Hy Lạp có đổi mới sau khi bầu lại Thủ tướng Tsiprat?

VOV.VN -Một tháng sau khi từ chức Thủ tướng Hy Lạp, ông Alexis Tsipras lại được bầu vào đúng vị trí mà ông đã từ nhiệm trong tổng tuyển cử trước thời hạn.

Với một chiến thắng không quá khó khăn trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, ông Alexis Tsipras đã được cử tri Hy Lạp trao cho cơ hội thứ 2 để trở lại vị trí Thủ tướng và lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn quyết định hiện nay.

Cựu thủ tướng Hy Lạp, ông Alexis Tsipras vui mừng sau chiến thắng cuộc bầu cử. (Ảnh: Reuters) 

Tuy nhiên, thời gian sắp tới ông Tsiprat sẽ phải giải quyết nhiều hồ sơ được đánh giá là nhạy cảm và khẩn cấp.

Chiến thắng của ông Tsiprat được cho là không quá bất ngờ bởi trước đó, động thái ông từ chức và kêu gọi bầu cử sớm đã được nhiều chuyên gia phân tích chính trị xem là một nước cờ khôn ngoan để ông Tsiprat có thể quay trở lại chính trường với tâm thế ngẩng cao đầu. Tuy nhiên, dự báo chính phủ mới sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Ông Janis Emmanoulidis, chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm chính sách châu Âu cho biết: “Kết quả cuộc bầu cử vừa qua là không mấy bất ngờ, dù đảng Syriza bỏ cách khá xa đảng đối lập chính Dân chủ mới. Lá phiếu của cử tri Hy Lạp đã cho thấy họ tiếp tục đặt niềm tin vào ông Tsiprat, họ muốn trao cho ông ấy một cơ hội nữa. Họ tin ông Tsipratvà đảng của ông sẽ là một tác nhân của sự thay đổi và có thể nói là hầu hết người dân Hy Lạp đều muốn một sự thay đổi với đối với đất nước của mình.”

Theo kế hoạch, ông Tsipratsẽ phải bổ nhiệm các thành viên chính phủ mới trong 2 ngày tới. Trọng trách của cơ quan hành pháp mới này là thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và những cải cách mà nước này đã cam kết để nhận được gói cứu trợ quốc tế thứ 3 trị giá 86 tỷ euro. Nhiệm vụ hàng đầu và cũng được xem là quan trọng nhất đối với ông Tsiprat là đàm phán về việc giảm nợ cho Hy Lạp. Một thành viên đảng Syriza của ông Tsiprat khẳng định, để tăng cường lợi thế trong các cuộc đàm phán với châu Âu, Thủ tướng sẽ phải tìm kiếm sự thỏa hiệp với các đảng khác, chứ không riêng gì đảng cánh hữu “Những người Hy Lạp độc lập”, mới đây tuyên bố sẽ thành lập liên minh với Syriza. 

Chính phủ Hy Lạp muốn Liên minh châu Âu giảm nợ, tính đến hết tháng 4 vừa qua là hơn 300 tỷ euro, tức là chiếm tới gần 170% GDP của nước này, trong đó 197 euro là của các đối tác trong khu vực đồng tiền chung Âu. Tuy nhiên, Đức lại tỏ ra khá cứng rắn trong vấn đề này khi từ chối việc xóa nợ cho Hy Lạp. Câu hỏi đặt ra là liệu sự ra đi của những thành viên chống đối trong đảng Syriza chủ trương không trả nợ hoặc muốn quay lại sử dụng đồng drachma) có khiến các cuộc đàm phán trở nên dễ dàng hơn hay không?

Một hội đồng quốc gia về chính sách châu Âu, gồm các thành viên thuộc nhiều đảng phái của Hy Lạp dự kiến sẽ được thành lập, với nhiệm vụ cố vấn cho Bộ trưởng Tài chính.           

Có thể thấy, chương trình làm việc với Thủ tướng Tsiprat không hề nhẹ nhàng. Trong lễ ký thỏa thuận về gói cứu trợ thứ 3 hồi tháng 7 vừa qua, Chính phủ Hy Lạp đặc biệt đã cam kết điều chỉnh ngân sách tăng thuế và cải cách lương hưu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những điều chỉnh này sẽ rất khó thực hiện tại một xã hội Hy Lạp đã quá mệt mỏi sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng.

Một điều không thể không nhắc tới là việc chỉ 54% cử tri Hy Lạp tham gia cuộc bỏ phiếu diễn ra cuối tuần qua. Chuyên gia phân tích Janis Emmanoulidis cho biết: “Tỷ lệ cử tri bi bầu ở mức thấp lịch sử, cho thấy sự thất vọng của người dân Hy Lạp với các  tầng lớp chính trị. Một tín hiệu đáng lo ngại khác là đảng Bình Minh vàng một lần nữa về thứ 3 trong cuộc bầu cử. Dù không bất ngờ, song đây không phải là một dấu hiệu tốt cho sự ổn định chính trị và xã hội của Hy Lạp.”

Bên cạnh đó là bài toán nhập cư mà Liên minh châu Âu nói riêng và Hy Lạp nói chung tới nay vẫn chưa tìm ra được lời giải. Chính phủ trước đó của ông Tsiprattừng phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích cho rằng đã không hành động trước cuộc khủng hoảng này.

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 124 nghìn người nhập cư tới Hy Lạp bằng đường biển, cao hơn 750% so với cả năm ngoái. Cuộc khủng hoảng tị nạn đã gây tác động mạnh tới nền kinh tế vốn đã kiệt quệ của Hy Lạp.

Trong bối cảnh, các trại tị nạn tạm thời đã được dựng lên ở thủ đô Athens, chính phủ lâm thời Hy Lạp hồi giữa tuần qua tuyên bố xây dựng thêm 2 trung tâm tiếp nhận mới ở Lavrio, phía Nam thủ đô Athens và Thessalonique. Những trung tâm tiếp nhận này có khả năng đón tới 1.200 người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu Thủ tướng Hy Lạp Tsipras liệu có xứng đáng một cơ hội thứ hai?
Cựu Thủ tướng Hy Lạp Tsipras liệu có xứng đáng một cơ hội thứ hai?

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận ở Hy lạp cho thấy, Đảng cánh tả Syriza của cựu Thủ tướng Alexis Tsipras nhiều khả năng giành được nhiều ghế trong Quốc hội.

Cựu Thủ tướng Hy Lạp Tsipras liệu có xứng đáng một cơ hội thứ hai?

Cựu Thủ tướng Hy Lạp Tsipras liệu có xứng đáng một cơ hội thứ hai?

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận ở Hy lạp cho thấy, Đảng cánh tả Syriza của cựu Thủ tướng Alexis Tsipras nhiều khả năng giành được nhiều ghế trong Quốc hội.

Hy Lạp được rót tiền nhưng chưa hết nguy
Hy Lạp được rót tiền nhưng chưa hết nguy

VOV.VN- Tiền bắt đầu được giải ngân cho Hy Lạp nhưng việc Thủ tướng Alexis Tsipras từ chức đã làm dấy lên hoài nghi về hiệu quả của gói cứu trợ 86 tỷ euro.

Hy Lạp được rót tiền nhưng chưa hết nguy

Hy Lạp được rót tiền nhưng chưa hết nguy

VOV.VN- Tiền bắt đầu được giải ngân cho Hy Lạp nhưng việc Thủ tướng Alexis Tsipras từ chức đã làm dấy lên hoài nghi về hiệu quả của gói cứu trợ 86 tỷ euro.

Hy Lạp: Nữ chánh án tòa án tối cao làm Thủ tướng tạm quyền
Hy Lạp: Nữ chánh án tòa án tối cao làm Thủ tướng tạm quyền

VOV.VN - Bà Vassiliki Thanou được Tổng thống nước này bổ nhiệm làm Thủ tướng tạm quyền để điều hành đất nước, chuẩn bị cho cuộc bầu cử trước thời hạn

Hy Lạp: Nữ chánh án tòa án tối cao làm Thủ tướng tạm quyền

Hy Lạp: Nữ chánh án tòa án tối cao làm Thủ tướng tạm quyền

VOV.VN - Bà Vassiliki Thanou được Tổng thống nước này bổ nhiệm làm Thủ tướng tạm quyền để điều hành đất nước, chuẩn bị cho cuộc bầu cử trước thời hạn

Nữ Thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức
Nữ Thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức

VOV.VN- Nữ Thủ tướng tạm quyền đầu tiên tại Hy Lạp Vassiliki Thanou đã tuyên thệ nhậm chức và điều hành Chính phủ trước khi tổng tuyển cử diễn ra.

Nữ Thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức

Nữ Thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức

VOV.VN- Nữ Thủ tướng tạm quyền đầu tiên tại Hy Lạp Vassiliki Thanou đã tuyên thệ nhậm chức và điều hành Chính phủ trước khi tổng tuyển cử diễn ra.

Bất trắc hiện hữu trong cuộc bầu cử trước thời hạn ở Hy Lạp
Bất trắc hiện hữu trong cuộc bầu cử trước thời hạn ở Hy Lạp

VOV.VN - Quyết định bầu cử lập pháp trước thời hạn ở Hy Lạp vào ngày hôm nay 20/9 của ông Alexis Tsipras đang được nhận định là tiểm ẩn nhiều bất trắc.

Bất trắc hiện hữu trong cuộc bầu cử trước thời hạn ở Hy Lạp

Bất trắc hiện hữu trong cuộc bầu cử trước thời hạn ở Hy Lạp

VOV.VN - Quyết định bầu cử lập pháp trước thời hạn ở Hy Lạp vào ngày hôm nay 20/9 của ông Alexis Tsipras đang được nhận định là tiểm ẩn nhiều bất trắc.

Cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tổng tuyển cử trước thời hạn
Cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tổng tuyển cử trước thời hạn

VOV.VN -Các cử tri Hy Lạp hôm nay (20/9) bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ đầu năm.

Cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tổng tuyển cử trước thời hạn

Cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tổng tuyển cử trước thời hạn

VOV.VN -Các cử tri Hy Lạp hôm nay (20/9) bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ đầu năm.

Kết quả bầu cử Hy Lạp: Đảng Syriza giành chiến thắng
Kết quả bầu cử Hy Lạp: Đảng Syriza giành chiến thắng

VOV.VN - Trang mạng của Bộ Nội vụ Hy Lạp cho biết đảng Syriza đã giành được 35,54% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử, dựa trên 50% số phiếu được kiểm.

Kết quả bầu cử Hy Lạp: Đảng Syriza giành chiến thắng

Kết quả bầu cử Hy Lạp: Đảng Syriza giành chiến thắng

VOV.VN - Trang mạng của Bộ Nội vụ Hy Lạp cho biết đảng Syriza đã giành được 35,54% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử, dựa trên 50% số phiếu được kiểm.