Biển Đông giữa vòng xoáy cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt

Lợi ích từ Biển Đông kích động lòng tham

VOV.VN - Muốn vươn lên trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Biển Đông.

Bài 1: Trung Quốc "trăm phương ngàn kế" độc chiếm Biển Đông

Bài 2: Môi trường Biển Đông bị hủy hoại vì hành vi thiếu trách nhiệm

Một số chuyên gia quan sát cho rằng Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch độc chiếm Biển Đông từ cách đây hơn 60 năm, khởi đầu từ năm 1950 và ngày càng hung hăng và quyết liệt hơn. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải về nguyên nhân Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại cam kết “trỗi dậy hòa bình”, sẵn sàng làm tất cả để hiện thực hóa mưu đồ ở Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: AP.

Lợi ích ở Biển Đông

Ngoài việc Biển Đông là tuyến đường hàng hải bận rộn nhất nhì thế giới, là một trong những ngư trường lớn nhất thế giới, bể chứa dầu mỏ, thì đáy Biển Đông có một trữ lượng đất hiếm cực kỳ lớn. Ước tính trữ lượng dầu chưa khai thác đã được phát hiện ở Biển Đông trong khoảng từ 28 tỉ - 213 tỉ thùng dầu. Trữ lượng đó có thể đáp ứng 60 năm nhu cầu của Trung Quốc xét theo ước tính lạc quan nhất.

Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 27 tuyến vận tải của Trung Quốc, 17 trong số đó nằm ở Biển Đông. Biển Đông giúp kết nối Trung Quốc với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập khẩu vào nước này.

Về an ninh quốc phòng, Biển Đông như một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài. Biển Đông độ sâu trung bình là 1.400m với nhiều rãnh sâu nên rất thuận lợi cho hoạt động của các loại tàu ngầm.

Giáo sư Michael Tkacik của đại học Stephen F. Austin State bang Texas, Mỹ trong bài viết đăng tải trên trang Defense and Security Analysis phân tích, về mặt quân sự, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập để ngăn không cho các lực lượng Mỹ xuất hiện gần bờ biển của mình và cũng đang tăng cường khả năng triển khai lực lượng trong khu vực. Điều này có lẽ đã tạo ra một niềm tin trong nội bộ Trung Quốc (hoặc ít nhất trong một số quan chức nhất định) rằng Trung Quốc đã có thể hiện thực hoá các yêu sách của mình ngay từ bây giờ. Quân đội Trung Quốc cũng có thể cảm thấy cần thiết để chứng minh tính hiệu quả của nỗ lực hiện đại hóa diễn ra hàng thập kỷ vừa qua.

Muốn vươn lên trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc phải trở thành cường quốc trên biển. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Biển Đông. Xét về mặt địa chiến lược, đây là cửa ngõ duy nhất, là bàn đạp để Hải quân Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Trung Quốc có thể cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 về cơ bản đã làm suy yếu Mỹ và Bắc Kinh có thể nhân cơ hội này để chuyển giao quyền lực. Việc kiểm soát Biển Đông có thể được coi như bước đầu trong tham vọng bá quyền khu vực.

Lý giải về việc Trung Quốc giờ đây đã không còn giấu giếm tham vọng ở Biển Đông, Giáo sư Nayan Chanda Đại học Ashoka (Ấn Độ) cho rằng một mặt, Trung Quốc đã đạt được sức mạnh vượt trội và vươn lên cạnh tranh quyền lực với Mỹ. Mặt khác, đây cũng là hệ quả của mô-típ kinh điển trong lịch sử, khi một cường quốc mới nổi không ngừng tìm kiếm và mở rộng cái gọi là “không gian sinh tồn”, thách thức các trật tự quốc tế hiện hữu, bởi nhu cầu phát triển nội tại của chính nó. Năm 1992, một tờ báo của Trung Quốc thậm chí còn ngang nhiên tuyên bố rằng do quy mô dân số nước này ngày càng lớn, nên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là điều dễ hiểu (?).

Không giấu giếm ý đồ

Năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh nhân dân trên biển”, mục đích là để bảo vệ cái gọi là chủ quyền sau phán quyết bất lợi của Tòa trọng tài Quốc tế về vụ kiện Biển Đông năm 2016 do Phillipines khởi xướng. Phán quyết của Tòa đã bảo vệ mục đích rõ ràng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi bác bỏ tuyên bố phi lý của Bắc Kinh với 80-90% diện tích Biển Đông. Suy rộng ra, phán quyết khẳng định một nước ven biển dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể cưỡng chiếm, biến vùng biển của các nước láng giềng được quy định theo luật pháp quốc tế thành của mình.

Giải thích về những vi phạm của Trung Quốc đối với UNCLOS, Giáo sư – Tiến sĩ James Kraska tại Trung tâm luật quốc tế Stockton (Đại học Hải chiến Mỹ) nói: "Vấn đề của Trung Quốc và UNCLOS là ở chỗ, chúng ta không thể có được những cuộc thảo luận mang tính lý lẽ đối với họ trong vấn đề này. Trung Quốc luôn tuyên bố có quyền làm bất kỳ điều gì mà luật pháp quốc tế không cấm. Điều này nhìn chung là đúng, ngoại trừ những gì liên quan đến UNCLOS- một hệ thống các quy định pháp lý về việc các nước có quyền tuyên bố chủ quyền trên biển như thế nào.

Trung Quốc có thể nói rằng, trong UNCLOS không có đoạn nào cấm ‘đường lưỡi bò’. Tuy nhiên, UNCLOS cũng không cho phép các nước tự ý đưa ra chủ quyền lãnh hải và Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình mà không theo giới hạn của UNCLOS. Điều này đồng nghĩa với việc dù ‘đường lưỡi bò’ không được đề cập trong UNCLOS, nhưng nếu chiểu theo quy định của UNCLOS thì ‘đường lưỡi bò’ là phi pháp”.

Rõ ràng, phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế trong vụ kiện Biển Đông hồi năm 2016 đã giáng một đòn đau vào cách tiếp cận của Trung Quốc, làm sụp đổ những lập luận có vẻ hợp lý của Bắc Kinh. Phán quyết của Tòa cũng cho thấy rõ rằng các lực lượng hàng hải của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của của các quốc gia ven biển có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và thực chất không phải đóng vai trò của lực lượng giám sát trên biển.

Song song với những tuyên bố chối bỏ luật pháp quốc tế [ngay từ đầu Trung Quốc đã tuyên bố không tham gia vụ kiện và không công nhận tính pháp lý của Tòa –ND], Trung Quốc tiếp tục thực hiện những nỗ lực có hệ thống nhằm theo đuổi mộng bá quyền ở khu vực thông qua các bước đi như: luật hóa chủ quyền, “xâm lấn” bằng hoạt động kinh tế biển, phá vỡ nguyên trạng, tăng cường sức mạnh hải quân…

“Việc theo đuổi các nguồn tài nguyên biển đã khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn”, Đại úy Martin A. Sebastian, lãnh đạo Trung tâm Ngoại giao và an ninh hàng hải thuộc Học viện Hàng hải Malaysia viết trong một tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 diễn ra tại Hà Nội, ngày 6-7/11. Ông Sebastian dự đoán: “Với những gì Trung Quốc đang làm để thực hiện chiến thuật vùng xám ở Biển Đông thì chúng sẽ không biến mất mà thậm chí có thể loang ra nhiều hơn nữa, đẫn đến nguy cơ va chạm ngày càng lớn hơn”.

Nếu như Trung Quốc nhìn thấy lợi ích ở Biển Đông thì không có lý gì Mỹ và các nước lớn khác trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản… lại không nhìn thấy điều đó. Mỹ luôn khẳng định lợi ích trong việc duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vì các mục đích quân sự và thương mại. Chính quyền Tổng thống Trump đã không ít lần cho thấy họ sẵn sàng hành động để thúc đẩy lợi ích an ninh chung của Mỹ và đồng minh. Tất cả các bên đều có lợi ích chung và riêng trong vấn đề Biển Đông và chắc chắn sẽ thúc đẩy chiến lược của mình để đạt được mục đích. Đây chính là lý do khiến vùng biển này không êm ả./.

Đón đọc bài 4: Biển Đông trong tính toán chiến lược của các nước lớn

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật, Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông
Nhật, Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản và lãnh đạo quân đội Mỹ cùng phản đối hành vi của Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhật, Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

Nhật, Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản và lãnh đạo quân đội Mỹ cùng phản đối hành vi của Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có bài phát biểu về quan hệ Mỹ - ASEAN trong đó chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có bài phát biểu về quan hệ Mỹ - ASEAN trong đó chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông
Tàu chiến Mỹ áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông

VOV.VN-Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có cuộc chiến thương mại và vấn đề Hong Kong.

Tàu chiến Mỹ áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông

Tàu chiến Mỹ áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông

VOV.VN-Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có cuộc chiến thương mại và vấn đề Hong Kong.

Mỹ cam kết củng cố liên minh quân sự, hỗ trợ Philippines ở Biển Đông
Mỹ cam kết củng cố liên minh quân sự, hỗ trợ Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết hỗ trợ Philippines tăng cường năng lực quân sự, ứng phó với các vấn đề trên Biển Đông.

Mỹ cam kết củng cố liên minh quân sự, hỗ trợ Philippines ở Biển Đông

Mỹ cam kết củng cố liên minh quân sự, hỗ trợ Philippines ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết hỗ trợ Philippines tăng cường năng lực quân sự, ứng phó với các vấn đề trên Biển Đông.

Mỹ sẽ không ngại vạch mặt và chống hành vi cưỡng ép ở Biển Đông
Mỹ sẽ không ngại vạch mặt và chống hành vi cưỡng ép ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Esper, Việt Nam cũng giống như Mỹ, sẽ không bao giờ chấp nhận cách tiếp cận “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế”.

Mỹ sẽ không ngại vạch mặt và chống hành vi cưỡng ép ở Biển Đông

Mỹ sẽ không ngại vạch mặt và chống hành vi cưỡng ép ở Biển Đông

VOV.VN - Theo ông Esper, Việt Nam cũng giống như Mỹ, sẽ không bao giờ chấp nhận cách tiếp cận “kẻ mạnh là kẻ đúng” trong quan hệ quốc tế”.

Tư Lệnh Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Tư Lệnh Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Đô đốc John Aquilino chỉ trích các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tư Lệnh Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Tư Lệnh Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

VOV.VN - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Đô đốc John Aquilino chỉ trích các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông.