Đằng sau tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là gì?

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un nói rằng, nước này không cần thử thêm hạt nhân hay tên lửa vì đã hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát tên lửa đạn đạo liên lục địa mới phát triển Hwasong-15 của Triều Tiên. Bức ảnh này được công bố ngày 30/11/2017, sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công Hwasong-15.
Cận cảnh vụ phóng thử tên lửa Hwasong-15.

Ông Kim Jong-un theo dõi trực tiếp vụ phóng thử tên lửa Hwasong-12. Bức ảnh được KCNA công bố ngày 16/9/2017.
Vụ phóng thử tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng giới chức Triều Tiên trong lễ chúc mừng các nhà khoa học đã đóng góp vào thành công của vụ thử bom nhiệt hạch. Triều Tiên ngày 3/9/2017 tuyên bố thử bom nhiệt hạch, với “sức mạnh chưa từng có tiền lệ” và có thể đặt loại bom này lên tên lửa đạn đạo tầm xa. Đây là vụ thử hạt nhân thứ 6 và cũng là mạnh nhất của Triều Tiên.
Tháng 8/2017, ông Kim Jong-un tới thăm Viện Vật liệu hóa học, thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng của Triều Tiên.
Tên lửa liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên trong lần phóng thử thứ 2. Bức ảnh được công bố ngày 29/7/2017.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trực tiếp chỉ đạo vụ phóng thử lần thứ 2 Hwasong-14.
Triều Tiên ăn mừng vụ phóng thử thứ 2 thành công tên lửa liên lục địa Hawsong-14.
Lực lượng vũ trang và người dân Triều Tiên tập trung tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng để ăn mừng vụ phóng thử thành công Hwasong-14.
Những thành viên tham gia thực hiện vụ phóng thử thứ 2 tên lửa Hwasong-14 được chào đón khi về tới Bình Nhưỡng.
Cả đất nước Triều Tiên ăn mừng thành công này.
Chuyến thị sát và kiểm tra tên lửa Hwasong-14 của ông Kim Jong-un. Bức ảnh được công bố ngày 5/7/2017.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un được chào đón tại Học viện Khoa học Quốc phòng sau vụ phóng thử đầu tiên tên lửa Hwasong-14.
Triều Tiên lần đầu phóng thử Hwasong-14 và tháng 5/2017.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các nhà khoa học và kỹ sư Triều Tiên sau vụ phóng thử này.
Cận cảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên.
Các tên lửa chiến lược của Triều Tiên xuất hiện trong cuộc diễu binh tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 15/4/2017, để kỷ niệm 105 Ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Tháng 3/2016, ông Kim Jong-un tới thăm nơi làm việc của các nhà khoa học và các kỹ sư đang nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông Kim Jong-un trực tiếp chỉ đạo vụ phóng thử tên lửa chiến lược từ tàu ngầm. Bức ảnh được KCNA công bố ngày 26/4/2016.
Trong tháng 4/2016, Triều Tiên đã thử nghiệm động cơ mới cho tên lửa liên lục địa tại Trung tâm Vũ trụ Sohae, thuộc tỉnh Bắc Pyongan. 
Bức ảnh được công bố hồi tháng 3/2016, cho thấy ông Kim Jong-un đang theo dõi một cuộc diễn tập phóng tên lửa chiến lược. Tuy nhiên, địa điểm không được tiết lộ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong một cuộc thử tên lửa bắn từ tàu ngầm. Bức ảnh được KCNA công bố tháng 9/2015.
Bức ảnh được cắt từ video của KCNA về vụ phóng tên lửa Unha-3 hồi tháng 12/2012 tại một bãi phóng ở tỉnh Bắc Pyongan. Unha-3 là tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Vụ phóng này được tiến hành sau vụ phóng thử thất bại hồi tháng 4/2012. Các vụ phóng thử của Triều Tiên đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Các kỹ sư của Triều Tiên kiểm tra tên lửa Unha-3. Triều Tiên nói rằng tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh, song Mỹ và Nhật Bản cáo buộc Triều Tiên viện cớ phóng vệ tinh để thử tên lửa tầm xa.
Ông Kim Jong-un theo dõi vụ phóng tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 được thực hiện vào tháng 12/2012.
Binh sĩ canh gác tại bãi phóng tên lửa Unha-3.
Giới chuyên gia Hàn Quốc kiểm tra những thanh nhiên liệu trong một lần tới thăm cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên đầu năm 2009.
Công trường xây dựng lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên tại làng Kumho năm 2002./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên định nghĩa thế nào về “phi hạt nhân hóa”?
Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên định nghĩa thế nào về “phi hạt nhân hóa”?

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đang không có cùng một định nghĩa về khái niệm “phi hạt nhân hóa”.

Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên định nghĩa thế nào về “phi hạt nhân hóa”?

Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên định nghĩa thế nào về “phi hạt nhân hóa”?

VOV.VN - Theo các nhà phân tích, Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên đang không có cùng một định nghĩa về khái niệm “phi hạt nhân hóa”.

Mảnh ghép bất ngờ trong bức tranh Mỹ-Triều
Mảnh ghép bất ngờ trong bức tranh Mỹ-Triều

VOV.VN - Giới quan sát vẽ ra một bức tranh toàn cảnh với hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trong diễn biến tình hình Mỹ-Triều Tiên.

Mảnh ghép bất ngờ trong bức tranh Mỹ-Triều

Mảnh ghép bất ngờ trong bức tranh Mỹ-Triều

VOV.VN - Giới quan sát vẽ ra một bức tranh toàn cảnh với hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trong diễn biến tình hình Mỹ-Triều Tiên.