Hội nghị BRICS bế mạc: Tăng cường hợp tác nội khối và chống khủng bố

VOV.VN - Từ “khủng bố” ngập tràn trong hội nghị lần này của khối BRICS. Nga thì đề cập nhiều đến Syria. Các bên cũng đạt được nhiều thỏa thuận về kinh tế.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) bế mạc tối 16/10 ở bang Goa của Ấn Độ, với việc lãnh đạo 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi thông qua Tuyên bố về kết quả hội nghị cũng như Kế hoạch hành động chung nhằm thực hiện Tuyên bố trên.

Quốc kỳ các nước trong khối BRICS. Ảnh: Oneindia.

Chủ đề năm chủ tịch BRICS của Ấn Độ là “Xây dựng các giải pháp phản ứng nhanh, nhiều thành phần tham gia và mang tính tập thể”, vì vậy Tuyên bố chung đề cập nhiều vấn đề, từ đẩy mạnh hợp tác kinh tế nội khối đến  các vấn đề "nóng" trên toàn cầu.

Tuyên bố chung đưa ra cuối hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết BRICS, hợp tác dựa trên lợi ích chung, đồng thời xác định các định hướng cơ bản nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược trên tinh thần cởi mở, đoàn kết. Các nước cam kết phối hợp trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền, tham nhũng cũng như chủ nghĩa khủng bố quốc tế. 

Đại diện 5 nước BRICS cũng thông qua Biên bản ghi nhớ về tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong tạo lập khuôn khổ cho các nghiên cứu nông nghiệp, tình hình của Ủy ban hợp tác thuế quan BRICS, cũng như Biên bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau giữa các học viện ngoại giao 5 nước. Ngoài ra, các vấn đề quốc tế như cuộc xung đột Syria, Ukraine, biến đổi khí hậu , tham nhũng…cũng được đề cập trong tuyên bố chung của hội nghị.

Là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cũng nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước thành viên trong việc đối phó với các thách thức mà khối hay thế giới đang phải đối mặt: “Chúng tôi trao đổi quan điểm về các vấn đề quan trọng toàn cầu bao gồm chủ nghĩa khủng bố, kinh tế và cần thiết phải cải cách cấu trúc quản trị toàn cầu. Chúng tôi cũng thống nhất về việc công nhận mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Đây không chỉ là mối đe dọa đối với sự ổn định, thịnh vượng kinh tế của khu vực và toàn cầu mà còn tác động đến xã hội, cuộc sống của người dân”.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay có ý nghĩa quan trọng khi đánh dấu mốc tròn 15 năm ra đời và phát triển. Tuy nhiên, Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên của khối này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nga và Brazil gặp khó khăn kinh tế do giá dầu mỏ trên thế giới giảm mạnh. Nền kinh tế đầu tàu Trung Quốc cũng có dấu hiệu chững lại.

Ngoài ra, các nước thành viên cũng đối mặt với nhiều rào cản khác như khoảng cách thu nhập lớn, tài chính thiếu minh bạch và cơ sở hạ tầng không đồng đều..... Chính vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để các nước đưa ra các đề xuất giải pháp cho vấn đề nội khối cũng như thế giới.

Mặc dù Tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị vẫn nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác nội khối, nhưng được cho là chưa thực sự đáp ứng mong mỏi của dư luận trước thềm hội nghị về việc “tìm kiếm sức sống mới” cho BRICS trong giai đoạn đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.

Trong lịch sử phát triển của mình kể từ Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Yekateringburg vào tháng 6/2009, hội nghị BRICS luôn được chờ đợi với những quyết sách quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển nội khối mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới, như quyết định thành lập Ngân hàng phát triển BRICS.

Tuy nhiên, Tuyên bố chung nhân dịp 15 năm phát triển cũng chỉ là những cam kết chung tăng cường hợp tác nội khối, hay tán dương những kết quả đã đạt được trong thời gian qua như với việc thành lập Ngân hàng phát triển mới.

Hi vọng về việc thành lập một cơ quan xếp hạng tín nhiệm BRICS- nhằm phục vụ tốt hơn cho các nền kinh tế đang phát triển, đối trọng với các cơ quan tương tự như Moody's, Standard & Poor's và Fitch có trụ sở ở các nước phương Tây cũng chỉ mới dừng lại ở việc nhất trí thúc đẩy nhanh quá trình thành lập, mà không có một thời gian biểu cụ thể.

Theo giới quan sát, vốn là một nhóm đầu tàu, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính, nhưng đối mặt với nhiều khó khăn nên chính các nước thành viên BRICS cũng phải cùng thúc đẩy những chương trình nghị sự riêng mình tại hội nghị lần này. Là nước chủ tịch BRICS, Ấn Độ muốn kêu gọi những nỗ lực chung đối phó với các mối đe dọa an ninh mà nước này đang phải đối mặt, trong đó có những bất đồng với Pakistan gần đây.

Theo giới quan sát chưa bao giờ từ “khủng bố” được đề cập nhiều trong các văn bản và tuyên bố của hội nghị BRICS như lần này. Trong khi đó Nga lại thúc đẩy nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Syria cùng các vấn đề quốc tế khác bao trùm chương trình nghị sự của cuộc họp.

Tuy vậy cũng có những điểm sáng tại hội nghị lần này đó là những thỏa thuận giá trị hàng tỉ USD được kí kết song phương bên lề hội nghị như Thỏa thuận quốc phòng và năng lượng giữa Ấn Độ và Nga. Ngoài ra, hội nghị lần này cũng là cơ hội để BRICS tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư chung với các nước Nam Á và Đông Nam Á thuộc Sáng kiến vùng vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC), với các cuộc họp mở rộng trong khuôn khổ 2 ngày họp của Hội nghị thượng đỉnh BRICS./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

BRICS và thách thức giải quyết những mối đe dọa toàn cầu
BRICS và thách thức giải quyết những mối đe dọa toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này là cơ hội để các nước thành viên thảo luận những thách thức về kinh tế và củng cố quan hệ hợp tác.

BRICS và thách thức giải quyết những mối đe dọa toàn cầu

BRICS và thách thức giải quyết những mối đe dọa toàn cầu

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này là cơ hội để các nước thành viên thảo luận những thách thức về kinh tế và củng cố quan hệ hợp tác.

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi
Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm nay khai mạc tại thành phố Ufa, Nga.

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

Thượng đỉnh BRICS: Thời điểm đột phá của các nền kinh tế mới nổi

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hôm nay khai mạc tại thành phố Ufa, Nga.

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?
Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

VOV.VN - Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi dự kiến ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng, trong đó có thỏa thuận chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 bên lề BRICS.

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

Bên lề BRICS: Ông Putin ký thỏa thuận chuyển giao S-400 cho Ấn Độ?

VOV.VN - Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi dự kiến ký kết nhiều thỏa thuận quốc phòng, trong đó có thỏa thuận chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 bên lề BRICS.

BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay
BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay

VOV.VN- Hội nghị BRICS đã triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước tới nay như xây dựng một ngân hàng phát triển và nguồn quỹ ngoại tệ chung của khối.

BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay

BRICS triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay

VOV.VN- Hội nghị BRICS đã triển khai những sáng kiến lớn nhất từ trước tới nay như xây dựng một ngân hàng phát triển và nguồn quỹ ngoại tệ chung của khối.