IS đang làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực?

VOV.VN - Kể từ khi Mỹ không kích phiến quân IS ở Iraq và Syria tới nay, đã có hàng trăm chiến binh và hàng chục căn cứ quan trọng của IS bị tấn công.

Liên minh quốc tế chống IS cũng đã hình thành với hơn 50 nước tham gia. Tuy nhiên, sự tác động của cuộc chiến này đến cấu trúc an ninh khu vực sẽ như thế nào cũng đang được dư luận quan tâm. 

Từ chính trị… 

Kể từ khi diễn biến tình hình Iraq xấu đi đã trực tiếp tác động tiêu cực đến an ninh của các nước có chung đường biên giới với Iraq và khu vực Trung Đông. Theo đó, xu hướng ly khai, cát cứ của các tổ chức Hồi giáo cực đoan đã hình thành ở nhiều nước trong khu vực. 

Một chiến binh người Kurd theo dõi bước tiến của phiến quân IS (Ảnh Reuters)

Tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Qaeda ở bán đảo Arab đã công bố thành lập “Tiểu vương quốc Hồi giáo” tại tỉnh Hadhramaut (Yemen) trải dài từ vịnh Eden đến biên giới Arab Saudi. 

Nhóm phiến quân Hồi giáo Ansar al-Sharia bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế cũng tuyên bố thành lập “Tiểu vương quốc Hồi giáo” tại tỉnh Benghazi (Libya)... 

Việc chính quyền Iraq do Mỹ xây dựng bất lực trong quản lý đất nước, phải kêu gọi nước ngoài can thiệp đã tạo cớ cho các nước trực tiếp can thiệp về quân sự, chính trị và kinh tế vào Iraq, đẩy nước này vào tình thế ngày càng bị phụ thuộc vào bên ngoài, biến Iraq thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các nước, nhất là các nước lớn. 

Iraq kêu gọi và tiếp nhận hỗ trợ từ cả Iran và Mỹ đã tạo ra “cơ hội” cho Iran và Mỹ cải thiện quan hệ song phương. Theo giới chức ngoại giao Iran, tuy đã xuất hiện khả năng Mỹ và Iran hợp tác hỗ trợ Iraq chống IS, nhưng vẫn còn rào cản do nghi kỵ lẫn nhau xung quanh vấn đề hạt nhân. 

Tình hình nội chiến ở Syria còn phức tạp hơn. Khi Mỹ và các thành viên NATO, chống IS, nhưng cũng muốn chống cả ông Bashar al-Assad. Vì thế, cả Iraq và Syria đều không được Mỹ mời tham gia Liên minh chống IS. 

Nếu IS thành công tại Iraq thì sẽ là tiền lệ vô cùng xấu cho các thành viên Liên đoàn Arab. Vì tổ chức này vừa là mối đe dọa thường trực đến an ninh khu vực, lại vừa người “cổ xúy” cho phe phái đối lập hiện có trong nội bộ các nước ở Ai Cập, Bahrain, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Sudan, Tunisia… và đang chờ cơ hội vùng lên, có thể sẽ tạo ra hiệu ứng Domino trong khu vực. 

… đến kinh tế 

Cuộc khủng hoảng khởi nguồn tại Iraq, tác động xấu đến giá dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới. Tác động đến nguồn cung toàn cầu, do Iraq sản xuất hơn 30% số thùng  dầu mỗi ngày, đứng thứ hai trong OPEC. 

Việc phiến quân IS mở rộng địa bàn chiếm đóng và nay là bãi chiến trường, trong đó có những khu vực sản xuất dầu lớn của Iraq, đã và sẽ gây ra gián đoạn nguồn cung và làm tăng giá dầu trên thị trường quốc tế. 

Giá dầu tăng kéo dài có thể sẽ tạo ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Đồng thời, tạo ra dư địa để các cường quốc thế giới chi phối nguồn khai thác và cung ứng dầu mỏ theo hướng có lợi cho họ. 

Theo một nghiên cứu của ngân hàng ANZ, ASEAN có khả năng đối phó và thích ứng với việc giá dầu khoảng hơn 100 USD/thùng, nhưng nếu giá cao quá có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lạm phát và buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa. 

Và cấu trúc khu vực…

Chính quyền của Tổng thống Syria Assad đang được hưởng lợi do IS hướng đến chiến trường Iraq. Khiến Syria có thể tập trung lực lượng đối phó với các nhóm nổi dậy khác ở đây. Mặt khác, cuộc khủng hoảng tại Iraq cũng khiến Mỹ và phương Tây “sao nhãng” vấn đề chống Syria, vì hiện tại IS cũng đang là mối đe dọa lớn đối với phe đối lập ở Syria. 

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến các diễn biến ở Iraq, vì vấn đề người Kurd và năng lượng ở phía Bắc Iraq nằm trong lợi ích kinh tế và chính trị của họ.

Một chiến binh IS khoe chiến lợi phẩm của mình (Ảnh AP)

Vì nếu người Kurd ở Iraq thành lập một nhà nước riêng sẽ tác động lớn đến 5 triệu người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay đã can dự vào vấn đề chính trị giữa chính phủ trung ương Iraq và chính quyền tự trị người Kurd (KRG) liên quan đến việc khai thác và vận chuyển năng lượng. 

Đối với Iran, sự mở rộng phạm vi hoạt động của các nhóm thánh chiến Sunni được trang bị vũ khí hiện đại ở khu vực biên giới phía Tây đe dọa nhà nước Iraq - đồng minh chủ chốt của Iran - là một vấn đề đặc biệt quan ngại.

Sự trỗi dậy của IS tại cả Iraq và Syria được coi là đòn chiến lược tác động tới các lợi ích của Iran. Nếu không ngăn chặn được mối họa IS, thì những thành quả mà Iran gây dựng tại Iraq có thể sẽ tiêu tan.

Bên cạnh đó, Iran cũng quan ngại nếu người Kurd Iraq độc lập sẽ khuyến khích người Kurd ở thành phố Mahabad và các phong trào li khai khác phát triển. Do vậy, một nhà nước Iraq toàn vẹn và ổn định đóng vai trò rất quan trọng mà Iran đang hướng tới.

Ba máy bay F18 của Mỹ chuẩn bị không kích IS (Ảnh AFP)
 Đối với Arab Saudi và IS có thể chung lợi ích trong việc chứng kiến sự sụp đổ của chế độ Assad và Maliki, nhưng Arab Saudi cũng không có lợi ích gì khi ủng hộ IS vì đây là tổ chức khó tin cậy và không thể kiểm soát được. 

Điều đó giải thích vì sao Arab Saudi phải triển khai thêm 30.000 quân tới biên giới giáp với Iraq để phòng ngừa mối đe dọa từ IS và chấp nhận tham gia Liêm minh quốc tế chống IS do Mỹ lãnh đạo. 

Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh chỉ giới hạn chống IS từ trên không trong thời gian tới, thì cả Iraq và Syria sẽ tiếp tục lún sâu vào bất ổn, khu vực Trung Đông sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều cuộc xung đột tiềm ẩn liên quan đến tôn giáo, sắc tộc. 

Vì thế, giới phân tích cho rằng, những chuyển động trong cấu trúc an ninh đang theo xu hướng bất lợi cho khu vực. Và hồi kết của cuộc chiến chống IS của Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu vẫn khó đoán định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày thứ 2 liên tiếp, Mỹ không kích vào các cơ sở lọc dầu của IS
Ngày thứ 2 liên tiếp, Mỹ không kích vào các cơ sở lọc dầu của IS

VOV.VN -Các cuộc không kích nhằm vào nhà máy lọc dầu đang góp phần làm tê liệt nguồn tài chính lên đến hơn 2 triệu USD/ngày của phiến quân IS.

Ngày thứ 2 liên tiếp, Mỹ không kích vào các cơ sở lọc dầu của IS

Ngày thứ 2 liên tiếp, Mỹ không kích vào các cơ sở lọc dầu của IS

VOV.VN -Các cuộc không kích nhằm vào nhà máy lọc dầu đang góp phần làm tê liệt nguồn tài chính lên đến hơn 2 triệu USD/ngày của phiến quân IS.

Mỹ tiếp tục các đợt không kích IS ở Syria
Mỹ tiếp tục các đợt không kích IS ở Syria

Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, Mỹ và các nước không kích IS. Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ, tướng Martin Demsey đã có cuộc họp báo về kết quả chiến dịch

Mỹ tiếp tục các đợt không kích IS ở Syria

Mỹ tiếp tục các đợt không kích IS ở Syria

Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, Mỹ và các nước không kích IS. Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ, tướng Martin Demsey đã có cuộc họp báo về kết quả chiến dịch

Tổ chức al- Nusra thề trả đũa các cuộc không kích của Mỹ vào Syria
Tổ chức al- Nusra thề trả đũa các cuộc không kích của Mỹ vào Syria

VOV.VN - Theo al- Nusra, chiến dịch không kích của Mỹ giờ đã trở thành một cuộc chiến chống lại toàn thể người dân Hồi giáo.

Tổ chức al- Nusra thề trả đũa các cuộc không kích của Mỹ vào Syria

Tổ chức al- Nusra thề trả đũa các cuộc không kích của Mỹ vào Syria

VOV.VN - Theo al- Nusra, chiến dịch không kích của Mỹ giờ đã trở thành một cuộc chiến chống lại toàn thể người dân Hồi giáo.

Mỹ đã “vi phạm luật quốc tế” khi không kích Nhà nước Hồi giáo IS
Mỹ đã “vi phạm luật quốc tế” khi không kích Nhà nước Hồi giáo IS

VOV.VN - Nga cho rằng Mỹ đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS mà không được Syria cho phép.

Mỹ đã “vi phạm luật quốc tế” khi không kích Nhà nước Hồi giáo IS

Mỹ đã “vi phạm luật quốc tế” khi không kích Nhà nước Hồi giáo IS

VOV.VN - Nga cho rằng Mỹ đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS mà không được Syria cho phép.

Giám đốc FBI: Không kích Syria không giúp Mỹ loại trừ các mối đe dọa
Giám đốc FBI: Không kích Syria không giúp Mỹ loại trừ các mối đe dọa

VOV.VN - Ông James Comey ngày 25/9 cho biết ông không tin rằng việc Mỹ không kích Syria có thể giúp Mỹ loại trừ nguy cơ bị tấn công khủng bố.

Giám đốc FBI: Không kích Syria không giúp Mỹ loại trừ các mối đe dọa

Giám đốc FBI: Không kích Syria không giúp Mỹ loại trừ các mối đe dọa

VOV.VN - Ông James Comey ngày 25/9 cho biết ông không tin rằng việc Mỹ không kích Syria có thể giúp Mỹ loại trừ nguy cơ bị tấn công khủng bố.

2 chiến đấu cơ của Anh đến Iraq không kích Nhà nước Hồi giáo IS
2 chiến đấu cơ của Anh đến Iraq không kích Nhà nước Hồi giáo IS

2 máy bay chiến đấu ném bom Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ RAF ở Cộng hòa Síp đến Iraq, Bộ Quốc phòng Anh cho biết

2 chiến đấu cơ của Anh đến Iraq không kích Nhà nước Hồi giáo IS

2 chiến đấu cơ của Anh đến Iraq không kích Nhà nước Hồi giáo IS

2 máy bay chiến đấu ném bom Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ RAF ở Cộng hòa Síp đến Iraq, Bộ Quốc phòng Anh cho biết

Đan Mạch điều 7 máy bay F-16 tham gia không kích IS
Đan Mạch điều 7 máy bay F-16 tham gia không kích IS

VOV.VN - Chính phủ Đan Mạch ngày 26/9 tuyên bố tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu tại Iraq.            

Đan Mạch điều 7 máy bay F-16 tham gia không kích IS

Đan Mạch điều 7 máy bay F-16 tham gia không kích IS

VOV.VN - Chính phủ Đan Mạch ngày 26/9 tuyên bố tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu tại Iraq.            

Mỗi ngày Mỹ tốn 7-10 triệu USD cho các cuộc không kích IS
Mỗi ngày Mỹ tốn 7-10 triệu USD cho các cuộc không kích IS

VOV.VN - Đó là thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết trong buổi họp báo ngày 26/9.

Mỗi ngày Mỹ tốn 7-10 triệu USD cho các cuộc không kích IS

Mỗi ngày Mỹ tốn 7-10 triệu USD cho các cuộc không kích IS

VOV.VN - Đó là thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết trong buổi họp báo ngày 26/9.

Bất chấp bị Mỹ không kích, IS vẫn nã pháo 1 thị trấn của người Kurd
Bất chấp bị Mỹ không kích, IS vẫn nã pháo 1 thị trấn của người Kurd

VOV.VN - Các cuộc không kích của Mỹ đã không làm giảm đà tiến công của IS và chúng đã lần đầu tiên nã pháo 1 thị trấn của người Kurd tại Syria.

Bất chấp bị Mỹ không kích, IS vẫn nã pháo 1 thị trấn của người Kurd

Bất chấp bị Mỹ không kích, IS vẫn nã pháo 1 thị trấn của người Kurd

VOV.VN - Các cuộc không kích của Mỹ đã không làm giảm đà tiến công của IS và chúng đã lần đầu tiên nã pháo 1 thị trấn của người Kurd tại Syria.