Iran và P5+1 có đạt được thỏa thuận ngay trước thời hạn chót?

VOV.VN -Việc kéo dài thời gian đàm phán sẽ tạo nên những thách thức mới, nhưng sự vội vàng có thể làm hỏng những nỗ lực ngoại giao đến từ hai phía.

Trong tuần này, nhóm P5+1 (bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức) sẽ tập trung tại thủ đô Vienna của Áo để tìm kiếm thỏa thuận hạt nhân lâu dài với Iran trong cuộc đàm phán cuối cùng trước thời hạn chót, ngày 24/11.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi tuần này là “tuần quyết định” để giải quyết những tranh cãi về chương trình hạt nhân Iran sau nhiều tháng đàm phán bế tắc và đây là cơ hội lịch sử mà Iran không nên bỏ lỡ để giải tỏa hoàn toàn những lo ngại của cộng đồng quốc tế và chấm dứt sự cô lập.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif bắt tay trong cuộc họp tại Muscat, Oman ngày 9/11 (Ảnh AP)

Đối với các cường quốc phương Tây, mục tiêu đàm phán lần này sẽ là việc đạt được một thỏa thuận nhằm giới hạn sự phát triển hạt nhân của Iran và ngăn cản nước này sản xuất bom hạt nhân.

Còn với người Iran, mục tiêu của họ trong các cuộc đàm phán luôn là nhằm đạt được cam kết dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây và đảm bảo cho việc phát triển chương trình hạt nhân dân sự của mình.

Vậy, những trở ngại chính của thỏa thuận hạt nhân Iran là gì và liệu hai bên có thể giải quyết những bất đồng trong cuộc đàm phán tại Vienna lần này?

Những trở ngại chính

Tháng 11/2013, Iran và P5+1 đã đạt được thỏa thuận tạm thời theo đó, Iran đồng ý giới hạn phạm vi chương trình làm giàu uranium, tạm dừng hoạt động một số cơ sở hạt nhân và chấp nhận cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh sát thường xuyên. Đổi lại, P5+1 chấp nhận rút lại một số các biện pháp trừng phạt đối với Iran và không áp đặt các lệnh trừng phạt mới vì vấn đề hạt nhân.

Từ đó đến nay, hai bên đã trải qua rất nhiều các cuộc gặp mặt tại Brussels, Oman và Vienna nhằm tìm kiếm giải pháp cuối cùng cho vấn đề này mà không có tiếng nói chung trong một số vấn đề quan trọng.

Rào cản chính mà các nhà đàm phán phải đối mặt là vấn đề làm giàu uranium. Theo giới phân tích, bất chấp việc Iran luôn tuyên bố nước này chỉ phát triển chương trình làm giàu uranium vì mục đích hòa bình, tuy nhiên quy mô và tốc độ phát triển của chương trình này được cho đã vượt quá xa so với nhu cầu thực tế của Iran.

Các cường quốc phương Tây lo ngại rằng, Iran cũng đang đồng thời phát triển chương trình này nhằm hỗ trợ sản xuất vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tehran cho rằng việc mở rộng chương trình là cần thiết cho sự phát triển hạt nhân dân sự của Iran.

Năm ngoái, Iran thông báo có 16 cơ sở hạt nhân phù hợp với mục đích xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới trong vòng 15 năm tới. Ngày 11/11 vừa qua, nước này đã ký kết thỏa thuận hạt nhân với Nga (1 trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), theo đó, Nga sẽ giúp Iran xây dựng thêm 8 lò phản ứng hạt nhân mới.

Một vấn đề khác sẽ được hai bên mang ra đàm phán là kế hoạch xây dựng lò phản ứng nước nặng tại Arak. Phương Tây lo ngại rằng, lò phản ứng này có khả năng sản xuất một số lượng lớn plutonium, mở đường cho Iran phát triển bom hạt nhân.

Bản thiết kế xây dựng lò phản ứng nước nặng tại Arak của Iran (Ảnh DPA)

Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy, đã có những tiến bộ trong vấn đề này khi Iran chấp nhận sửa đổi thiết kế lò phản ứng nhằm giảm bớt những lo ngại của phương Tây.

Những chương trình hạt nhân phục vụ mục đích quân sự trong quá khứ hiện cũng đang là một trong những trở ngại chính cho vòng đàm phán lần này. Năm 2011, IAEA đã công bố nhiều bằng chứng liên quan tới quá trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Iran kể từ cuối những năm 1970. Kể từ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng yêu cầu Iran cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình trên. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xử lý hết sức tế nhị để tránh nảy sinh những rắc rối còn lớn hơn.

Nếu Iran thừa nhận hoạt động phát triển vũ khí trong quá khứ, nước này sẽ khó có thể thuyết phục phương Tây rằng, chương trình hạt nhân của Iran là hoàn toàn vì hòa bình và có thể đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị giữa các đảng phái trong nước.

Tuy nhiên, nếu Iran bác bỏ những cáo buộc này, lòng tin tưởng của P5+1 đối với những cam kết về một giải pháp hạt nhân lâu dài có thể bị suy giảm mạnh.

Thừa nhận một “điểm đen” trong quá khứ không phải là điều kiện để đạt được giải pháp lâu dài trong tương lai. Theo các nhà phân tích, các nhà đàm phán hoàn toàn có thể tạm bỏ qua vấn đề này để đạt được thỏa thuận lâu dài.

Việc giám sát hạt nhân tại Iran cũng sẽ là một vấn đề gây căng thẳng trong vòng đàm phán tại Vienna. Kể từ năm 2002 khi các hoạt động hạt nhân không khai báo của Iran bị phát hiện, chương trình hạt nhân của Iran vẫn tiếp tục được che giấu với những bí ẩn.

Do đó, để P5+1 tin rằng, Iran sẽ tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, nước này sẽ phải chấp thuận một cơ chế giám sát cực kỳ chặt chẽ.

Tuy nhiên, Iran sẽ đặt ra nhiều điều kiện cho công tác giám sát này. Đồng thời, chính quyền Tehran cũng muốn tránh những biện pháp giám sát lâu dài đặc biệt mà Iraq phải trải qua sau khi các thanh sát viên của IAEA phát hiện chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân của nước này vào năm 1991.

Cuối cùng, về phía Iran, nước này mong muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước này. Các lệnh cấm vận của Mỹ, EU va Liên Hợp Quốc đã cản trở Iran thực hiện các cam kết về tăng trưởng thương mại quốc tế.

Tỉ lệ tăng trưởng GDP của Iran đang đi xuống trong khi lạm phát đang tăng cao do các lệnh trừng phạt (Nguồn AI Source)

Nếu như việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU và Liên Hợp Quốc tương đối đơn giản thì thách thức lớn nhất của Iran đến từ phía Mỹ khi mà chỉ có Quốc hội Mỹ mới có thể thông qua việc chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế với Iran.

Tuy nhiên, xét về lâu dài, chính quyền Tổng thống Obama sẽ từng bước giảm dần các biện pháp trừng phạt với Tehran tương tự như trường hợp với Libya năm 2004.

Ngoài những trở ngại trên, một yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến các cuộc đàm phán tuần này, đó là sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.

Bất chấp việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới đây cho biết, không có liên hệ giữa các cuộc đàm phán hạt nhân và vấn đề hợp tác chống IS, tuy nhiên, trong bối cảnh Washington đang quan tâm tới việc ngăn chặn sự phát triển của IS, chính quyền Tehran nhiều khả năng sẽ đặt vấn đề này trên bàn đàm phán.

Đầu tháng này xuất hiện nhiều thông tin cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư cho lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei về việc hợp tác chống IS.

Điều đáng nói là trước đó, Chính phủ Mỹ từng bác bỏ đề xuất hợp tác của các quan chức Iran để đổi lấy sự linh hoạt của phương Tây trong các cuộc đàm phán cũng như việc kéo dài thời hạn chót để tìm ra giải pháp cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Với việc cả hai nước đều đang tăng cường hỗ trợ quân đội Iraq, sự hợp tác giữa hai “kẻ thù” lâu năm hoàn toàn có thể diễn ra.

Triển vọng cho một thỏa thuận

Vậy từ những trở ngại trên, triển vọng để cả hai bên đạt được thỏa thuận hạt nhân lâu dài trước thời hạn chót đang đến gần là gì?

Một vòng đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 (Ảnh PressTV)

 Bất chấp những trở ngại đã kéo dài suốt nhiều cuộc thương lượng trước đó, đây được cho là cơ hội tốt nhất để các bên đạt được tiếng nói chung. Tuy vậy, việc vội vàng đạt được một thỏa thuận bất bình đẳng có thể làm chệch hướng tiến trình.

Tại Iran, chương trình hạt nhân Iran từ lâu vẫn được coi nguồn khích lệ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của người dân, củng cố niềm tin với chính quyền. Hơn nữa, từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo 1979, tư tưởng “bài Mỹ” là tư tưởng chính của nền chính trị Iran.

Nếu như thỏa thuận hạt nhân được ký kết, Thủ tướng Rouhani sẽ phải nỗ lực thuyết phục rằng, kết quả này là một chiến thắng, phù hợp với cuộc đấu tranh của chính quyền Tehran.

Ở phía bên kia, Tổng thống Obama nhiều khả năng cũng phải đối mặt với tình huống tương tự. Với áp lực của các nghị sị Quốc hội luôn thể hiện quan điểm cứng rắn với Iran, cộng với chiến thắng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, chính quyền ông Obama cần phải chứng minh, thỏa thuận lần này là một thành công của nước Mỹ.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình chung, hy vọng về việc đạt được thỏa thuận hạt nhân lâu dài trước thời hạn chót 24/11 có thể là quá sớm. Rất có thể, thời hạn chót sẽ được Iran và P5+1 đồng ý gia hạn để giải quyết những trở ngại giữa hai bên.

Việc kéo dài thời gian đàm phán quá lâu có thể sẽ mang lại những thách thức mới, nhưng ngược lại, sự vội vàng hoàn toàn có khả năng làm hỏng những nỗ lực ngoại giao đến từ hai phía./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga, Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân toàn diện cuối cùng
Nga, Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân toàn diện cuối cùng

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Nga rất lạc quan nhưng chưa phải ở mức độ chắc chắn thỏa thuận hạt nhân toàn diện này sẽ đạt được.

Nga, Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân toàn diện cuối cùng

Nga, Iran lạc quan về thỏa thuận hạt nhân toàn diện cuối cùng

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Nga rất lạc quan nhưng chưa phải ở mức độ chắc chắn thỏa thuận hạt nhân toàn diện này sẽ đạt được.

Trung Quốc hợp tác với Iran để đối phó khủng bố Tân Cương
Trung Quốc hợp tác với Iran để đối phó khủng bố Tân Cương

VOV.VN - Người phụ trách công tác an ninh nội địa của Trung Quốc vừa sang thăm Iran nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác lớn hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trung Quốc hợp tác với Iran để đối phó khủng bố Tân Cương

Trung Quốc hợp tác với Iran để đối phó khủng bố Tân Cương

VOV.VN - Người phụ trách công tác an ninh nội địa của Trung Quốc vừa sang thăm Iran nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác lớn hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.

Mỹ-EU-Iran đàm phán 3 bên về chương trình hạt nhân
Mỹ-EU-Iran đàm phán 3 bên về chương trình hạt nhân

VOV.VN - Cuộc thảo luận diễn ra trong 2 ngày tại thủ đô Muscat của Oman, tập trung vào các vấn đề cốt lõi liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran

Mỹ-EU-Iran đàm phán 3 bên về chương trình hạt nhân

Mỹ-EU-Iran đàm phán 3 bên về chương trình hạt nhân

VOV.VN - Cuộc thảo luận diễn ra trong 2 ngày tại thủ đô Muscat của Oman, tập trung vào các vấn đề cốt lõi liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran

Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Iran
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Iran

VOV.VN - Nga ngày 11/11 công bố kế hoạch xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới “phục vụ mục đích hòa bình” ở Iran.

Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Iran

Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Iran

VOV.VN - Nga ngày 11/11 công bố kế hoạch xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới “phục vụ mục đích hòa bình” ở Iran.

 Đàm phán giữa Iran và P5+1 có thể kéo dài đến 24/11
Đàm phán giữa Iran và P5+1 có thể kéo dài đến 24/11

VOV.VN -Thời gian kéo dài nhằm thu hẹp bất đồng giữa Iran và các cường quốc về chương trình hạt nhân còn đang gây tranh cãi.

 Đàm phán giữa Iran và P5+1 có thể kéo dài đến 24/11

Đàm phán giữa Iran và P5+1 có thể kéo dài đến 24/11

VOV.VN -Thời gian kéo dài nhằm thu hẹp bất đồng giữa Iran và các cường quốc về chương trình hạt nhân còn đang gây tranh cãi.

Iran, P5+1 bước vào vòng đàm phán hạt nhân cuối cùng
Iran, P5+1 bước vào vòng đàm phán hạt nhân cuối cùng

VOV.VN - Các cuộc đàm phán tại Vienna, Áo diễn ra trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng giữa các bên liên quan tới các vấn đề chủ chốt.

Iran, P5+1 bước vào vòng đàm phán hạt nhân cuối cùng

Iran, P5+1 bước vào vòng đàm phán hạt nhân cuối cùng

VOV.VN - Các cuộc đàm phán tại Vienna, Áo diễn ra trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng giữa các bên liên quan tới các vấn đề chủ chốt.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thật sự “đi đêm” với Iran để chống IS
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thật sự “đi đêm” với Iran để chống IS

VOV.VN -Việc Tổng thống Mỹ gửi mật thư cho lãnh tụ tinh thần của Iran cho thấy sự bất đồng trong nội bộ nước Mỹ và giữa Mỹ với các đồng minh ở Trung Đông.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thật sự “đi đêm” với Iran để chống IS

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thật sự “đi đêm” với Iran để chống IS

VOV.VN -Việc Tổng thống Mỹ gửi mật thư cho lãnh tụ tinh thần của Iran cho thấy sự bất đồng trong nội bộ nước Mỹ và giữa Mỹ với các đồng minh ở Trung Đông.

Đàm phán hạt nhân: Mỹ và Iran không dễ vượt qua những bất đồng
Đàm phán hạt nhân: Mỹ và Iran không dễ vượt qua những bất đồng

VOV.VN - Hai vấn đề gây bất đồng chính giữa 2 bên là quy mô chương trình làm giàu uranium của Iran trong tương lai và vấn đề lộ trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Đàm phán hạt nhân: Mỹ và Iran không dễ vượt qua những bất đồng

Đàm phán hạt nhân: Mỹ và Iran không dễ vượt qua những bất đồng

VOV.VN - Hai vấn đề gây bất đồng chính giữa 2 bên là quy mô chương trình làm giàu uranium của Iran trong tương lai và vấn đề lộ trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt.