Mỹ còn lựa chọn nào sau khi Tổng thống Philippines đòi chia tay?

VOV.VN - Mỹ gần như có rất ít lựa chọn để tiếp tục hàn gắn quan hệ với Philippines, sau khi Tổng thống Duterte đòi chia tay và tìm cách thân với Trung Quốc.

Chia tay sẽ gây hệ lụy khôn lường cho Mỹ

Theo Reuters, từ nhiều tháng nay, Mỹ đã tìm cách hạn chế tối đa ảnh hưởng từ những tuyên bố chống Mỹ có phần thái quá từ Tổng thống Philippines Duterte.

Việc Tổng thống Philippines "quay lưng lại" với Mỹ sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, vị Tổng thống nổi tiếng bạo mồm này không những không giảm tông mà còn cố tình đẩy vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi tuyên bố sẽ “chia tay” với đồng minh lâu đời là Mỹ và quay sang tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc và Nga- 2 quốc gia bị Mỹ coi là đối thủ chiến lược.

Những lời lẽ rất khó chấp nhận đó của ông Duterte đã “phủ bóng” lên mối quan hệ đồng minh kéo dài tới 7 thập kỷ giữa Mỹ và Philippines và đe dọa có thể khiến chính sách xoay trục sang châu Á mà Tổng thống Mỹ Obama dày công xây đắp để đối phó với một Trung Quốc “ngày càng hiếu chiến ở Biển Đông” “sụp đổ hoàn toàn”.

Dễ thấy nhất là thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng giữa Mỹ và Philippines được ký trước khi ông Duterte lên nắm quyền, trong đó cho phép Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines để luân phiên hiện diện quân sự trong khu vực được coi là “cửa ngõ” của Trung Quốc để hướng ra Biển Đông sẽ bị vô hiệu.

Dù đã lường trước hệ lụy nghiêm trọng của vấn đề này và hiểu rõ bản chất “rất khó nắm bắt” của ông Duterte, Chính phủ của Tổng thống Obama đã hết sức thận trọng tránh khiêu khích Tổng thống Philippines ở mức tối đa.

Thậm chí, theo một quan chức Mỹ, giới chức nước này đã phải thảo luận và tranh cãi gay gắt trong nhiều tháng qua về việc sẽ “chỉ trích” Chính phủ của ông Duterte ở mức độ như thế nào và cần phải sử dụng giọng điệu thận trọng đến đâu dù nhiều quan chức Mỹ không thích điều này.

Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Murray Hiebert nhận định: “Dường như không thể nói gì được với ông Duterte bởi bạn vừa dứt lời, ông ấy sẽ tuôn ra một tràng những lời lẽ khó nghe. Tôi cho rằng, việc Mỹ liên tục chỉ trích ông Duterte sẽ gây phản tác dụng”.

Duterte rồi sẽ lại cần Mỹ?

Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ vẫn cho rằng, ông Duterte sẽ lại quay sang ủng hộ Mỹ nếu Tổng thống Philippines nhận thấy điều đó phù hợp với lợi ích của bản thân. “Rõ ràng là Duterte đang tìm cách “chơi trò cũ rích” trong việc đẩy Mỹ lao vào tranh cãi và đối đầu với Trung Quốc”, một quan chức Mỹ chia sẻ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố, Mỹ mong muốn “nhận được lời giải thích thỏa đáng” về tuyên bố đòi chia tay với Mỹ của ông Duterte.

Tuy nhiên, chính ông Kirby cũng hết sức kiềm chế không chỉ trích Tổng thống Philippines trực tiếp mà chỉ nói rằng, tuyên bố của ông Duterte “đầy những lời lẽ cường điệu và không phù hợp” với mối quan hệ sâu sắc và bền chặt giữa Washington và Manila.

Các quan chức Mỹ khác dù cũng lo ngại về sự “khó dự đoán trước” của ông Duterte nhưng vẫn tự tin cho rằng, bất chấp những lời lẽ của ông Duterte, Philippines vẫn chưa hề hủy các cuộc tập trận quân sự hay chính thức yêu cầu thay đổi mức độ quan hệ về an ninh giữa hai bên.

Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Philippines xuống thấp nhất từ trước đến nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á Daniel Russel sẽ có chuyến thăm Manila vào cuối tuần này nhằm tìm hiểu rõ về dự định của ông Duterte trong mối quan hệ với Mỹ để có cách hành xử thích hợp.

Philippines có thể sống tốt mà không cần Mỹ?

Bất chấp thái độ kiềm chế và xoa dịu của Mỹ, nhiều quan chức Philippines tuyên bố, nước này có thể sống tốt mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước khác như Trung Quốc và Nga.

Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez cho biết, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Duterte có thể ký các thỏa thuận với tổng trị giá lên đến 13,5 tỷ USD với Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Philippines mới chỉ ở mức 4,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, trước đó, Mỹ đã viện trợ Philippines số trang thiết bị quân sự trị giá hàng triệu USD nhằm tăng cường sức mạnh của Philippines trong bối cảnh Trung Quốc tỏ ra ngày càng hiếu chiến trên Biển Đông.

Trước sự “ngoảnh mặt quay đi” của Tổng thống Philippines Duterte, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ, trong đó có Thượng Nghị sĩ Patrick Leahy đã lên tiếng cảnh báo Mỹ sẽ xem xét lại điều kiện viện trợ cho Philippines nếu mối quan hệ giữa hai nước không được cải thiện.

Cùng chung quan điểm này, ông Kurt Campbell, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á dưới thời Tổng thống Obama cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ cần “cứng rắn hơn nữa” trong vấn đề quan hệ với Philippines và tiếp tục xoáy sâu vào chiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy gây tranh cãi của ông Duterte.

Ông Campbell nhấn mạnh: “Những gì đang diễn ra tại Philippines đang đặt ra những dấu hỏi lớn và khiến chúng tôi hết sức quan ngại. Sẽ rất khó có chuyện chúng tôi sẽ tiếp tục “lờ vấn đề này đi và âm thầm duy trì các hoạt động quân sự mang tính chất chiến lược” với Philippines”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc sẽ thảo luận về Biển Đông
Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc sẽ thảo luận về Biển Đông

VOV.VN - Ngày 18/10, Tổng thống Philippines Duterte bắt đầu chuyến thăm chính đầu tiên tới Trung Quốc. 

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc sẽ thảo luận về Biển Đông

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc sẽ thảo luận về Biển Đông

VOV.VN - Ngày 18/10, Tổng thống Philippines Duterte bắt đầu chuyến thăm chính đầu tiên tới Trung Quốc. 

Mỹ bối rối trước việc Philippines tuyên bố “chia tay”
Mỹ bối rối trước việc Philippines tuyên bố “chia tay”

VOV.VN - Các quan chức Mỹ bối rối trước các tuyên bố bất ngờ mới đây của Tổng thống Philippines, trong đó có việc sẽ tách rời Mỹ về kinh tế và quân sự.

Mỹ bối rối trước việc Philippines tuyên bố “chia tay”

Mỹ bối rối trước việc Philippines tuyên bố “chia tay”

VOV.VN - Các quan chức Mỹ bối rối trước các tuyên bố bất ngờ mới đây của Tổng thống Philippines, trong đó có việc sẽ tách rời Mỹ về kinh tế và quân sự.

Trung Quốc-Philippines cam kết cải thiện toàn diện quan hệ song phương
Trung Quốc-Philippines cam kết cải thiện toàn diện quan hệ song phương

VOV.VN -Hai bên đã ký 13 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính, xây dựng hạ tầng...

Trung Quốc-Philippines cam kết cải thiện toàn diện quan hệ song phương

Trung Quốc-Philippines cam kết cải thiện toàn diện quan hệ song phương

VOV.VN -Hai bên đã ký 13 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính, xây dựng hạ tầng...

Tổng thống Philippines: Tới lúc nói tạm biệt nước Mỹ
Tổng thống Philippines: Tới lúc nói tạm biệt nước Mỹ

Trên đất Trung Quốc, Tổng thống Philippines Duterte khẳng định đã đến lúc tạm biệt nước Mỹ, và nước ông hưởng lợi rất ít từ mối quan hệ với Mỹ.

Tổng thống Philippines: Tới lúc nói tạm biệt nước Mỹ

Tổng thống Philippines: Tới lúc nói tạm biệt nước Mỹ

Trên đất Trung Quốc, Tổng thống Philippines Duterte khẳng định đã đến lúc tạm biệt nước Mỹ, và nước ông hưởng lợi rất ít từ mối quan hệ với Mỹ.