Nhật Bản tăng sức ép Trung Quốc sau phán quyết của PCA

VOV.VN - Nhật Bản đã nhiều lần thể hiện lập trường cứng rắn, lập trường của Chủ tịch Nhóm G7 đối với hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11 (ASEM 11), Hội nghị kỷ niệm 20 năm thành lập Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), đang diễn ra tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, chiều 15/7 (giờ Nhật Bản), đã yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) liên quan đến việc phủ nhận quyền lãnh hải của Trung Quốc theo “Đường chín đoạn” tại Biển Đông. 

Lại một lần nữa và liên tiếp Nhật Bản đã thể hiện lập trường cứng rắn, lập trường của Chủ tịch Nhóm G7 đối với hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong quá trình “thâu tóm” Biển Đông vì lợi ích của mình. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA). (ảnh: EPA).

Truyền thông lật tẩy hành vi mới của Trung Quốc

Ngay sau khi PCA đưa ra phán quyết không công nhận yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông, tất cả các phương tiện truyền thông Nhật Bản, các hãng truyền thông lớn như NHK, Kyoo, Jiji, báo Mainichi, Yomiuri, truyền hình TBS, Fuji… đều đồng loạt đăng tin, phát ngôn của lãnh đạo Nhật Bản, quốc tế, chuyên gia về phán quyết này.

Truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin rằng có một số hãng truyền thông Trung Quốc cũng phê phán Chính phủ Trung Quốc “Đã đem đến một kết cục tồi tệ. Đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc”. Ở đây có yếu tố “gậy ông đập lưng ông”

Theo hãng Kyodo trú tại Trung Quốc, từ ngày 13/7, sau khi PCA ra phán quyết phủ nhận chủ trương “đường 9 đoạn” tại Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã được triệu tập, đồng thời tăng cường cảnh báo trong toàn quân đội. Một số hình ảnh về việc triệu tập lực lượng hải quân đã được đăng trên mạng internet.

Quân đội Trung Quốc mặc dù không phát đi lệnh chính thức về việc triệu tập lực lượng hải quân, nhưng có thông báo ngắn trên báo Quân đội rằng đây chỉ là một cuộc diễn tập thông thường, nhưng lại nhấn mạnh rằng “nếu chiến tranh xảy ra thì nhất quyết phải chiến đấu”.

Đặc biệt, có những văn bản cáo thị triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với quân dự bị tại tỉnh Hồ Nam cũng đã được công bố.

Tờ Pars Today số ra ngày 13/7 cho biết, trong khi cả thế giới đang tập trung dư luận về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, chính quyền Trung Quốc đã thông báo đã hoàn thiện xong việc xây 4 trạm hải đăng trên Biển Đông và đang chuẩn bị xây tiếp trạm thứ 5. Để chuẩn bị, hiện tại Trung Quốc vẫn phái thuyền, máy bay ra Biển Đông, thường xuyên diễn tập để ổn định trạng thái chiến đấu của quân đội nước này. Đồng thời tăng cường mục kích tàu và máy bay quân dụng của Mỹ tại khu vực này.  

Luật pháp không dựa trên tuyên bố đơn phương nào của Trung Quốc

Trong buổi trả lời phóng vấn VOV tại Nhật Bản, Chủ tịch Diễn đàn toàn cầu Nhật Bản, ông Ito Kenichi cũng cho rằng việc PCA đưa ra phán quyết về chủ trương “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông theo đơn của Philippines là sự kiện quan trọng của cộng đồng quốc tế.

Ông Ito cũng đã nhắc lại việc các nước G7 trong Hội nghị G7 tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 5 vừa qua, yêu cầu các quốc gia phải thực hiện theo luật pháp quốc tế, kiềm chế hành động đơn phương gây căng thẳng, không sử uy hiếp, sử dụng vũ lực để thực hiện mục đích, phải giải quyết các vấn đề phân tranh bằng biện pháp hòa bình thông qua các hình thức pháp lý bao gồm cả Tòa án. 

Ông Ito cũng đề xuất ý kiến rằng hiện trạng ở khu vực Đông Nam Á cần được giải quyết một cách công bằng vì an ninh hàng hải và trật tự quốc tế trong thế kỷ 21.

Riêng đối với Nhật Bản, Giáo sư Ito đưa ra giải pháp: cùng với nước đồng minh của mình là Mỹ, Nhật Bản cần liên kết chặt chẽ, tăng cường hợp tác chiến lược với các nước ASEAN, các nước Châu Âu để giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông là vô cùng quan trọng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen, trong bài phát biểu tại Đối thoại Nhật- Châu Á Thái Bình Dương với chủ đề “Trật tự quốc tế và Biển Châu Á trong thế kỷ 21” tại Tokyo ngày 12/7 đã tỏ ra rất lạc quan. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen.

Ông Nakarani Gen nói: “Vụ kiện của Philippines có 7 điểm trong 15 điểm được PCA phán quyết, không cho phép Trung Quốc tiếp tục hoạt động bồi đắp, xây đảo, quân sự hóa tại khu vực Biển Đông. Phán quyết của Tòa sẽ khởi đầu cho một thời kỳ mới và buộc các bên phải lựa chọn việc có tuân thủ phán quyết của Tòa án hay không. Để bảo vệ trật tự và hòa bình của khu vực thì các nước không thể bỏ qua luật pháp quốc tế. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng. Chúng tôi mong muốn các bên liên quan tuân thủ các phán quyết của tòa một cách nghiêm túc”.

Không chỉ lạc quan về tính pháp lý của sự việc, ông cũng cho biết thêm: sau phán quyết của PCA có thể tình hình tại Biển Đông sẽ có những diễn biến mới, song vẫn tiếp tục những hoạt động như diễn tập chung (bao gồm cả Mỹ, các nước liên quan như Philippines, Việt Nam), hỗ trợ năng lực cho các nước (bao gồm xây dựng thêm các nhà máy hiện đại), tăng cường hoạt động hỗ trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai nhằm hướng tới xây dựng một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, mối quan hệ kinh tế bền vững song phương và đa phương. 

"Đối với Nhật Bản, không chỉ lần này có tiếng nói mạnh mẽ mà ngay khi 3 năm trước khi Philippines khởi kiện Trung Quốc, tại các diễn đàn khu vực như Shangri-La ở Singapore, tôi (chỉ ông Nakatani Gen) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ Trưởng Quốc phòng các nước Châu Á cũng đã nêu rất rõ ràng quan điểm về Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đưa ra lập trường về Biển Đông, trong đó nhấn mạnh mọi tranh chấp tại Biển Đông phải giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế, bằng biện pháp hòa bình tránh xung đột", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nhấn mạnh. 

Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế ủng hộ các phán quyết của PCA và đề nghị các bên liên quan hành động một cách cẩn trọng, tránh dùng các biện pháp cứng rắn để bảo vệ những lợi ích không được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Trả lời câu hỏi của VOV, giáo sư Hikmakato Juwana, Khoa Luật, trường đại học Universitas, Indonesia cho rằng các nước ASEAN cần hoan nghênh phán quyết của PCA bác bỏ tính pháp lý của đường chín đoạn, bởi vì đường chín đoạn tạo ra rất nhiều vấn đề cho các nước ASEAN. 

Giáo sư Hikmakato Juwana, Khoa Luật, trường đại học Universitas, Indonesia. 

"Tất cả mọi tranh chấp cần phải giải quyết dựa trên luật pháp, và khi nói luật pháp, chúng ta nói đến Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), chứ không phải dựa trên các tuyên bố chủ quyền từ xa xưa. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ xem xét lại quan điểm của mình về đường chín đoạn", giáo sư Hikmakato Juwana nói. 

Tiếp tục gây nhiễu

Giáo sư Asano Ryo, Khoa Luật trường Đại học Doshisha, Nhật Bản lại có quan điểm rằng có thể sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA), Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động của mình tại Biển Đông, Trung Quốc khó có thể đưa ra thỏa hiệp hay nhường nhịn nào.

Giáo sư Sato Koichi, Trường Đại học J.F Ocberlin, Nhật Bản.

Về hành động của Nhật Bản, Giáo sư Sato phân tích: "Người Nhật Bản thực ra không muốn có mâu thuẫn với Trung Quốc, nhưng cũng không thể đứng ngoài với những vấn đề quốc tế, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Nhật Bản là nước hiểu cái khó khăn của Việt Nam. Nhưng Việt Nam là nước có thể nói là nước trung tâm, liên quan nhiều nhất tới Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng chủ yếu vẫn phải dựa vào yếu tố quốc tế để giải quyết. Biển Đông sẽ là chủ đề còn tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức. Ngoài Trung Quốc, nếu các bên liên quan có lợi ích tại khu vực Biển Đông, không trực tiếp gây sức ép liên tục đối với Trung Quốc, e rằng cũng sẽ khó ngay cho cả những đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản".

Có những phân tích cho rằng yếu tố Philippines cũng được cho là có tính quyết định đối với hành vi bất chấp Luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bà Endo Mahore, Giám đốc Trung tâm giao lưu quốc tế trường Đại học Phúc lợi Tokyo lại nhận định rằng tân Tổng thống Philippines có tư tưởng thân Trung bởi lợi ích kinh tế.

Bà Endo cho rằng có lẽ tân Tổng thống Philippines có dự định phát triển kinh tế đất nước theo kiểu Tổng thống Nicaragua Violetta Chamorro đã đánh đổi lấy những điều kiện có lợi bằng viện trợ kinh tế từ Trung Quốc. Do vậy, mặc dù nhân dân Philippines thắng kiện, nhưng chính quyền mới của Philippines có thể không thực hiện phán quyết mà thương lượng kinh tế với Trung Quốc. Và như vậy Trung Quốc lại có cơ hội mới trong việc vừa giải quyết mâu thuẫn song phương với Philipines, vừa được thể phớt lờ cộng đồng quốc tế vốn phản đối Trung Quốc tại Biển Đông.

Rõ ràng, ngoài tính ép buộc của pháp lý, thì tính ép buộc của cộng đồng quốc tế đối với những hành vi làm tổn hại tới an ninh khu vực và thế giới, lợi ích cộng đồng là rất cần thiết và cần được thực hiện bất cứ giá nào./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc
Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

Chuyên gia Mỹ Poling nói về phán quyết PCA và ý đồ của Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia của Mỹ khẳng định phán quyết PCA là thắng lợi và là cơ sở pháp lý mới cho các nước bảo vệ lợi ích chính đáng ở Biển Đông trước Trung Quốc.

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Chính phủ các nước EU đã chia rẽ sâu sắc trong việc ra tuyên bố về phán quyết từ PCA liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Chính phủ các nước EU đã chia rẽ sâu sắc trong việc ra tuyên bố về phán quyết từ PCA liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Đô đốc hải quân Mỹ sắp thăm Trung Quốc sau phán quyết PCA
Đô đốc hải quân Mỹ sắp thăm Trung Quốc sau phán quyết PCA

VOV.VN - Sau khi Tòa trọng tài thường trực PCA (La Hay) bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, Đô đốc hải quân Mỹ chuẩn bị lên đường thăm Bắc Kinh.

Đô đốc hải quân Mỹ sắp thăm Trung Quốc sau phán quyết PCA

Đô đốc hải quân Mỹ sắp thăm Trung Quốc sau phán quyết PCA

VOV.VN - Sau khi Tòa trọng tài thường trực PCA (La Hay) bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, Đô đốc hải quân Mỹ chuẩn bị lên đường thăm Bắc Kinh.

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA
Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

VOV.VN - Tại cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề ASEM 11, ông Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc thừa nhận phán quyết của PCA. 

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

Thủ tướng Nhật Abe yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận phán quyết PCA

VOV.VN - Tại cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề ASEM 11, ông Shinzo Abe đã yêu cầu Trung Quốc thừa nhận phán quyết của PCA.