Mỹ không kích dữ dội, phiến quân IS tỏ ra không hề “nao núng”

VOV.VN - Bất chấp mưa bom của Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS vẫn tiến quân mạnh mẽ ở khu vực người Kurd của Syria, chặt đầu các dân làng để răn đe.

Các phi cơ của Mỹ và liên quân đã giáng bão lửa xuống các vị trí của “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng IS ở Syria vào hôm 24/9. Tuy nhiên các cuộc oanh kích này đã không chặn được đà tiến của các phiến quân IS lỳ lợm ở vùng người Kurd, nơi những người tị nạn cho hay IS đã cho đốt cháy làng mạc và chặt đầu những người chúng bắt được.

Máy bay chiến đấu của Mỹ (ảnh: Utah People's Post)
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu thế giới hợp sức chống lại các chiến binh IS, và bản thân ông thề sẽ tiếp tục duy trì áp lực quân sự đối với chúng: “Ngôn ngữ duy nhất mà bọn sát nhân này hiểu được là ngôn ngữ bạo lực, vì vậy Mỹ sẽ cùng với một liên minh rộng lớn xóa sổ mạng lưới tử thần này”.

Trong đêm không kích thứ 3 (24/9), liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm vào các nhà máy lọc dầu do IS kiểm soát ở miền đông Syria. Giới chức Mỹ cho hay họ và đối tác đang cố gắng chặn nguồn thu nhập của nhóm chiến binh này.

Quân đội Mỹ cho hay, cả Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab (UAE) tham gia vào các cuộc không kích, sử dụng cả máy bay có người lái và không người lái tấn công các cơ sở quanh khu vực al Mayadin, al Hasakah, và Abu Kamal.

Các nhà máy lọc dầu này có khả năng mang lại hàng triệu USD cho các hoạt động của IS.

IS gia tăng tấn công người Kurd

Người Kurd ở Syria cho biết IS đã phản ứng lại các cuộc tấn công của Mỹ bằng cách đẩy mạnh tấn công vào vùng biên Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Syria, nơi có tới 140.000 dân thường Syria chạy nạn trong vài ngày gần đây.

Ngay khi vị trí tiền tiêu của IS ở nhiều nơi bị tấn công, các chiến binh IS vẫn đẩy mạnh chiến dịch chiếm Kobani, một đô thị của người Kurd giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các đoạn clip trên YouTube cho thấy phiến quân IS sử dụng vũ khí hạng nặng như là pháo để tấn công lực lượng người Kurd gần Kobani. Người ta thấy các phiến quân này đang phất cờ đen của nhóm này sau khi xé rách một lá cờ của người Kurd.

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết cuộc tiến quân rất là nhanh vào thời điểm cách đây 3 ngày nhưng đã chậm lại do các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh.

Tuy vậy, Ocalan Iso, phó tư lệnh lực lượng người Kurd bảo vệ Kobani, cho hay các chiến binh IS cùng xe tăng đã tới khu vực này vào thời điểm liên quan bắt đầu không kích vào IS.

Một chiến binh IS bịt mặt cầm dao găm và đeo tiểu liên AK. Ngồi bên trái là các binh sĩ chính phủ Syria bị bắt làm tù binh (ảnh: Phiến quân IS)
Đà tiến mạnh mẽ của phiến quân IS ở thị trấn Kobani cho thấy Washington gặp khó khăn trong việc đánh bại các chiến binh IS ở Syria. Tại nước này Mỹ đang thiếu các đồng minh mạnh ở trên bộ.

Hamed, một người dân chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nạn IS nói: “Các cuộc không kích này không hiệu quả. Chúng tôi cần binh sĩ trên bộ”.

Chặt đầu thị uy, tận diệt văn hóa, thanh lọc dân tộc

Mazlum Bergaden, một giáo viên ở thành phố Kobani đã vượt biên sang Syria vào hôm 24/9, cho biết: “Tình hình rất tệ. Sau khi giết người, bọn chúng quay ra đốt phá các ngôi làng… Khi chiếm được làng nào, chúng chém đầu một người để răn đe những người khác… Bọn chúng đang tận diệt văn hóa chúng tôi, thanh lọc dân tộc chúng tôi”.

Tổng thống Pháp Hollande tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã xác nhận tính xác thực của việc IS hành quyết một con tin người Pháp. IS đã chặt đầu con tin và tung video ghi cảnh hành quyết lên mạng để trừng phạt Paris đã tham gia không kích IS ở Iraq.

Mỹ cho hay họ vẫn đang đánh giá tình hình để xem liệu Mohsin al-Fadhli, một nhân vật cao cấp trong nhóm Khorasan có liên quan đến al-Qaeda, có bị chết trong một cuộc không kích của Mỹ ở Syria hay không.

Bỉ cho biết họ có khả năng sẽ đóng góp máy bay cho chiến dịch không kích trong các ngày tới. Hà Lan cũng sẽ triển khai 6 chiếc F-16 để hỗ trợ Mỹ.

>> Xem thêm: Hậu khủng bố 11/9, Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Có thể trong những ngày đầu, các cuộc không kích của Mỹ chỉ nhằm phá hoại năng lực của IS hoạt động xuyên biên giới Iraq-Syria. Hôm 24/9, các lực lượng do Mỹ chỉ huy đã tấn công trúng ít nhất 13 mục tiêu bên trong và xung quanh Albu Kamal, một trong các cửa khẩu chính giữa Iraq và Syria. Theo tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria, hôm 23/9 họ tấn công 22 mục tiêu.

Quân đội Mỹ xác nhận họ đã tấn công bên trong Syria nằm về phía tây bắc al Qaim - thị trấn Iraq tại khu vực vùng biên Albu Kamal. Họ cũng tấn công phía tây Baghdad và gần thủ phủ Arbil của người Kurd Iraq vào hôm 24/9.

Một chiến binh Hồi giáo ở khu vực Albu Kamal cho biết “các lực lượng thập tự chinh” đã mở ít nhất 9 vụ không kích vào hôm 24/9. Các mục tiêu bao gồm một khu công nghiệp.

Xe tăng của lực lượng người Kurd. Chiếc xe tăng này hướng về khu vực do IS kiểm soát (ảnh: Reuters)
Nằm trên trục chính của thung lũng sông Euphrates, Albu Kamal kiểm soát con đường đi từ “thủ đô” Raqqa của IS tại Syria tới mặt trận ở miền tây Iraq và xuống lưu vực sông Euphates ra vùng ngoại ô mạn tây và nam của thành phố Baghdad.

Khả năng của IS điều chuyển chiến binh và vũ khí giữa Syria và Iraq đã mang lại lợi thế chiến thuật quan trọng cho nhóm khủng bố này ở cả hai nước: Các chiến binh tràn tới từ Syria giúp chiếm được nhiều diện tích ở miền bắc Iraq vào tháng 6, và vũ khí chúng thu được ở đây lại được gửi về Syria để giúp chúng tác chiến tại đó.

Chung một chiến hào

Chiến dịch tấn công IS gần đây đã làm mờ ranh giới truyền thống giữa các đồng minh Trung Đông. Các nước chống đối chế độ của Tổng thống Syria al-Assad nay lại trong cùng một liên minh chống lại phe đối lập lớn nhất của chế độ Assad.

Các cuộc không kích nói trên hiện chưa gặp phải sự phản đối nào, thậm chí còn nhận được các dấu hiệu đồng tình từ phía chính quyền Assad.

Đài truyền hình Syria đưa tin các cuộc không kích hôm 24/9 nhằm vào biên giới với Iraq, và bình luận: “Mỹ và các đối tác” đã mở các cuộc tập kích chống lại “Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo”.

Trong khi đó giới chức Mỹ cho hay họ đã thông báo cho cả phía ông Assad và đồng minh chính của ông này là Iran trước khi chính thức không kích. Tuy nhiên Mỹ đã không điều phối lực lượng với ông Assad.

Các nước như Jordan, Bahrain, UAE, Qatar và Saudi Arabia – đều do người Hồi giáo Sunni thống trị và là đối thủ của ông Assad, đã tham gia các cuộc không kích nói trên.

Tuy nhiên một số đối thủ của ông Assad bày tỏ lo ngại nhà lãnh đạo Syria có thể tận dụng chiến dịch quân sự của Mỹ để khôi phục hình ảnh của mình trong mắt các nước phương Tây và các cuộc không kích chống IS có thể giúp ông Assad củng cố quyền lực./.

>> Xem thêm: Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo đánh chủ nghĩa cực đoan

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại
Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS
Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Mỹ cho rằng, cần xây dựng một liên minh quốc tế rộng rãi nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt các mối đe dọa từ IS.

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

Mỹ kêu gọi thành lập liên minh để tiêu diệt phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Mỹ cho rằng, cần xây dựng một liên minh quốc tế rộng rãi nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt các mối đe dọa từ IS.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên
Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng
“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia
Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

VOV.VN - Thủ tưởng Tony Abbott cho hay ông đã ra lệnh tăng cường an ninh tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

VOV.VN - Thủ tưởng Tony Abbott cho hay ông đã ra lệnh tăng cường an ninh tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan
Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

VOV.VN - Bài phát biểu của ông Obama tại phiên họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xoay quanh việc tập hợp các lực lượng quốc tế để tiêu diệt IS.

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

VOV.VN - Bài phát biểu của ông Obama tại phiên họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xoay quanh việc tập hợp các lực lượng quốc tế để tiêu diệt IS.