NATO hành động “mơ hồ” trong vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ và IS

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ chống cả IS và người Kurd trong khi NATO lại cần dựa vào lực lượng người Kurd để chống IS.

Trong cuộc họp khẩn diễn ra hôm qua (28/7) tại thủ đô Brussels, Bỉ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc họp được triệu tập theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tuần trước tại thị trấn biên giới Suruc, khiến 32 người thiệt mạng.

NATO họp khẩn theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ. (ảnh: Reuters)

Thông cáo phát đi sau cuộc họp lên án mạnh mẽ những vụ tấn công khủng bố diễn ra hồi tuần trước tại Suruc, mà nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm. Thông cáo nêu rõ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức là không thể chấp nhận hay biện minh, đồng thời thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ với Thổ Nhĩ Kỳ và thông báo tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại khu vực biên giới Đông Nam nước này, giáp với Syria và Iraq.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, đây là một văn kiện toàn diện và thống nhất.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu tổ chức cuộc họp khẩn này, dựa trên khoản 4 của Hiệp ước thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, theo đó,  tham vấn giữa các nước thành viên sẽ được tổ chức nếu  một trong số các nước thành viên cảm thấy sự toàn vẹn, an ninh hay nền độc lập của mình bị đe dọa.

Tuy nhiên, tuyên bố chung sau cuộc họp lại bị đánh giá là mơ hồ khi không đề cập tới “chiến dịch phản công kép” mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành nhằm vào cả nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các phiến quân người Kurd thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Văn kiện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã không chỉ đích danh tên của 2 tổ chức này. Một số phái đoàn đã yêu cầu đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra “một câu trả lời phù hợp” nhằm tránh làm đổ vỡ tiến trình hòa bình đang diễn ra với các lực lượng người Kurd.

Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tham dự cuộc họp đã đưa ra một số đảm bảo về vấn đề này, dù ngay trước đó cùng ngày, Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan cho rằng, nước này không thể tiếp tục tiến trình hòa bình chừng nào đảng Công nhân người Kurd vẫn tiếp tục đe dọa sự đoàn kết dân tộc bằng các vụ tấn công đẫm máu nhằm vào các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó 1 ngày, ông Erdogan cũng khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cuộc phản công nhằm vào đảng Công nhân người Kurd tại Iraq cho tới khi  nhóm phiến quân này chịu từ bỏ vũ khí. Người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, ông Besir Atalay nói: “Nếu những phần tử khủng bố chịu rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hạ vũ khí, tiến trình hòa bình sẽ tiếp tục. Hòa bình chỉ được xây dựng trên nảng tảng của sự tin tưởng và quyết tâm. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các nỗ lực thúc đẩu nền dân chủ cũng như quyền và tự do của các cá nhân.”

Theo các nhà phân tích, sự mơ hồ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là dễ hiểu và phần nào cho thấy sự bối rối của tổ chức này. Bởi trong khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ quyết đặt nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và nhóm phiến quân người Kurd lên cùng 1 bàn cân, thì các nước phương Tây lại đang phải dựa vào lực lượng người Kurd tại Syria, những đồng minh của đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Chính vì thế, tại cuộc họp khẩn ngày hôm qua, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã né tránh vấn đề thiết  lập vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay vẫn muốn tạo ra ở phía Bắc Syria, với sự ủng hộ của Mỹ để đổi lại liên minh quốc tế chống nhóm Nhà nước Hồi giáo do Mỹ dẫn đầu sẽ được phép sử dụng các căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg,  đây là một vấn đề song phương và tổ chức này sẽ không can thiệp.

Ông  Jens Stoltenberg nói:“Tất cả các nước đồng minh đều khẳng định sự ủng hộ và đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào liên quan tới việc bổ sung quân. Tất cả chúng ta đều biết rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh đáng tin cậy và họ có có một lực lượng vũ trang có khả năng chiến đấu cao.”

Chính vì sự mơ hồ này, mà hiện đã có nhiều ý kiến hoài nghi liệu NATO có mở rộng sự can thiệp hay không? Câu trả lời vẫn là khó đoán định, bởi  Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại một khu vực nhiều bất ổn, với sự hoạt động mạnh của các nhóm khủng bố và sự tranh giành ảnh hưởng không chỉ của các nước trong khu vực, mà còn nhiều nước phương Tây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên
Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

Quốc tế chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ “khoanh tay đứng nhìn” IS hoành hành
Quốc tế chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ “khoanh tay đứng nhìn” IS hoành hành

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn án binh dù IS treo cờ đen trong thị trấn Kobani còn đạn pháo từ đây đã bay lạc sang lãnh thổ nước này.

Quốc tế chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ “khoanh tay đứng nhìn” IS hoành hành

Quốc tế chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ “khoanh tay đứng nhìn” IS hoành hành

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn án binh dù IS treo cờ đen trong thị trấn Kobani còn đạn pháo từ đây đã bay lạc sang lãnh thổ nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Syria - Lợi và hại
Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Syria - Lợi và hại

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã điều nhiều quân ra dọc biên giới với Syria. Có những đồn đoán về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vũ trang vào tình hình Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Syria - Lợi và hại

Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp quân sự vào Syria - Lợi và hại

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ đã điều nhiều quân ra dọc biên giới với Syria. Có những đồn đoán về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vũ trang vào tình hình Syria.

Nga cảnh báo hậu quả nếu NATO mở rộng sang Ukraine, Gruzia
Nga cảnh báo hậu quả nếu NATO mở rộng sang Ukraine, Gruzia

VOV.VN - Việc NATO mở rộng sang Ukraine và Gruzia được Nga cảnh báo sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho châu Âu.

Nga cảnh báo hậu quả nếu NATO mở rộng sang Ukraine, Gruzia

Nga cảnh báo hậu quả nếu NATO mở rộng sang Ukraine, Gruzia

VOV.VN - Việc NATO mở rộng sang Ukraine và Gruzia được Nga cảnh báo sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho châu Âu.

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015
Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.