Hòa đàm Syria: Phe đối lập giở “chiêu trò” để câu giờ?

VOV.VN - Với những tuyên bố của lực lượng đối lập trước cuộc đàm phán, có thể thấy chặng đường đi tới hòa bình của Syria sẽ không hề đơn giản.

Sau rất nhiều lần trì hoãn, phái đoàn của nhóm đối lập chính ở Syria hôm 30/1 đã tới Geneva, Thụy Sĩ để tham gia các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc làm trung gian. Đây được cho là bước khởi đầu “đáng mong đợi” dù chặng đường phía trước được dự báo còn rất nhiều chông gai.

Lực lượng đối lập Syria tới Geneva bắt đầu đàm phán hòa bình

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của phe đối lập Syria Salim al-Muslat cho biết: “Chúng tôi muốn hành động để cuộc đàm phán này thành công”.

người phát ngôn của HNC Riyad Naasan Agha trả lời phỏng vấn báo giới. (Ảnh: AFP)

Đoàn gồm 17 thành viên, trong đó có ông Riad Hijab - Chủ tịch Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) do Saudi Arabia hậu thuẫn và trưởng nhóm đàm phán Asaad al-Zoubi. HNC bao gồm đại diện các nhóm chính trị đối lập và các nhóm vũ trang đối lập với chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad.

Trước đó, phái đoàn của chính quyền Syria gồm 16 thành viên cũng đã tới Geneva từ ngày 29/1. Phái đoàn này đã có cuộc thảo luận riêng với Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura.

Theo thông báo của Liên Hợp Quốc, các bên đàm phán sẽ không gặp mặt trực tiếp mà sẽ ngồi ở các phòng riêng và đưa ra các quan điểm thông qua Đặc phái viên Liên Hợp Quốc. Dự kiến, các cuộc đàm phán sẽ kéo dài tới 6 tháng, nhưng không liên tục.

Trước đó, sau 4 ngày thảo luận ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, với những áp lực từ Phương Tây và Saudi Arabia trong nỗ lực nhằm giải quyết cuộc nội chiến đã kéo dài 5 năm qua tại Syria, HNC đã tuyên bố tham gia cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva.

Việc HNC quyết định tham gia đàm phán được đánh giá là bước tiến mới trong các nỗ lực của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết cuộc nội chiến dai dẳng tại Syria, vốn đã bị trì hoãn trong nhiều tháng qua.

Theo người phát ngôn của lực lương đối lập có mặt ở Geneva, HNC sẽ kiên định lập trường nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc yêu cầu tất cả các bên tạo điều kiện cho phép tiếp cận các khu vực cần hỗ trợ nhân đạo, không nhằm vào các mục tiêu dân sự.

“Đây không phải là điều kiện chúng tôi đưa ra. Đây chỉ là kết quả của việc đàm phán đã được 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua. Điều quan trọng là chúng ta phải cùng nhau hướng tới lợi ích của người dân và không phụ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với Syria”, ông Muslat nói.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của Reuters, người phát ngôn của HNC Riyad Naasan Agha cho biết, “chúng tôi đến Geneva để xem cộng đồng quốc tế thực hiện lời hứa đối với người dân Syria ra sao và cũng để xem liệu Chính quyền ông Assad có nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ nhân đạo hay không. Và cuối cùng, chúng tôi muốn cho thế giới thấy sự nghiêm túc của mình trong việc nỗ lực tham gia đàm phán để tìm một giải pháp chính trị”.

Chủ tịch Ủy ban đàm phán cấp cao HNC, ông Riad Hijab trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội cho biết, việc cải thiện điều kiện nhân đạo sẽ là nền tảng cho việc tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng cho rằng, các cuộc đàm phán phải đảm bảo quyền con người được tôn trọng trước khi hướng tới bàn thảo về một quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria.

Lực lượng đối lập mang đến bàn đàm phán ở Geneva những gì?

Liên Hợp Quốc trước đó cho biết, mục tiêu của cuộc đàm phán dự kiến kéo dài 6 tháng đầu tiên sẽ là một lệnh ngừng bắn, sau đó là việc hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm qua khiến hơn 250.000 người thiệt mạng, 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura liệu có thành công trong vai trò trung gian hòa giải cho vấn đề Syria? (Ảnh: Reuters)

Đánh giá về tầm quan trọng của cuộc đàm phán ở Geneva lần này, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier trả lời báo Welt am Sonntag cho rằng: “Chỉ có ngồi vào bàn đàm phán, các bên mới có thể tìm kiếm một cơ hội mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước mình”.

Tuy nhiên, ông Steinmeier cũng cảnh báo, để đạt được điều này, các bên liên quan cần phải chấp nhận hy sinh, biết nhượng bộ vì lợi ích quốc gia, dân tộc, nếu không, tất cả sẽ chỉ dẫn đến ngõ cụt.

Yêu cầu đầu tiên mà HNC mang đến cuộc đàm phán bao gồm việc cho phép các đoàn xe cứu trợ vào những khu vực bị phong tỏa – nơi có hàng chục nghìn người đang sống trong điều kiện được mô tả là “tồi tệ”.

Mới đây, Tổ chức bác sỹ không biên giới (MSF) cho biết, 16 người bị chết đói ở Madaya – thị trấn do quân Chính phủ kiểm soát. Đã có những cáo buộc cho rằng, lực lượng này ngăn chặn các chuyến hàng y tế tới Madaya.

"Hoàn toàn không thể chấp nhận được khi mọi người tiếp tục chết đói, và những trường hợp cần trợ giúp y tế khẩn cấp vẫn chưa được đưa ra khỏi khu vực này”, ông Brice de le Vingne, Giám đốc điều hành MSF cho biết.

Giám đốc điều hành MSF cũng nói thêm rằng: “Các bên tham chiến đều phải chịu trách nhiệm về chiến lược phong tỏa. Theo luật Nhân đạo Quốc tế, họ cần phải cho phép việc tiếp cận y tế và nhân đạo ngay lập tức. Điều này bao gồm việc lập tức dỡ bỏ các hạn chế cho phép sơ tán y tế ở những khu vực có người cần trợ giúp”.

Thông báo của MSF cho biết, ngoài các trường hợp chết đói, vẫn còn 320 trường hợp suy dinh dưỡng ở thị trấn Madaya – nơi chỉ có “vỏn vẹn” 200.000 dân. Trong số đó có nhiều trường hợp suy dinh dưỡng nặng và nếu không được điều trị có thể sẽ dẫn tới tử vong.

Liên Hợp Quốc cho biết, hiện có khoảng 400.000 người Syria đang cần viện trợ lương thực.

Ngoài ra, người phát ngôn của HNC Riyad Naasan Agha cũng cho biết, lực lượng này tuy không kêu gọi chấm dứt hoàn toàn tình trạng chiến tranh nhưng sẽ đòi hỏi phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc pháo kích của quân Chính phủ mà HNC gọi là “bừa bãi” vào các khu chợ, trường học và bệnh viện.

Tuy nhiên, cáo buộc này cho đến nay vẫn chưa thể kiểm chứng và quân đội của Tổng thống Assad cũng như không quân Nga đều khẳng định, họ tính toán rất kỹ lưỡng để không tấn công những địa điểm gần khu dân cư.

Hòa bình vẫn là ước mơ xa vời đối với người dân Syria. (Ảnh: Getty)

Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 30/1 đã có cuộc điện đàm để thảo luận về vấn đề tổ chức cuộc đàm phán ở Geneva (Thụy Sĩ) giữa các đại diện của Chính phủ Syria với phe đối lập nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn bốn năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Nga và Mỹ đều nhấn mạnh tới Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo đó, cuộc đàm phán nội bộ giữa các bên tại Syria cần phải xem xét các vấn đề như cuộc chiến chống khủng bố, tình hình nhân đạo và chuẩn bị cải cách chính trị trên cơ sở đồng thuận của các bên tại Syria.

Theo nhận định của giới phân tích, trong tình thế đã mất hoàn toàn lợi thế trên chiến trường vào tay lực lượng của ông Assad, việc phe đối lập “vin” vào vấn đề nhân đạo hay những vụ “tên rơi đạn lạc” để “vớt vát” chút lợi thế trên bàn đàm phán là hoàn toàn dễ hiểu.

Bản thân họ cũng chỉ tới Geneva sau đe dọa rút lui, đây cũng được cho là một “chiêu trò” câu giờ để gây thêm sức ép lên đối thủ, bởi chắc chắn, họ không thể không ngồi vào bàn đàm phán, đơn giản bởi vì nếu không làm như vậy, chẳng khác nào việc tự chối bỏ lợi ích trong “chiếc bánh” mà họ được chia phần.

Ở chiều ngược lại, Chính phủ của Tổng thống Syria đương nhiên không có lý gì phải nhượng bộ khi họ đang giành được lợi thế lớn trên thực địa, lợi thế ấy không phải từ “trên trời rơi xuống”, và đương nhiên nó cần phải được tiếp tục phát huy trên bàn đàm phán. Với những lý do này, có thể đoán được rằng, chặng đường chông gai 6 tháng phía trước có thể sẽ khó dẫn đến một kết quả như người dân Syria vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ đợi suốt gần 5 năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trước thềm đàm phán mới về hòa bình Syria: Rối như tơ vò
Trước thềm đàm phán mới về hòa bình Syria: Rối như tơ vò

VOV.VN - Hiện vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa các bên tham gia đàm phán và nhiều người không mấy lạc quan về triển vọng hòa bình cho Syria.

Trước thềm đàm phán mới về hòa bình Syria: Rối như tơ vò

Trước thềm đàm phán mới về hòa bình Syria: Rối như tơ vò

VOV.VN - Hiện vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa các bên tham gia đàm phán và nhiều người không mấy lạc quan về triển vọng hòa bình cho Syria.

Mỹ thừa nhận không kích ở Iraq và Syria gây thiệt hại cho dân thường
Mỹ thừa nhận không kích ở Iraq và Syria gây thiệt hại cho dân thường

VOV.VN - Liên minh do Mỹ dẫn đầu bày tỏ sự hối tiếc và gửi lời xin lỗi đến những gia đình có người thiệt mạng trong các cuộc không kích.

Mỹ thừa nhận không kích ở Iraq và Syria gây thiệt hại cho dân thường

Mỹ thừa nhận không kích ở Iraq và Syria gây thiệt hại cho dân thường

VOV.VN - Liên minh do Mỹ dẫn đầu bày tỏ sự hối tiếc và gửi lời xin lỗi đến những gia đình có người thiệt mạng trong các cuộc không kích.

Hà Lan tuyên bố tiến hành không kích IS tại Syria
Hà Lan tuyên bố tiến hành không kích IS tại Syria

VOV.VN - Trước đó, Hà Lan chỉ giới hạn hoạt động không kích nhằm vào cứ điểm của IS tại Iraq.

Hà Lan tuyên bố tiến hành không kích IS tại Syria

Hà Lan tuyên bố tiến hành không kích IS tại Syria

VOV.VN - Trước đó, Hà Lan chỉ giới hạn hoạt động không kích nhằm vào cứ điểm của IS tại Iraq.

"Đàm phán Syria cần phải đảm bảo quá trình chuyển giao chính trị”
"Đàm phán Syria cần phải đảm bảo quá trình chuyển giao chính trị”

VOV.VN - Các bên tại bàn đàm phán cần phải đạt được mục tiêu về một quá trình chuyển giao chính trị thành công.

"Đàm phán Syria cần phải đảm bảo quá trình chuyển giao chính trị”

"Đàm phán Syria cần phải đảm bảo quá trình chuyển giao chính trị”

VOV.VN - Các bên tại bàn đàm phán cần phải đạt được mục tiêu về một quá trình chuyển giao chính trị thành công.

Mỹ “gặp khó”  trong việc mời phe đối lập nào dự đàm phán Syria
Mỹ “gặp khó” trong việc mời phe đối lập nào dự đàm phán Syria

VOV.VN- Chính phủ của Tổng thống Mỹ Obama đang gặp khó khi họ không biết mời phe đối lập nào dự cuộc đàm phán về hòa bình ở Syria vào ngày 29/1.

Mỹ “gặp khó”  trong việc mời phe đối lập nào dự đàm phán Syria

Mỹ “gặp khó” trong việc mời phe đối lập nào dự đàm phán Syria

VOV.VN- Chính phủ của Tổng thống Mỹ Obama đang gặp khó khi họ không biết mời phe đối lập nào dự cuộc đàm phán về hòa bình ở Syria vào ngày 29/1.

Khủng hoảng nhân đạo ở Syria: thêm 16 người tại Madaya chết đói
Khủng hoảng nhân đạo ở Syria: thêm 16 người tại Madaya chết đói

VOV.VN- Đã có thêm 16 người chết đói tại thị trấn Madaya của Syria, mặc dù 2 chuyến hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc đã đến đây hồi đầu tháng này.

Khủng hoảng nhân đạo ở Syria: thêm 16 người tại Madaya chết đói

Khủng hoảng nhân đạo ở Syria: thêm 16 người tại Madaya chết đói

VOV.VN- Đã có thêm 16 người chết đói tại thị trấn Madaya của Syria, mặc dù 2 chuyến hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc đã đến đây hồi đầu tháng này.

Ngoại trưởng Nga- Mỹ sẽ đối thoại về tình hình Syria vào ngày 11/2
Ngoại trưởng Nga- Mỹ sẽ đối thoại về tình hình Syria vào ngày 11/2

VOV.VN- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Joh Kerry ngày 11/2 để bàn về tiến trình đàm phán hòa bình tại Syria.

Ngoại trưởng Nga- Mỹ sẽ đối thoại về tình hình Syria vào ngày 11/2

Ngoại trưởng Nga- Mỹ sẽ đối thoại về tình hình Syria vào ngày 11/2

VOV.VN- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Joh Kerry ngày 11/2 để bàn về tiến trình đàm phán hòa bình tại Syria.

Phe đối lập Syria chấp nhận đàm phán: Cơ hội mới cho hòa bình
Phe đối lập Syria chấp nhận đàm phán: Cơ hội mới cho hòa bình

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc phe đối lập trì hoãn tới Geneva là nhằm đạt được một sự nhượng bộ nào đó do họ đã mất lợi thế trên chiến trường.

Phe đối lập Syria chấp nhận đàm phán: Cơ hội mới cho hòa bình

Phe đối lập Syria chấp nhận đàm phán: Cơ hội mới cho hòa bình

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc phe đối lập trì hoãn tới Geneva là nhằm đạt được một sự nhượng bộ nào đó do họ đã mất lợi thế trên chiến trường.