Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng:

Đóng góp ý kiến Văn kiện Đại hội Đảng XII về Dự báo tình hình thế giới

VOV.VN - Một cán bộ quân đội hưu trí đã đóng góp ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng phần dự báo tình hình thế giới.

Công dân Nguyễn Nhâm, trú tại quận Bắc Từ Liêm Hà Nội, đã gửi cho VOV bài góp ý kiến của ông về phần Dự báo tình hình thế giới trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII:

***

Một số cường quốc trên thế giới. Ảnh: Devianart.

Tôi nhất trí với Mục II, tiểu mục 1 – Dự báo tình hình thế giới…

“Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực”…

Sau đoạn nhận định “Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”, tôi xin đề nghị bổ sung như sau: Cục diện đa cực hóa thế giới đang chuyển mạnh từ định hướng sang định hình.

Tôi đề nghị như vậy dựa trên các căn cứ sau đây:

Về kinh tế: Trung tâm kinh tế thế giới đang chuyển từ Tây Âu về châu Á-Thái Bình Dương, nền kinh tế các nước Mỹ và Tây Âu vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn “tiêu điều” sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ phố Wall năm 2008.

Các quốc gia dẫn đầu trong nhóm các nước mới nổi, sau nhiều năm phát triển ngoạn mục (9-10%/năm), nhưng nay đang suy giảm nghiêm trọng, bên trong nền kinh tế chứa chấp nhiều yếu tố mất cân đối và trước nguy cơ “bong bóng”, nhất là tài chính, ngân hàng, bất động sản…

Một số nước Đông Á, trong đó có quốc gia có nền kinh tế đã từng nhiều năm đứng thứ 2 thế giới nay đã tụt xuống hành thứ 3, sau nhiều nỗ lực của chính phủ với hàng loạt chính sách và giải pháp kinh tế, nhưng nay vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ giảm phát trầm trọng, với mức nợ công cao nhất thế giới (240%/GDP), để thoát khỏi giảm phát đã tích tụ nhiều năm thực sự đang là bài toán khó.

Về tài chính: Cho đến nay thế giới đã ghi nhận 9 định chế tài chính khu vực và toàn cầu bao gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID), Ngân hàng châu Phi (AFDB), Ngân hàng châu Á (ADB), Ngân hàng châu Âu (ECB), Ngân hàng Phát triển Á-Âu (EDB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển mới (NDB). Hiện vẫn manh nha những định chế tài chính mới sẽ ra đời trong tương lai.

Điều quan trọng hơn, là tính chất đan kết giữa các định chế tài chính khu vực và toàn cầu ngày càng gia tăng, từ việc mở rộng không gian hoạt động, đến sự tham gia của các thành viên sáng lập. Là Ngân hàng Đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á, nhưng thành viên sáng lập nó lại thuộc tới gần 20/57 quốc gia thuộc Tây Âu, Bắc Mỹ và Australia. Điều này khiến giới nghiên cứu và dư luận cho rằng đây là sự cạnh tranh và dân chủ hóa trong quá trình định hình nền tài chính thế giới đa cực hóa.

Về an ninh: Điểm “nóng” nhất của thế giới là ở Trung Đông. Tham vọng lợi ích địa - chiến lược của các nước lớn và các nước trong khu vực, với những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, khiến cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp.

Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều động thái nhân nhượng, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chủ thể lợi ích khác nhau của các bên liên quan cho thấy sự tùy thuộc lẫn nhau là rất lớn. Nhiều quốc gia tuy vẫn còn mạnh về tiềm lực quân sự, nhưng đã không thể tự mình giải quyết được vấn đề tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà phải cần đến sự tham gia của các nước khác.

Về chiến lược toàn cầu của một số nước lớn: Một số quốc gia vẫn có tham vọng lãnh đạo thế giới, bành trướng khu vực, hoặc coi nền dân chủ của mình là giá trị phổ quát của toàn nhân loại cần được lan truyền.

Tuy nhiên, với tư duy mang tính thời đại, họ đã tuyên bố công khai ủng hộ một thế giới đa cực và thừa nhận việc áp dụng khuôn mẫu chế độ tự do, dân chủ của một quốc gia nào đó đối với các nước không cùng hệ lịch sử, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo là không thích hợp.

Trong học thuyết, chính sách của một số nước lớn còn khẳng định trọng tâm là hướng nội, thậm chí khẳng định không đưa quân ra nước ngoài và vận dụng “sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại.

Sau Chiến tranh Lạnh có khối quân sự đã từng mở rộng phạm vi ra ngoài khu vực, mở rộng không gian hành động quân sự, thì nay đã chuyển dần sang thế phòng thủ chiến lược, bố trí lại lực lượng và thế trận toàn cầu.

Cũng có các quốc gia sau nhiều năm chuẩn bị nay đã đưa ra chính sách an ninh mới. Theo đó, lực lượng phòng vệ trước đây đã trở thành quân đội quốc gia có thể tham gia tác chiến bên ngoài lãnh thổ cùng với các nước đồng minh, đối tác với tham vọng trở thành “nước lớn quân sự”, chia sẻ trách nhiệm với đồng minh, tăng cường vị thế khu vực và toàn cầu.

Lại có nước lớn (mới nổi) muốn giữ tham vọng khu vực và hướng tới toàn cầu. Tuy nhiên, những động thái “tự tin”, “lấn lướt” thái quá tại khu vực làm cho họ ngày càng mất lòng tin của các nước láng giềng và quan ngại của thế giới, khiến các nhà lãnh đạo sớm muộn cũng phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Một số nước lớn khác, tuy tiếp tục chiến lược quốc gia đã định hình từ những năm trước, nhưng nay đã coi trọng hướng Đông và tăng cường trở lại châu Á-Thái Bình Dương và nhấn mạnh chính sách độc lập, tự chủ và chống lại sự áp đặt, trừng phạt, cường quyền.

Tại châu Á cũng như các châu lục khác còn xuất hiện một số quốc gia có tham vọng trở thành “cường quốc hạn trung” và mong muốn đóng góp và gia tăng trách nhiệm đối với khu vực và quốc tế…

Theo tôi việc nhận định một thế giới “đa cực” là hoàn toàn chính xác, nhưng đa “trung tâm” có thể ít khả năng xảy ra hơn. Vì nhiều yếu tố cả kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại đã và đang vận động theo hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn. Trong tương lai sẽ không có quốc gia, khu vực, khối hoặc định chế nào tồn tại độc lập tách rời nhau.

Theo giới phân tích, cho dù có quốc gia nào đó có lợi ích đối lập nhau theo quan niệm truyền thống, thì nay trong một thế giới đương đại họ đều phải thừa nhận hàng loạt lợi ích phổ quát toàn cầu mà họ là một thành viên như : an ninh môi trường, an ninh mạng, an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh hệ tư tưởng (cực đoan, IS) mà họ dù muốn hay không cũng phải quan tâm.

Vì thế, tôi đề nghị đưa ra một nhận định “Cục diện đa cực hóa thế giới đang chuyển mạnh từ định hướng sang định hình” là nhằm vừa phản ánh trạng thái của thế giới đương đại vừa phản ánh xu hướng vận động của trật tự toàn cầu trong tương lai. Định hướng “đa cực” đã rõ, và không thể đảo ngược, nhưng định hình thì đang vận động. “Đa trung tâm” cũng là một xu hướng hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XXI nhưng nay nhiều yếu tố thời đại cho thấy khả năng này ngày càng ít hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn
Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

VOV.VN -Trung Quốc sẽ phối hợp với Mỹ trong việc xử lý các mối quan hệ song phương.

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

VOV.VN -Trung Quốc sẽ phối hợp với Mỹ trong việc xử lý các mối quan hệ song phương.

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015
Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Thấy gì qua “bắt tay”, “tiếp xúc” các nước lớn tại APEC 2014
Thấy gì qua “bắt tay”, “tiếp xúc” các nước lớn tại APEC 2014

VOV.VN - Trong ngày 10-11/11, thế giới chứng kiến thái độ hoàn toàn khác nhau của nguyên thủ tại các cuộc gặp song phương bên lề APEC.

Thấy gì qua “bắt tay”, “tiếp xúc” các nước lớn tại APEC 2014

Thấy gì qua “bắt tay”, “tiếp xúc” các nước lớn tại APEC 2014

VOV.VN - Trong ngày 10-11/11, thế giới chứng kiến thái độ hoàn toàn khác nhau của nguyên thủ tại các cuộc gặp song phương bên lề APEC.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.