Mỹ "lạnh gáy" với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

VOV.VN - Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp của Hội đồng Bắc cực ở Roveaniemi (Phần Lan) vào đầu tháng 5/2019 đã tuyên bố rằng Bắc cực giờ đã trở thành “một đấu trường toàn cầu”. Hội đồng này có 8 nước Bắc cực và đại diện của người dân bản địa ở vùng này.

Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ lo lắng về cách hành xử của Nga ở khu vực này, hàm ý rằng Nga đang gia tăng hiện diện quân sự ở đây và đưa ra các yêu cầu đối với tàu bè nước ngoài phải xin phép Moscow trước khi đi qua Tuyến đường biển phương Bắc.

Tàu phá băng Tor của Nga ở cảng Sabetta trên bán đảo Yamal trong vòng tròn Bắc cực, cách Moscow khoảng 2.450km. Ảnh: AFP.

Hội đồng Bắc cực vốn chỉ chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trường và phát triển, nay ông Pompeo lại bình luận như vậy về địa chính trị và an ninh thì đây là điều rất bất thường. Cuộc họp đã kết thúc mà không ra được một tuyên bố chung của các bộ trưởng.

Rõ ràng tầm quan trọng địa chính trị của Bắc cực đang gia tăng. Khi lớp băng co ngót do hiện tượng ấm lên toàn cầu, khu vực này ngày càng dễ khai thác, với nhiều tuyến đường biển thương mại mới kết nối châu Âu với châu Á.

Một chuyên gia cho hay các tuyến đường biển này có khả năng chuyên chở một tỷ trọng lớn thương mại toàn cầu trong tương lai.

Hành lang Đông Bắc

Tuyến đường biển phương Bắc (NSR), đôi lúc còn gọi là “hành lang Đông Bắc”, chạy dọc theo đường bờ biển phía bắc rộng lớn của nước Nga từ biển Kara tới eo biển Bering.

Đây là tuyến đường ngắn nhất nối thị trường châu Âu với châu Á-Thái Bình Dương. Theo các ước tính, hàng hóa châu Âu đi qua NSR có thể tới các cảng châu Á nhanh hơn 40% so với khi đi qua kênh đào Suez, do đó giúp tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và thời gian.

Trong quá khứ, việc này không khả thi. Tuyến đường nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nga lúc ấy bị một lớp băng dày che phủ gần như quanh năm. Chỉ có một số chỗ là không có băng trong khoảng 2 tháng, nên việc đi lại qua khu vực này khá nguy hiểm và tốn kém.

Tuy nhiên trong thập kỷ qua, việc trái đất ấm lên đã làm thềm băng ở đây co ngót đi tới 13%. Hồi tháng 8/2017, chiếc tàu biển đầu tiên đã đi qua đây mà không cần tàu phá băng.

Sự thay đổi này mở ra cả một tuyến đường lớn mới và “mở khóa” cho nhiều nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai phá. Ước tính 13% nguồn dự trữ dầu thế giới chưa được khám phá và 30% nguồn khí tự nhiên vẫn ẩn sâu trong lớp đất đóng băng ở Bắc cực. Nơi đây cũng phong phú vàng, urani và kim cương.

Sự quan tâm của Nga đối với vùng Bắc cực có từ thời Sa hoàng Pie Đại đế (1682-1725). Vị Sa hoàng này là người đầu tiên vẽ bản đồ đường bờ biển Bắc cực dài tới 24.000km của đất nước rộng lớn nhất thế giới này. Dưới thời lãnh tụ Xô viết Stalin, các cơ sở công nghiệp được xây dựng ở đây sử dụng nguồn nhân lực là các tù nhân.

Kể từ thập niên 1930, các tàu Liên Xô đã đi lại qua NSR, cung cấp nhiên liệu và hàng hóa cho các khu định cư ở dải bờ biển phía bắc của quốc gia này. Liên Xô đã đóng chiếc tàu phá băng hạt nhân đầu tiên của thế giới, được đặt tên là Lenin. Tàu phá băng hạt nhân Arktika là chiếc đầu tiên tới Bắc cực vào năm 1977.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, đầu tư vào khu vực này suy giảm và các khu định cư bắt đầu hư hỏng dần. NSR gần như bị bỏ hoang. Năm 1987 (khi Liên Xô còn), lượng hàng hóa hàng năm đi qua đây là 6,58 triệu tấn, nhưng vào năm 1998 (khi Liên Xô đã sụp đổ được 7 năm) thì con số trên tụt xuống mức khiêm tốn là 1,46 triệu tấn.

Tham vọng hồi sinh

Nước Nga thời Putin đã hồi sinh lại các tham vọng địa chính trị. Các nhà thám hiểm Nga đã cắm một lá quốc kỳ Nga bằng titanium lên đáy Bắc Băng Dương – điều này khiến các nước Bắc cực khác lo ngại.

Trong thập kỷ qua chính quyền Nga đã thu phí hỗ trợ hậu cần với các công ty hàng hải nước ngoài khai thác Tuyến đường biển phương Bắc. Hầu hết tàu bè đi dọc theo tuyến này đều ít nhiều cần có tàu phá băng của Nga hộ tống trên chặng đường của mình.

Năm 2018, thương mại bùng nổ trên tuyến đường biển này – tới 20 triệu tấn hàng hóa đi qua đây, gấp đôi so với năm 2017. Moscow dự kiến con số này sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2025.

Mục tiêu cuối cùng của Moscow rất tham vọng: đi lại quanh năm qua vùng này, từ đó giúp NSR cạnh tranh với kênh đào Suez.

Nga có kế hoạch đạt được điều này bằng việc củng cố đội tàu phá băng hạt nhân. Đây là đội tàu duy nhất như thế trên thế giới, do hãng Rosatom chế tạo. Công ty này hiện đang chế tạo 8 mẫu mới dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2030.

Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng Nga phân bổ 1/10 nguồn vốn đầu tư của mình cho khu vực Bắc cực. Nhưng với tham vọng lớn của Nga thì số đầu tư này chỉ là giọt nước nhỏ.

Để đạt được các cột mốc mới về công nghiệp và cơ sở hạ tầng, Moscow cần thu hút tới 143 tỷ USD đầu tư tư nhân vào khu vực này trong 10 năm tới.

Nga đang xem xét miễn giảm 2/3 số thuế cho các công ty đầu tư vào đây. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với phương Tây (nhất là Mỹ), Nga đang hướng tới Trung Quốc như một đối tác chính. Năm 2016, chính quyền Trung Quốc đã cung cấp khoản vay 12 tỷ USD giúp hãng khí đốt Nga Novatek mở một nhà máy khí hóa lỏng đầy tham vọng ở bán đảo Yamal, vùng Siberia. (Hãng Novatek hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nặng nề của phương Tây.) Nhà máy này từ khi bắt đầu hoạt động đã cung cấp khí hóa lỏng cho châu Âu và châu Á qua ngả NRS. Còn một nhà máy nữa ở Bắc cực sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023 với sự tham gia của đối tác Trung Quốc.

Trung Quốc có quan tâm đến việc tích hợp Tuyến đường biển phương Bắc vào sáng kiến Vành đai và Con đường của mình.

Về mặt quốc phòng, Nga đã và đang nâng cấp các căn cứ quân sự từ thời Xô viết dọc theo tuyến NSR, lắp đặt thêm các hệ thống phòng không và bệ phóng tên lửa diệt hạm. Hạm đội phương Bắc – hạm đội lớn nhất của hải quân Nga, đã được hiện đại hóa đầy đủ và đang diễn tập thường xuyên ở Bắc cực.

Mỹ cũng là một quốc gia Bắc cực và như Ngoại trưởng Mỹ Pompeo phát biểu tại Hội đồng Bắc cực, Mỹ sẽ không để yên cho Nga thoải mái mở rộng thế lực ở Bắc cực. Washington đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động của lực lượng tuần duyên nước này và củng cố đội tàu phá băng của họ.

Khối quân sự NATO cũng theo dõi việc Nga củng cố lực lượng quân sự ở Bắc cực. Năm 2018, khối này đã kiểm tra năng lực tác chiến ở Bắc cực thông qua cuộc tập trận Trident Junction ở miền bắc Na Uy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế
Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế

VOV.VN - Xu hướng liên kết mạnh mẽ, toàn diện đã hình thành giữa hai cường quốc láng giềng Nga và Trung Quốc để ứng phó với siêu cường Mỹ và khối quân sự NATO.

Hồ sơ: Bí mật căn cứ tên lửa hạt nhân ngầm của Mỹ ở vùng Bắc cực
Hồ sơ: Bí mật căn cứ tên lửa hạt nhân ngầm của Mỹ ở vùng Bắc cực

VOV.VN - Quân đội Mỹ từng có một dự án tên lửa hạt nhân ngầm dưới lớp băng dùng để chống Liên Xô. Ngày nay cơ sở này có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ nặng.

Hồ sơ: Bí mật căn cứ tên lửa hạt nhân ngầm của Mỹ ở vùng Bắc cực

Hồ sơ: Bí mật căn cứ tên lửa hạt nhân ngầm của Mỹ ở vùng Bắc cực

VOV.VN - Quân đội Mỹ từng có một dự án tên lửa hạt nhân ngầm dưới lớp băng dùng để chống Liên Xô. Ngày nay cơ sở này có nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ nặng.

Liệu nhà máy Trung Quốc có gây ô nhiễm nặng cho Viễn Đông Nga?
Liệu nhà máy Trung Quốc có gây ô nhiễm nặng cho Viễn Đông Nga?

VOV.VN - Trung Quốc đang chuyển dần các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, trong đó có vùng Viễn Đông Nga. Nước Nga xử sự ra sao trước nguy cơ ô nhiễm?

Liệu nhà máy Trung Quốc có gây ô nhiễm nặng cho Viễn Đông Nga?

Liệu nhà máy Trung Quốc có gây ô nhiễm nặng cho Viễn Đông Nga?

VOV.VN - Trung Quốc đang chuyển dần các cơ sở sản xuất ra nước ngoài, trong đó có vùng Viễn Đông Nga. Nước Nga xử sự ra sao trước nguy cơ ô nhiễm?

Vì sao ông Putin thắng áp đảo trong bầu cử Tổng thống Nga 2018?
Vì sao ông Putin thắng áp đảo trong bầu cử Tổng thống Nga 2018?

VOV.VN - Vladimir Putin đã tái đắc cử trong bầu cử Nga 2018 để tiếp tục làm Tổng thống Nga thêm 6 năm nữa. Có nhiều nguyên nhân giúp ông giành thắng lợi.

Vì sao ông Putin thắng áp đảo trong bầu cử Tổng thống Nga 2018?

Vì sao ông Putin thắng áp đảo trong bầu cử Tổng thống Nga 2018?

VOV.VN - Vladimir Putin đã tái đắc cử trong bầu cử Nga 2018 để tiếp tục làm Tổng thống Nga thêm 6 năm nữa. Có nhiều nguyên nhân giúp ông giành thắng lợi.

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực
Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Trung Quốc đang tìm cách phát triển hạ tầng, thiết lập sự hiện diện an ninh thường trực tại Bắc Cực.

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

Mỹ cảnh báo về hoạt động của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Trung Quốc đang tìm cách phát triển hạ tầng, thiết lập sự hiện diện an ninh thường trực tại Bắc Cực.

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2
Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Liên Xô đã huy động rất nhiều tù nhân vào quân đội. Và đa số những tội phạm này đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

Chuyện các tội phạm trở thành anh hùng Liên Xô trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Liên Xô đã huy động rất nhiều tù nhân vào quân đội. Và đa số những tội phạm này đã chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.