Nhật Bản xem xét cung cấp hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở Biển Đông

VOV.VN - Theo đề xuất mới, Nhật sẽ hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ ở bất cứ đâu trên Biển Đông khi họ thấy an ninh bị đe dọa.

Với kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng vai trò phi chiến đấu của Nhật Bản trong các xung đột vũ trang ra ngoài “các khu vực bên ngoài Nhật Bản”, nước này có thể sẽ ngày càng can dự sâu hơn vào các hành động trên Biển Đông nhằm hỗ trợ cho các lực lượng Mỹ.

Tàu hải quân Nhật Bản (ảnh: forbes)
Thông tin trên do các nguồn tin chính phủ và đảng cầm quyền hiện nay ở Nhật cung cấp.

Thủ tướng Abe sẽ trình dự luật mới ra quốc hội vào tháng 5, với sự hậu thuẫn của các đối tác trong liên minh của ông. Theo đề xuất mới, Nhật Bản sẽ được phép vận chuyển nhiên liệu và đạn dược tới các đơn vị của quân đội Nhật Bản ở bất cứ nơi đâu trong trường hợp Nhật Bản nhận thấy an ninh quốc gia của mình bị đe dọa.

Cả Nhật Bản và Mỹ đều không có tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông giàu có về dầu khí. Tuy nhiên, căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở vùng biển chiến lược này. Theo hiệp ước an ninh song phương Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công, còn Nhật Bản có lợi ích kinh tế lớn ở đây khi một lượng lớn hàng hóa tới các cảng Nhật hay từ cảng Nhật đi nơi khác đều phải qua tuyến hàng hải này.

Môt chuyên gia chính sách của Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản nói: “Nếu Philippines xảy ra va chạm với Trung Quốc, họ sẽ gửi tín hiệu cấp cứu tới đồng minh ở Mỹ... Nếu quân đội Mỹ khi đó muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của Lực lượng Phòng vệ Nhật, thì câu hỏi sẽ là Nhật Bản có thể làm gì”.

Các đảng trong liên minh của ông Abe đã nhất trí từ bỏ hạn chế chỉ cho phép Nhật Bản cung cấp hỗ trợ cho đồng minh ở “những khu vực quanh Nhật Bản” (ám chỉ khả năng xung đột với Triều Tiên).

Trọng tâm là vùng Biển Đông

Giới làm luật tránh đề cập đến khu vực nào sẽ nhận được hỗ trợ hậu cần của Nhật Bản, nhưng 3 quan chức chính phủ và một nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền nói với Reuters rằng các dự luật này xác định các đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines là nơi hoạt động tương lai của lực lượng Phòng vệ Nhật.

Trong hai năm cầm quyền, Thủ tướng Abe đã nới lỏng nhiều hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí, diễn giải lại Hiến pháp Hòa bình để cho phép Nhật Bản bảo vệ các nước bạn bè bị tấn công, đồng thời thực hành đường lối ngoại giao hướng ngoại và cứng rắn hơn.

Tính khả thi của luật mới

Từ trước đây quân đội Nhật Bản đã cung cấp hỗ trợ hậu cần, như là tiếp nhiên liệu cho tàu bè đồng minh ở Ấn Độ Dương trên đường tới Afghanistan. Nhưng các trường hợp này lại đòi hỏi một luật mới cho mỗi lần đó. Các luật mới đề xuất lần này loại bỏ yêu cầu đó, mặc dù chính phủ vẫn sẽ cần sự phê chuẩn của quốc hội cho những chiến dịch mới.

Một quan chức cấp cao của quân đội Philippines cho biết Manila sẽ hoan nghênh bất cứ nỗ lực của Tokyo muốn mở rộng các hoạt động hàng hải của mình trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là trong việc hỗ trợ cho quân đội Mỹ.

Khi Mỹ và Philippines bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất trong 15 năm qua, người này nói: “Tôi sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Nhật Bản bị lôi kéo vào xung đột ở Biển Đông, do Mỹ và Nhật Bản vốn có một thỏa thuận [an ninh]”./.

Xem thêm:

>> Yếu tố Mỹ trong tranh chấp Trung-Nhật

>> Trung Quốc bành trướng thế lực trên thế giới như thế nào?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc gặp Nhật-Trung, ẩn ý khó lý giải và nguy cơ “cô lập” Hàn Quốc
Cuộc gặp Nhật-Trung, ẩn ý khó lý giải và nguy cơ “cô lập” Hàn Quốc

VOV.VN - Mối quan hệ này có thực sự được cải thiện hay không vẫn còn phụ thuộc vào những hành động thực tế của mỗi nước.

Cuộc gặp Nhật-Trung, ẩn ý khó lý giải và nguy cơ “cô lập” Hàn Quốc

Cuộc gặp Nhật-Trung, ẩn ý khó lý giải và nguy cơ “cô lập” Hàn Quốc

VOV.VN - Mối quan hệ này có thực sự được cải thiện hay không vẫn còn phụ thuộc vào những hành động thực tế của mỗi nước.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông - Ấn Độ Dương

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông, Ấn Độ Dương và lãnh thổ Ấn Độ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ
Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc muốn cải thiện liên lạc cấp cao với Mỹ nhằm xây dựng lòng tin chiến lược. Trong khi đó, phía Mỹ bày tỏ ý không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

Trung Quốc vạch ra 6 ưu tiên trong quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ

VOV.VN - Trung Quốc muốn cải thiện liên lạc cấp cao với Mỹ nhằm xây dựng lòng tin chiến lược. Trong khi đó, phía Mỹ bày tỏ ý không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Lộ trình “chiếm” Biển Đông của Trung Quốc
Lộ trình “chiếm” Biển Đông của Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt” và hiện đã đạt đến mức hết sức nguy hiểm.

Lộ trình “chiếm” Biển Đông của Trung Quốc

Lộ trình “chiếm” Biển Đông của Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang thực hiện một chiến thuật gặm nhấm từng bước, dẫn đến “cái chết với nhiều lát cắt” và hiện đã đạt đến mức hết sức nguy hiểm.

Khiêu khích Nhật, Trung Quốc xây sân bay gần đảo tranh chấp
Khiêu khích Nhật, Trung Quốc xây sân bay gần đảo tranh chấp

VOV.VN - Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên một hòn đảo cách Senkaku/Điếu Ngư 300 km.

Khiêu khích Nhật, Trung Quốc xây sân bay gần đảo tranh chấp

Khiêu khích Nhật, Trung Quốc xây sân bay gần đảo tranh chấp

VOV.VN - Ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên một hòn đảo cách Senkaku/Điếu Ngư 300 km.

Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông
Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông

VOV.VN - Nhật Bản-Trung Quốc sẽ nối lại đối thoại, song có lẽ vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vẫn tiếp tục có những rào cản mới xuất hiện.

Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông

Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông

VOV.VN - Nhật Bản-Trung Quốc sẽ nối lại đối thoại, song có lẽ vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vẫn tiếp tục có những rào cản mới xuất hiện.

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật
‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

‘Yếu tố’ Mỹ trong tranh chấp Trung - Nhật

(VOV) - Từ thời kỳ đầu, Mỹ đã can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước và ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ dễ dàng từ bỏ...