/10, Mỹ đã phá hủy căn cứ cũ của nước này thị trấn Kharab gần thành phố Ayn al-Arab ở vùng nông thôn phía Bắc của tỉnh Aleppo, Syria.

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc quan ngại về tình hình ở Đông Bắc Syria
Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc quan ngại về tình hình ở Đông Bắc Syria

VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bày tỏ lo ngại về khả năng tình hình nhân đạo sẽ xấu đi ở Đông Bắc Syria.

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc quan ngại về tình hình ở Đông Bắc Syria

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc quan ngại về tình hình ở Đông Bắc Syria

VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bày tỏ lo ngại về khả năng tình hình nhân đạo sẽ xấu đi ở Đông Bắc Syria.

Rút quân khỏi Syria không làm thay đổi chính sách của Mỹ với Iran
Rút quân khỏi Syria không làm thay đổi chính sách của Mỹ với Iran

VOV.VN - Đặc phái viên về Iran Brian Hook nói rằng, các lực lượng của Mỹ ở miền Bắc Syria chưa bao giờ có nhiệm vụ liên quan tới Iran.

Rút quân khỏi Syria không làm thay đổi chính sách của Mỹ với Iran

Rút quân khỏi Syria không làm thay đổi chính sách của Mỹ với Iran

VOV.VN - Đặc phái viên về Iran Brian Hook nói rằng, các lực lượng của Mỹ ở miền Bắc Syria chưa bao giờ có nhiệm vụ liên quan tới Iran.

Pháp thừa nhận khó buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng chiến dịch quân sự tại Syria
Pháp thừa nhận khó buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng chiến dịch quân sự tại Syria

VOV.VN - Thủ tướng Pháp phải thừa nhận, mục tiêu buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng ngay chiến sự tại Syria là rất khó đạt được.

Pháp thừa nhận khó buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng chiến dịch quân sự tại Syria

Pháp thừa nhận khó buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng chiến dịch quân sự tại Syria

VOV.VN - Thủ tướng Pháp phải thừa nhận, mục tiêu buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng ngay chiến sự tại Syria là rất khó đạt được.

Ngoại giao con thoi có giúp Mỹ, Thổ và Nga hạ nhiệt chiến sự Syria?
Ngoại giao con thoi có giúp Mỹ, Thổ và Nga hạ nhiệt chiến sự Syria?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump những ngày qua liên tiếp phải đưa ra lời lý giải cho quyết sách của mình liên quan đến Syria.

Ngoại giao con thoi có giúp Mỹ, Thổ và Nga hạ nhiệt chiến sự Syria?

Ngoại giao con thoi có giúp Mỹ, Thổ và Nga hạ nhiệt chiến sự Syria?

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump những ngày qua liên tiếp phải đưa ra lời lý giải cho quyết sách của mình liên quan đến Syria.

Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối quyết định rút quân khỏi Syria
Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối quyết định rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Quyết định này được cho là đã bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd, đồng minh của Mỹ ở Syria. 

Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối quyết định rút quân khỏi Syria

Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết phản đối quyết định rút quân khỏi Syria

VOV.VN - Quyết định này được cho là đã bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd, đồng minh của Mỹ ở Syria.