Malaysia “rắn” với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông

VOV.VN -Những động thái gần đây cho thấy, Malaysia đang lựa chọn cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp ở Biển Đông.

Bãi cạn James – rạn san hô ngập nước không mấy nổi bật nằm ở vị trí cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ 80 km, nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của nước này. Bãi cạn này theo cách gọi của phía Trung Quốc là Tăng Mầu cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800 km. Trung Quốc coi đó là điểm cực nam của “đường lưỡi bò” phi lý mà nước này đơn phương vạch ra trên Biển Đông.


Trung Quốc không ngừng phát triển sức mạnh hải quân trong thời gian gần đây (Ảnh: Tân Hoa xã)

Căng thẳng Malaysia – Trung Quốc ở Biển Đông

Sẽ không có gì đáng nói nếu như hải quân Trung Quốc không tiến hành 2 cuộc tập trận hải quân gần bãi cạn này chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Động thái này khiến Malaysia buộc phải có những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận với yêu sách mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông.

Trong một diễn biến mới nhất, hôm 26/1, ba chiến hạm Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục đã tiến hành tuần tra gần bãi cạn James – khu vực tranh chấp với Malaysia ở Biển Đông. Đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng để thực hiện tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông. 

Điều đáng nói là sau khi có mặt ở khu vực tranh chấp với Malaysia, các sĩ quan và thủy thủ trên 3 chiếc tàu trên đã tổ thức nghi lễ trọng thể để khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi trên biển của Trung Quốc. Theo Tân Hoa xã, chỉ huy hạm đội trên, ông Jiang Weilie, đã hối thúc tất cả sĩ quan và binh sĩ "luôn sẵn sàng chiến đấu, cải thiện năng lực tác chiến”.

Những động thái quyết đoán của Trung Quốc chính là lời nhắc nhở khiến Malaysia thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Việt Nam và Philippines – hai quốc gia cùng thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để hối thúc Bắc Kinh hợp tác trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Malaysia có mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Tuy nhiên, sự quyết đoán ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc có thể đẩy Malaysia xích lại gần hơn với Mỹ - đồng minh hàng đầu của họ. Nếu kịch bản này xảy ra, điều đó sẽ đào sâu thêm sự chia rẽ giữa Đông Nam Á với Trung Quốc.

Mặc dù thông tin về sự hiện diện của nhóm tàu Trung Quốc ở bãi cạn James được chính truyền thông của Trung Quốc đăng tải nhưng một Tướng hải quân Malaysia tại thời điểm đó đã bác bỏ thông tin trên. Các nhà phân tích an ninh cho rằng, việc Malaysia phủ nhận sự xuất hiện của đội tàu Trung Quốc ở khu vực tranh chấp là do nước này không muốn đề cập đến sự bất lực, không thể giám sát hoặc đưa ra các hành động cảnh cáo cần thiết khi sự việc xảy ra.

Ông Tang Siew Mun, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Malaysia nói: “Sự việc xảy ra ở bãi cạn James một lần nữa nhắc nhở chúng tôi cần phải sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của mình”.

Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông thực sự cần thiết

Bộ Ngoại giao và văn phòng Thủ tướng Malaysia cho đến nay đều chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến những vấn đề vừa phát sinh trong các tranh chấp trên biển giữa hai nước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Malaysia đang thờ ơ với vấn đề này.

Mặc dù không đưa ra phản ứng công khai, nhưng các nhà ngoại giao Maylaysia đang hoạt động tích cực hơn trong việc tìm kiếm một lập trường chung với các quốc gia thuộc ASEAN trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc liên quan đến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo dự kiến, các quan chức của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc sẽ nối lại đàm phán tại Singapore ngày 18/3, sau khi các cuộc đàm phán về COC năm ngoái không đạt được nhiều tiến triển.

Bộ Quy tắc này được kỳ vọng sẽ ràng buộc Trung Quốc và ASEAN bằng những quy định chi tiết về các hành vi trên biển, làm giảm nguy cơ căng thẳng leo thang có thể dẫn đến xung đột. Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei - những quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, đều là thành viên của ASEAN.

Chưa đầy một tuần sau sự kiện ngày 26/1, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Anifah Aman đã có chuyến thăm không báo trước đến Manila. Thông báo từ Bộ Ngoại giao cho hay, tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề chính mà quan chức ngoại giao hai nước đã thảo luận trong chuyến thăm này.

Mới đây, ngày 18/2, các quan chức Philippines, Malaysia và Việt Nam cũng đã có một cuộc họp để phối hợp bàn thảo tìm ra giải pháp cho các vấn đề tranh chấp hàng hải và quy tắc ứng xử trên biển tại Manila.

Tiết lộ với phóng viên Reuters sau cuộc họp ở Manila, một nhà ngoại giao Malaysia cho hay: “Trước đó chỉ có Philippines và Việt Nam cùng nhau tổ chức cuộc họp này, nhưng bây giờ, chúng tôi cũng đã có mặt ở đó”.

Nhà ngoại giao giấu tên này cũng cho biết, tại cuộc họp, các bên đều nhất trí quan điểm không công nhận yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc đồng thời cam kết thúc đẩy đàm phán COC và sẽ mời Brunei tham gia vào cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra tại Kuala Lumpur vào tháng 3/2014.

Những thay đổi trong chiến thuật đối phó với các tranh chấp ở Biển Đông được Malaysia thực hiện ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Philippines Benigno Aquino đến Kuala Lumpur trong tuần này và chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 tới.

Các quan chức Mỹ cũng đã không ít lần khẳng định lập trường cứng rắn đối với các tranh chấp ở Biển Đông – vùng biển cung cấp khoảng 10% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu và là tuyến đường hàng hải vận chuyển hơn một nửa khối lượng hàng hóa thương mại của thế giới.

Đương nhiên, Mỹ chắc chắn sẽ muốn duy trì ảnh hưởng tại khu vực có tuyến đường biển quan trọng như vậy, dù trước đó, Washington khẳng định sẽ không đứng về bất kỳ phía nào trong tranh chấp tại Biển Đông. Ngày 13/2, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert lên tiếng khẳng định, Washington sẽ trợ giúp Philippines trong trường hợp nước này xảy ra xung đột với Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.

Malaysia xây căn cứ hải quân mới

Sự kiện ngày 26/1 không phải là lần đầu tiên các tàu của Trung Quốc “quấy nhiễu” ở khu vực gần bãi cạn James. Trước đó hồi tháng 3/2013, bốn tàu của Trung Quốc từng xuất hiện ở khu vực này, sự việc đã bị phía Malaysia cực lực phản đối.

Chuyên gia Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói: “Những sự cố tương tự có thể sẽ không phải chuyện hiếm trong tương lai ở khu vực này. Khi sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp sẽ diễn ra thường xuyên hơn, Malaysia sẽ cần phải xác định lại chính sách của họ”.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AP)

Tháng 10/2013, Malaysia công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Bintulu, thị trấn lớn nhất ở Sarawak và là vùng lãnh thổ của Malaysia gần bãi cạn James nhất. Dù không nhắc đến Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết, mục đích xây dựng căn cứ này là để bảo vệ trữ lượng dầu mỏ của nước này nhưng rõ ràng, ai cũng ngầm hiểu động thái này là để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.

Trong một động thái cứng rắn “hiếm hoi”, tháng 9/2013, Thủ tướng Malaysia, Najib Razak cho rằng, Trung Quốc cần giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo với các nước Đông Nam Á "như giữa những người bạn", chứ không nên coi đây là "xung đột giữa bên này với bên kia".

Thủ tướng Razak nói: "Vì quyền lợi của chính mình, Trung Quốc cần hiểu rằng quan điểm của họ nên được làm mềm đi bởi nhu cầu kết bạn với các nước láng giềng... Họ đã có vấn đề với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines.... Và nếu họ có vấn đề với cả Malaysia nữa thì thế giới sẽ đặt câu hỏi liệu có thể nào tất cả các nước này đều sai?".

Theo dự kiến, trong thời gian tới, Washington sẽ cố vấn và giúp Malaysia đào tạo lực lượng thủy quân lục chiến. Chuyên gia Tang Siew Mun nói: “Đây là một bước phát triển quan trọng và nó có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự Mỹ - Malaysia”.

Lo lắng về phản ứng của Trung Quốc

Mặc dù lập trường đang có những thay đổi nhưng Malaysia có khả năng sẽ không mạo hiểm hy sinh mối quan hệ đã có với Trung Quốc. Một nguồn tin thân cận với Chính phủ Malaysia cho biết, nước này sẽ không lên tiếng ủng hộ việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Tờ New Straits Times nhận định, Malaysia sẽ lựa chọn một cách tỉnh táo hơn để giải quyết các xung đột trong khu vực. Thủ tướng Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 160 tỷ USD vào năm 2017, gấp 3 lần so với năm 2013.

Một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây cho rằng, sẽ không có những thay đổi lớn trong chính sách tổng thể của Malaysia với Bắc Kinh và Washington. Nhà ngoại giao này cho rằng, ASEAN đang muốn gây sức ép để xây dựng COC nhưng đồng thời vẫn phải “nghe ngóng” phản ứng của Trung Quốc. Nhà ngoại giao này cũng cho rằng, mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc vẫn sẽ là sợi dây liên kết níu giữ quan hệ giữa Malaysia và Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau tại Biển Đông
Tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau tại Biển Đông

VOV.VN - Quan chức Mỹ cho đây là động thái bất thường và có chủ ý của Trung Quốc.

Tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau tại Biển Đông

Tàu chiến Mỹ - Trung suýt đâm nhau tại Biển Đông

VOV.VN - Quan chức Mỹ cho đây là động thái bất thường và có chủ ý của Trung Quốc.

Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình
Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ phản đối những hành động đơn phương gây căng thẳng trong khu vực.

Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình

Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ phản đối những hành động đơn phương gây căng thẳng trong khu vực.

Mỹ muốn làm sáng tỏ toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ muốn làm sáng tỏ toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN -Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Mỹ muốn làm sáng tỏ toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ muốn làm sáng tỏ toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN -Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền của nước này ở Biển Đông.

Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông
Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc hải quân Trung Quốc có hành động vô trách nhiệm trong sự cố mới nhất tại biển Đông.

Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông

Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc hải quân Trung Quốc có hành động vô trách nhiệm trong sự cố mới nhất tại biển Đông.

Giải quyết vấn đề Biển Đông cần sự đoàn kết của ASEAN
Giải quyết vấn đề Biển Đông cần sự đoàn kết của ASEAN

VOV.VN - Đó là lập trường của Myanmar khi muốn xây dựng một ASEAN hòa bình và ổn định.

Giải quyết vấn đề Biển Đông cần sự đoàn kết của ASEAN

Giải quyết vấn đề Biển Đông cần sự đoàn kết của ASEAN

VOV.VN - Đó là lập trường của Myanmar khi muốn xây dựng một ASEAN hòa bình và ổn định.

Trung Quốc phản ứng lại Mỹ về biển Đông
Trung Quốc phản ứng lại Mỹ về biển Đông

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, hành động của Mỹ “không mang tính xây dựng”.

Trung Quốc phản ứng lại Mỹ về biển Đông

Trung Quốc phản ứng lại Mỹ về biển Đông

VOV.VN -Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, hành động của Mỹ “không mang tính xây dựng”.

Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện lệnh ngư nghiệp tại Biển Đông
Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện lệnh ngư nghiệp tại Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, đây là hành động khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng.

Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện lệnh ngư nghiệp tại Biển Đông

Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện lệnh ngư nghiệp tại Biển Đông

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, đây là hành động khiêu khích và nguy hiểm tiềm tàng.

“Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế"
“Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế"

VOV.VN - Đó là phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera đối với hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây.

“Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế"

“Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế"

VOV.VN - Đó là phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera đối với hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây.

Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông

VOV.VN - Phía Mỹ thấy nguy cơ đe dọa lợi ích chung từ các động thái có tính hệ thống của Trung Quốc để chiếm các vùng biển.

Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông

VOV.VN - Phía Mỹ thấy nguy cơ đe dọa lợi ích chung từ các động thái có tính hệ thống của Trung Quốc để chiếm các vùng biển.

PGS. TS Lê Văn Cương bàn về xu thế biển Đông năm 2014
PGS. TS Lê Văn Cương bàn về xu thế biển Đông năm 2014

VOV.VN - “Dự báo chung, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014, phần lạc quan, mảng sáng vẫn sẽ lấn át”.

PGS. TS Lê Văn Cương bàn về xu thế biển Đông năm 2014

PGS. TS Lê Văn Cương bàn về xu thế biển Đông năm 2014

VOV.VN - “Dự báo chung, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014, phần lạc quan, mảng sáng vẫn sẽ lấn át”.

Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản
Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản

VOV.VN -Các học giả đã đề nghị các bên liên quan giữ nguyên hiện trạng, tránh hành động khiêu khích tại hai khu vực này.

Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản

Hội thảo quốc tế về biển Đông và biển Hoa Đông tại Nhật Bản

VOV.VN -Các học giả đã đề nghị các bên liên quan giữ nguyên hiện trạng, tránh hành động khiêu khích tại hai khu vực này.