Mỹ đã cố “ngọt ngào” nhưng vẫn khó níu kéo được Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ngày 21/9, lãnh đạo Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ giữa lúc quan hệ song phương ngày càng đi xuống vì nhiều bất đồng.

Vụ đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 năm ngoái đã đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa Ankara và Washington khi Mỹ từ chối dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gülen, người bị cáo buộc đứng sau vụ việc, theo yêu cầu của Chính quyền Tổng thống Erdogan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Hill)

Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước đã chứng kiến hàng loạt sóng gió như bất đồng trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, Mỹ hậu thuẫn lực lượng người Kurd tại Syria, vụ xô xát giữa lực lượng cận vệ của Tổng thống Erdogan với những người biểu tình ngay tại thủ đô Washington, Mỹ từ chối bán vũ khí theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ và mới đây nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ngày càng giảm sút như vậy, Tổng thống Mỹ đã khiến giới quan sát không khỏi nghi ngờ khi dành quá nhiều lời hoa mỹ đối với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

“Thật vinh hạnh và là đặc ân lớn khi được chào đón Tổng thống Erdogan, người bạn của tôi”, ông Donald Trump nói. “Chúng ta đã có mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước và tôi cho rằng hiện tại chúng ta đang có một mối quan hệ chặt chẽ nhất”.

Tuy nhiên, những lời nói khéo léo của người đứng đầu nước Mỹ không thể xóa nhòa thực tế bất đồng về nhiều vấn đề giữa hai nước đang còn tồn tại. Trong đó, một thực tế lớn nhất là việc Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng xa rời ảo tưởng về sự bảo đảm an ninh của Mỹ và NATO dành cho nước này với chính sách tự chủ về an ninh, quốc phòng.

Việc Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về hợp đồng mua tổ hợp tên lửa S-400 của Nga cách đây ít ngày là minh chứng rõ nét nhất về sự xa lánh của Ankara đối với Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Tuy là một nước thành viên NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định bỏ ra tới 2,5 tỉ USD để tự trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế với khả năng bắn hạ các máy bay của Mỹ và phương Tây.

Sự cứng rắn và các biện pháp gây sức ép của Mỹ có thể là một trong những nguyên nhân khiến Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đặt niềm tin tuyệt đối vào quốc gia đã từng là đồng minh thân cận này. Trước đó, Mỹ đã cương quyết không bán hệ thống tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ muốn đặt các hệ thống tên lửa phòng thủ trên lãnh thổ đất nước có vị trí địa chiến lược quan trọng này.

Không giống như lời khẳng định của Tổng thống Donald Trump ngày 21/9, mối nghi ngờ về mức độ chân thành trong quan hệ giữa cá nhân các nhà lãnh đạo cũng như Chính quyền hai nước cũng đang dừng lại trước dấu hỏi lớn khi Washington cương quyết từ chối các yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gülen.

Đích thân Tổng thống Erdogan đã thể hiện thái độ không hài lòng với phía Mỹ khi cho rằng: “Trước đây, khi Mỹ có yêu cầu dẫn độ thì chúng tôi đã trao trả 12 kẻ khủng bố. Chúng tôi đã tiến hành các thủ tục bình thường để trao trả chúng. Tuy nhiên giờ đây, khi chúng tôi yêu cầu thì tại sao Mỹ lại không cho phép dẫn độ họ”.

Bất chấp mong muốn níu kéo và củng cố quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ của Chính quyền Tổng thống Donald Trump, quan hệ giữa hai nước có lẽ khó hàn gắn vì những chia rẽ sâu sắc khó có hướng giải quyết.

Mỹ không thể từ bỏ cái được cho là “giá trị” của mình để chấp nhận dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gülen, điều kiện mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra để cải thiện quan hệ song phương.

Mặt khác, Mỹ cũng không dễ từ bỏ lợi ích của mình tại Trung Đông để ngừng hậu thuẫn lực lượng người Kurd tại Syria, lực lượng bị chính quyền của Tổng thống Erdogan coi là kẻ thù.

Nói cách khác, lòng tin của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ đã không còn sau hàng loạt căng thẳng, bất đồng về những vấn đề lợi ích cốt lõi trong suốt thời gian dài vừa qua. Bởi vậy, sự xa rời của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ là xu hướng khó tránh khỏi. Giờ đây, mọi nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ có thể không làm xấu thêm mối quan hệ song phương với quốc gia quan trọng cùng khối NATO này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp hàn gắn quan hệ
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp hàn gắn quan hệ

VOV.VN – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang có chuyến thăm Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước suy giảm nghiêm trọng.

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp hàn gắn quan hệ

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp hàn gắn quan hệ

VOV.VN – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang có chuyến thăm Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước suy giảm nghiêm trọng.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng vì vụ tấn công người biểu tình trên đất Mỹ
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng vì vụ tấn công người biểu tình trên đất Mỹ

VOV.VN - Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang căng thẳng khi hai bên đang kịch liệt phản pháo lẫn nhau.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng vì vụ tấn công người biểu tình trên đất Mỹ

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng vì vụ tấn công người biểu tình trên đất Mỹ

VOV.VN - Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang căng thẳng khi hai bên đang kịch liệt phản pháo lẫn nhau.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu căng thẳng sau vụ bắt giữ nhân viên an ninh
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu căng thẳng sau vụ bắt giữ nhân viên an ninh

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã lên án việc Mỹ bắt giữ 12 nhân viên an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu căng thẳng sau vụ bắt giữ nhân viên an ninh

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu căng thẳng sau vụ bắt giữ nhân viên an ninh

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã lên án việc Mỹ bắt giữ 12 nhân viên an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ từng bước “phá băng” quan hệ
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ từng bước “phá băng” quan hệ

VOV.VN - Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ông Tillerson lần này được kỳ vọng sẽ góp phần phá tan tảng băng trong quan hệ Mỹ- Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ từng bước “phá băng” quan hệ

Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ từng bước “phá băng” quan hệ

VOV.VN - Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ông Tillerson lần này được kỳ vọng sẽ góp phần phá tan tảng băng trong quan hệ Mỹ- Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ “thất vọng” về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho người Kurd
Thổ Nhĩ Kỳ “thất vọng” về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho người Kurd

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ coi các nhóm người Kurd là khủng bố trong khi Mỹ coi đây là lực lượng quan trọng trong việc chống khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ “thất vọng” về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho người Kurd

Thổ Nhĩ Kỳ “thất vọng” về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho người Kurd

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ coi các nhóm người Kurd là khủng bố trong khi Mỹ coi đây là lực lượng quan trọng trong việc chống khủng bố.