Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

VOV.VN - Cho dù đi hay ở lại Eurozone, Hy Lạp và các thành viên EU vẫn rất cần nhau để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho cả 2 bên. 

Ngày 5/7, hàng triệu người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu cho việc ở hay đi ra khỏi khu vực đồng Eurozone. Nếu người dân Hy Lạp chọn việc ở lại, họ sẽ phải tiếp tục tuân theo chính sách “thắt lưng buộc bụng” khắc khổ, còn nếu Athens chấp nhận ra đi, thì họ sẽ mất đi cơ hội đàm phán với các chủ nợ EU.

Một tương lai ảm đạm dù chọn ở hay đi

Rõ ràng, điều mà nhiều người quan tâm trong cuộc trưng cầu dân ý không phải là tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ mà là các đề xuất mà các chủ nợ Châu Âu đưa ra sau khi không đạt được một thỏa thuận nào với Athens trước thời hạn chót vào cuối tháng 6/2015. 

Ngày 5/7, hàng triệu người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu cho việc ở hay đi ra khỏi khu vực đồng Eurozone (ảnh: Reuters)

Nếu phe ủng hộ ở lại Eurozone giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, Hy Lạp sẽ ngay lập tức đàm phán về một gói cứu trợ mới. Mặc dù điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận nhanh chóng cho phép Hy Lạp mở lại các ngân hàng nhưng liệu nó có đem lại một cuộc sống bình thường cho dân chúng hay không thì lại là chuyện khác.

Mặt khác, việc nói “có” không có nghĩa là Hy Lạp sẽ tìm được tiếng nói chung với các chủ nợ EU trong các đàm phán tới. Điều này sẽ phụ thuộc vào những gì sắp xảy ra trên mặt trận chính trị. Gói cứu trợ mới sẽ không thể được giải quyết trong vài ngày, và như vậy Hy Lạp sẽ vẫn cần phải chống chọi với hiện thực “khốn khó” trong thời gian trước mắt.

Còn nếu đa phần người dân Hy Lạp lựa chọn “không”, hệ quả gần nhất là Athens có nguy cơ tiếp tục vỡ nợ lần thứ 2 với khoản vay 3,49 tỷ euro cho ECB vào ngày 20/7.

Kể từ khi tuyên bố vỡ nợ trước đó vào ngày 1/7, tại đất nước Hy Lạp, các cửa hàng cạn kiệt lương thực thực phẩm và thuốc men, ngành du lịch đối mặt với làn sóng hoãn, hủy chuyến và các ngân hàng tuyên bố họ chỉ còn 1 tỷ euro tiền mặt cho đến hết cuối tuần - tương đương vỏn vẹn 90 euro mỗi đầu người ở đất nước 11 triệu dân này. Nếu Athens vỡ nợ một lần nữa với số tiền nợ 3,49 tỷ euro cho ECB, liệu đất nước này có thể đứng vững qua cơn khủng hoảng?

Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis thừa nhận, nước này không thể quay lại dùng đồng tiền drachma ngay cả khi muốn thế bởi Athens đã đập bỏ hết máy in tiền sau khi gia nhập Eurozone.

Việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone, không chỉ mỗi mình nước này phải gánh chịu hậu quả. Trả lời báo El Mundo (Tây Ban Nha), ông Varoufakis còn cảnh báo thêm rằng, châu Âu sẽ thiệt hại 1.000 tỉ euro nếu để Hy Lạp ra đi.

EU không còn “mặn mà”, Moscow ra sức lôi kéo

5 năm qua, EU đã quá mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp nổ ra vào cuối năm 2009, suýt chút nữa đã làm tan rã Khu vực đồng tiền chung châu Âu. 

Hơn thế nữa, những cuộc đàm phán về vấn đề nợ công Hy Lạp nhiều tháng qua không những không mang lại một kết quả khả quan nào mà ngược lại, càng làm cho mối quan hệ giữa Hy Lạp với EU thêm chia rẽ sâu sắc. Kể cả khi Hy Lạp tiếp tục ở lại Eurozone, EU cũng không còn “mặn mà” gì, các chuyên gia nhận định. 

Mối quan hệ EU- Hy Lạp sẽ đi đâu về đâu?

Trong cuộc phỏng vấn diễn ra trước cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, ông Yanis Varoufakis thậm chí đã miêu tả hành động của các chủ nợ giống như việc “khủng bố”.

Ông Varoufakis cho rằng, chủ nợ EU muốn dân Hy Lạp đồng ý với các điều khoản cứu trợ tài chính để họ có thể “làm bẽ mặt người dân Hy Lạp” và nhận định, việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chính của EU khi con số thiệt hại có thể lên tới 1.000 tỷ euro. 

Còn Thứ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Costas Isihos lại tin rằng, nếu kết quả cuộc trưng cầu ý dân là chấp nhận các điều kiện từ chủ nợ, Hy Lạp sẽ biến thành một thuộc địa kinh tế của Châu Âu. Những người cho vay hoàn toàn không quan tâm giúp đỡ thực sự con nợ, chỉ muốn tình hình vốn đã tồi tệ sẽ càng thêm trầm trọng hơn.

Trong bối cảnh những áp lực từ chủ nợ, BRICS có thể là một lựa chọn tốt đối với Hy Lạp - Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu (Research Global) của Canada nhận định. Hồi tháng 5/2015, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Sergei Storchak đã đề xuất với Thủ tướng Hy Lạp để nước này làm thành viên thứ 6 của BRICS.

Một động thái khác đáng chú ý, trong bối cảnh Moscow và Brussels đang mâu thuẫn trầm trọng vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã bất ngờ tuyên bố hủy kế hoạch xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương nam” (South Stream), không đi qua Ukraine mà xuyên qua Biển Đen, đi qua lãnh thổ Bulgaria tới Trung và Nam Âu.

Thay vào đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất xây dựng một đường ống tương tự đến Thổ Nhĩ Kỳ và thiết lập một trung tâm khí đốt trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để cung cấp khí đốt cho châu Âu. Trong dự án trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chỉ là những nhánh phụ, nhưng hiện nay họ đã được hưởng lợi hơn rất nhiều.

Về phần mình, Thủ tướng Hy Lạp đã tuyên bố, nước này đang tích cực tìm kiếm những đối tác mới, đối tác ấy có thể là Nga. Tại diễn đàn kinh tế quốc tế diễn ra tại thành phố St. Petersburg, Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp Giorgos Stathakis khẳng định, mối quan hệ Nga-Hy Lạp có “rất nhiều tiềm năng”.

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố Moscow sẵn sàng xem xét yêu cầu viện trợ tài chính cho Hy Lạp: “Chúng tôi sẽ ủng hộ bất kỳ giải pháp nào liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp mà Athens và các đối tác châu Âu khác đề xuất. Vấn đề quan trọng nhất đối với chúng tôi là các dự án đầu tư và thương mại với Hy Lạp. Nếu được yêu cầu hỗ trợ tài chính, chúng tôi sẽ cân nhắc đề nghị này".

Chưa thể buông tay nhau

Theo lời ông Gunther Oettinger đại diện Đức trong EU, việc loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng euro không phải là mục đích của Liên minh châu Âu mà là tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho 2 bên.

Nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone, không chỉ mình Hy Lạp phải gánh chịu hậu quả mà cả EU cũng sẽ nhận những hệ lụy nặng nề. Với tư cách là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có vị trí gần với Trung Đông và không quá xa với Nga. Hy Lạp là một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng, vì vậy việc quốc gia này vỡ nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của Eurozone. 

Người dân Hy Lạp xuống đường biểu tình ủng hộ nói không với đề xuất của các chủ nợ (Ảnh Reuters)

Ngay sau hôm Hy Lạp tuyên bố trưng cầu dân ý và đóng cửa ngân hàng, thị trường tài chính châu Âu và thế giới đã phản ứng tiêu cực. Các thị trường chứng khoán lớn ở châu Âu như Frankfurt, London hay Paris đồng loạt mất điểm.

Tuy mọi phân tích từ các chuyên gia kinh tế đều dẫn đến kết luận rằng một “Grexit” (Hy Lạp rời khỏi khối eurozone) ít có khả năng là một thảm họa từ góc độ kinh tế nhưng với các lãnh đạo chính trị của EU, một Grexit đang thành hiện thực và một “Brexit” (nước Anh rời khỏi EU) đang đến rất gần sẽ là một thảm họa chính trị cho tương lai của khối. Trước việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone, những người bi quan sẽ ngay lập tức cho rằng, EU đang bắt đầu tan rã. Mà những đánh giá tiêu cực như vậy, hẳn sẽ có tác động xấu đến vị thế của EU. 

Một số chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đang đặc biệt quan sát diễn biến ở Hy Lạp. Chính phủ ở những quốc gia này lo lắng về việc Athens rời khỏi Eurozone sẽ làm tăng cường các đảng và phong trào chống thắt lưng buộc bụng và chống euro trong quốc gia của họ.

Bên cạnh đó, Mỹ chắc hẳn cũng không mong muốn Hy Lạp chia tay với EU. Washington đang cố duy trì một mặt trận phương Tây thống nhất trong việc trừng phạt Nga quanh vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone, Moscow sẽ có cơ hội chen chân vào nhóm đồng minh châu Âu của Mỹ.

"Bạn có thể dễ dàng nhận ra bối cảnh chính trị này đúng là món quà cho Nga. Hy Lạp có thể ghét phương Tây và quay sang làm thân với Nga", Sebastian Mallaby tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) nhận xét.

Nhiều tháng nay, chính quyền Tổng thống Obama vẫn đang lặng lẽ thúc giục Đức và các thành viên EU khác tìm giải pháp giải quyết bế tắc với Hy Lạp. 

Julianne Smith - cựu quan chức Nhà Trắng cho biết tình hình Hy Lạp sẽ càng khiến Washington lo ngại về tính hiệu quả của EU. "Washington đang lo lắng về việc cả Hy Lạp rời eurozone và Anh rời EU. Chúng đều có tác động tiêu cực trong bối cảnh châu Âu cần thể hiện tính lãnh đạo nhiều hơn nữa", bà cho biết.

Mặc dù chỉ trích lối hành xử kiểu khủng bố của các chủ nợ EU nhưng Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis rất tin tưởng là nước này vẫn có thể đạt được thỏa thuận nào đó với các chủ nợ châu Âu. Theo ông việc không đạt được thỏa thuận sẽ gây thiệt hại vô kể với các bên.

Ông Yanis Varoufakis nói: “Nếu Hy Lạp sụp đổ, hàng ngàn tỷ euro sẽ mất theo. Đó là số tiền rất lớn và tôi không tin là châu Âu để điều đó xảy ra”.

Người dân Hy Lạp đổ xô đi rút tiền (Ảnh: Huffingtonpost)

Có thể thấy, Hy Lạp và EU, tuy cả 2 đều tỏ ra cứng rắn với nhau nhưng sự thực vẫn rất cần nhau. Dẫu cho lựa chọn của người dân Hy Lạp là gì thì EU và Hy Lạp vẫn cần phải ngồi vào bàn đàm phán một lần nữa để tìm giải pháp thích hợp cho cả 2 bên. Điều cần thiết lúc này là cả 2 bên cần phải tin tưởng nhau hơn, bớt “cứng rắn” trong một vài điều kiện nếu còn mong muốn giữ nhau lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hy Lạp đã sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân
Hy Lạp đã sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

VOV.VN -Hôm nay (5/7), người dân Hy Lạp sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về các đề xuất “đổi cải cách để lấy tiền cứu trợ” mà các chủ nợ đưa ra.

Hy Lạp đã sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

Hy Lạp đã sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân

VOV.VN -Hôm nay (5/7), người dân Hy Lạp sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về các đề xuất “đổi cải cách để lấy tiền cứu trợ” mà các chủ nợ đưa ra.

Vỡ nợ, Hy Lạp “nửa muốn, nửa không” ở lại Eurozone
Vỡ nợ, Hy Lạp “nửa muốn, nửa không” ở lại Eurozone

VOV.VN- Lâm vào cảnh vỡ nợ, tỉ lệ ủng hộ hoặc phản đối việc Hy Lạp đi hay ở lại Eurozone trước thềm cuộc trưng cầu dân ý rất sít sao.

Vỡ nợ, Hy Lạp “nửa muốn, nửa không” ở lại Eurozone

Vỡ nợ, Hy Lạp “nửa muốn, nửa không” ở lại Eurozone

VOV.VN- Lâm vào cảnh vỡ nợ, tỉ lệ ủng hộ hoặc phản đối việc Hy Lạp đi hay ở lại Eurozone trước thềm cuộc trưng cầu dân ý rất sít sao.

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý
Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

VOV.VN - Cuộc đấu giữa xu hướng ủng hộ và phản đối kế hoạch cải cách của chủ nợ quốc tế diễn ra quyết liệt. Kinh tế Hy Lạp tổn thất 1,2 tỷ euro trong tuần qua.

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

Cử tri Hy Lạp chia rẽ sâu sắc trước giờ trưng cầu dân ý

VOV.VN - Cuộc đấu giữa xu hướng ủng hộ và phản đối kế hoạch cải cách của chủ nợ quốc tế diễn ra quyết liệt. Kinh tế Hy Lạp tổn thất 1,2 tỷ euro trong tuần qua.

Bất đồng về tương lai tại Eurozone len đến từng gia đình Hy Lạp
Bất đồng về tương lai tại Eurozone len đến từng gia đình Hy Lạp

VOV.VN- Cả gia đình Danikoglous đang “căng như dây đàn” bởi bất đồng về việc có bỏ phiếu ủng hộ việc Hy Lạp ở lại Eurozone hay không.

Bất đồng về tương lai tại Eurozone len đến từng gia đình Hy Lạp

Bất đồng về tương lai tại Eurozone len đến từng gia đình Hy Lạp

VOV.VN- Cả gia đình Danikoglous đang “căng như dây đàn” bởi bất đồng về việc có bỏ phiếu ủng hộ việc Hy Lạp ở lại Eurozone hay không.

Người dân Hy Lạp bắt đầu bỏ phiếu về tương lai nước này tại Eurozone
Người dân Hy Lạp bắt đầu bỏ phiếu về tương lai nước này tại Eurozone

VOV.VN- Người dân Hy Lạp ngày 5/7 đi bỏ phiếu về việc có chấp thuận các giải pháp “thắt lưng buộc bụng” để đổi lại việc được ở lại Eurozone hay không.

Người dân Hy Lạp bắt đầu bỏ phiếu về tương lai nước này tại Eurozone

Người dân Hy Lạp bắt đầu bỏ phiếu về tương lai nước này tại Eurozone

VOV.VN- Người dân Hy Lạp ngày 5/7 đi bỏ phiếu về việc có chấp thuận các giải pháp “thắt lưng buộc bụng” để đổi lại việc được ở lại Eurozone hay không.

Người Hy Lạp tham gia trưng cầu dân ý trong tâm trạng đầy bất an
Người Hy Lạp tham gia trưng cầu dân ý trong tâm trạng đầy bất an

VOV.VN- Người dân Hy Lạp ngày 5/7 đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của nước này tại Eurozone.

Người Hy Lạp tham gia trưng cầu dân ý trong tâm trạng đầy bất an

Người Hy Lạp tham gia trưng cầu dân ý trong tâm trạng đầy bất an

VOV.VN- Người dân Hy Lạp ngày 5/7 đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của nước này tại Eurozone.