Nội các của ông Trump: Cực giàu có, dày dặn kinh nghiệm đánh trận

VOV.VN - Với việc chọn 4 tỷ phú và 3 tướng lĩnh vào Nội các mới của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cho thấy rõ ưu tiên của ông là gì.

Theo AFP, dù vẫn chưa lựa chọn ai làm Ngoại trưởng Mỹ, một trong những vị trí quan trọng nhất trong Nội các mới, những sự lựa chọn trước đó của ông Trump cho thấy ông sẽ chọn các tỷ phú cho các chức vụ dân sự và các tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc cho các chức vụ trong quân đội, tình báo và an ninh của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Trump trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lựa chọn nhân sự cho Nội các sắp tới. Ảnh: Reuters

Theo các chuyên gia, những sự lựa chọn này được cho là sẽ khiến giới tinh hoa chính trị tại Washington thất vọng bởi từ trước đến nay, đa phần các vị trí trong Nội các Mỹ thường do các chính trị gia lão luyện đảm nhiệm. Hơn thế nữa, những người được ông Trump lựa chọn lại là những người phản đối gay gắt những quy định do Tổng thống Barack Obama đưa ra trước đó.

Cũng theo các chuyên gia, trong số 13 người được ông Trump lựa chọn cho các vị trí trong Nội các hoặc tương đương cho đến nay có 6 người là nam giới da trắng, 4 phụ nữ, 2 người Mỹ gốc Á, 1 người da màu và không có người Mỹ Latin nào.

Khi các tỷ phú tham gia chính trường Mỹ

Là một doanh nhân giàu có trước khi trở thành Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump đã lựa chọn khá nhiều tỷ phú Mỹ cho các vị trí trong Chính phủ mới của mình. Đây là một tín hiệu cho thấy, ông có mối quan hệ rất mật thiết với Phố Wall và có thể tạo ra được những ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế Mỹ.

Trong số này có ông Wilbur Ross- một nhà đầu tư tài chính cá nhân chuyên mua lại các công ty đã phá sản rồi gây dựng chúng thành những công ty phát triển mạnh mẽ và kiếm được rất nhiều tiền. Ông Ross được ông Trump lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ.

Là người được lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, bà Betsy DeVos là một “Mạnh Thường Quân lớn” từ lâu luôn ủng hộ ý tưởng xây dựng các trường tư bên cạnh hệ thống các trường công của Mỹ.

Trong khi đó, bà Linda McMahon- được lựa chọn cho vị trí người đứng đầu Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ- đã từng giúp chồng mình khuếch trương rất hiệu quả thương hiệu chương trình WWE- một loại hình vật giải trí của Mỹ- trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Trong khi đó, tỷ phú thứ 4 trong Nội các của ông Trump là chủ thương hiệu Chicago Cubs Todd Ricketts- người sẽ trở thành Thứ trưởng Thương mại Mỹ.

Trong khi đó, dù không có tài sản tỷ đô như các tỷ phú nói trên, ông Steven Mnuchin, cựu đối tác của Goldman Sachs và là người đầu tư vào rất nhiều phim bom tấn tại Hollywood cũng là người có tài sản thuộc loại khổng lồ đã được ông Trumo lựa chọn làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Chức vụ Bộ trưởng Lao động Mỹ được ông Trump dành cho CEO của chuỗi nhà hàng CKE Andrew Puzder.

Tổng thống đắc cử Mỹ đã lên tiếng bảo vệ quyết định “lựa chọn một vài người thành công nhất trên thế giới vào Nội các của mình” như sau: “Một tờ báo từng chỉ trích tôi, tại sao tôi không chỉ định những người có xuất thân bình dân hơn. Tôi trả lời họ rằng, bởi vì tôi muốn có những người kiếm được rất nhiều tiền làm việc cho mình và bất kỳ ai muốn làm ăn với Mỹ phải thương thảo với họ”.

Các tướng lĩnh cũng được tôn trọng

Trong khi đó, các tướng lĩnh mà ông Trump lựa chọn cho các vị trí trong bộ máy quân sự, tình báo và an ninh của Mỹ cũng là những người rất dày dạn kinh nghiệm và được kỳ vọng sẽ giúp ông Trump tạo dấu ấn trên trường quốc tế.

Dù vậy, với việc chỉ định tới 3 tướng lĩnh cho các vị trí trong Nội các sắp tới và có thể dành cho tướng David Petraeus chức vụ Ngoại trưởng Mỹ, ông Trump vẫn bị chính giới Washington chỉ trích là đang “quân sự hóa” Nội các của mình.

Gần đây nhất, tuần qua, ông Trump được cho là đã lựa chọn tướng 4 sao thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ John Kelly vào chức vụ Bộ Trưởng An ninh Nội địa Mỹ để giúp ông Trump giám sát một số lĩnh vực quan trọng như vấn đề nhập cư và an ninh biên giới.

Trước đó, ông cũng chọn một tướng Thủy quân Lục chiến khác là James Mattis cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm ông Mattis sẽ phải chờ Quốc hội thông qua một quy chế đặc biệt vì ông Mattis vẫn còn là quan chức quân đội Mỹ vào năm 2013 tức là không đủ thời gian nghỉ hưu 7 năm theo quy định để có thể tiếp tục nắm giữ một vị trí trong Bộ Quốc phòng.

Trong khi đó, ông Trump đã chỉ định tướng Michael Flynn- một người có nhiều kinh nghiệm về tình báo quốc phòng làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ. Giống như ông Trump, ông Flynn cũng cho rằng, phiến quân Hồi giáo cực đoan là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đển sự ổn định trên toàn cầu.

Theo các chuyên gia, một điểm chung khi lựa chọn các tướng lĩnh vào Nội các của ông Trump chính là việc ông rất thích những người “dám nói thẳng” và có nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả điều hành các chiến dịch quân sự của Mỹ.

Một số vị trí đáng lưu ý khác

Cũng giống như các Tổng thống đắc cử trước đó, ông Trump cũng xây dựng quanh mình một đội ngũ thân cận từng ủng hộ hết mình cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua.

Trong đó, đáng chú ý là vị trí Tổng Chưởng lý dành cho ông Jeff Sessions- Thượng nghị sĩ đầu tiên công khai ủng hộ ông Trump và là người từng hoạt động tại thượng viện Mỹ trong suốt 20 năm qua.

Trong khi đó, bà Elaine Chao được ông Trump lựa chọn vào vị trí Bộ trưởng Giao thông. Bà Chao từng làm việc dưới thời Tổng thống George W. Bush và là vợ của Thủ lĩnh phe Đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell.

Ngoài ra, ông Tom Price- người ủng hộ việc sửa đổi và thay thế dự luật Chăm sóc Y tế của Chính phủ của Tổng thống Obma- đã được ông Trump lựa chọn vào vị trí Bộ trưởng Y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Mỹ: Donald Trump cần tránh khiếm khuyết của Tổng thống Obama
Báo Mỹ: Donald Trump cần tránh khiếm khuyết của Tổng thống Obama

VOV.VN - Thắng cử Tổng thống Mỹ không đồng nghĩa với việc “đăng quang” xong là không cần lắng nghe những đề xuất từ đại diện phe đối lập.

Báo Mỹ: Donald Trump cần tránh khiếm khuyết của Tổng thống Obama

Báo Mỹ: Donald Trump cần tránh khiếm khuyết của Tổng thống Obama

VOV.VN - Thắng cử Tổng thống Mỹ không đồng nghĩa với việc “đăng quang” xong là không cần lắng nghe những đề xuất từ đại diện phe đối lập.

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, châu Âu sẽ có quân đội riêng?
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, châu Âu sẽ có quân đội riêng?

VOV.VN - Không ít lãnh đạo châu Âu nhìn nhận việc ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ là cơ hội để châu Âu sống lại ý tưởng thành lập quân đội riêng.

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, châu Âu sẽ có quân đội riêng?

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, châu Âu sẽ có quân đội riêng?

VOV.VN - Không ít lãnh đạo châu Âu nhìn nhận việc ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ là cơ hội để châu Âu sống lại ý tưởng thành lập quân đội riêng.

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?
Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

VOV.VN - Chuyên gia Mercier đã phân tích về trật tự thế giới và các con đường địa chính trị mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có thể lựa chọn sau khi nhậm chức.

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

Donald Trump và một thế giới đa cực không đế chế?

VOV.VN - Chuyên gia Mercier đã phân tích về trật tự thế giới và các con đường địa chính trị mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có thể lựa chọn sau khi nhậm chức.

Dấu ấn lựa chọn nhân sự cấp cao của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump
Dấu ấn lựa chọn nhân sự cấp cao của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump

VOV.VN - Từ những lựa chọn nhân sự gần đây, có thể thấy, những cam kết mà Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đưa ra trước đó sẽ được thực hiện đầy đủ.

Dấu ấn lựa chọn nhân sự cấp cao của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump

Dấu ấn lựa chọn nhân sự cấp cao của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump

VOV.VN - Từ những lựa chọn nhân sự gần đây, có thể thấy, những cam kết mà Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đưa ra trước đó sẽ được thực hiện đầy đủ.