Ông Obama được gì sau chuyến thăm Trung Đông?

(VOV) - Quan tâm của Mỹ đối với Trung Đông không đổi nhưng thái độ của dân Israel với Mỹ có khác.

Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kết thúc chuyến công du ngắn ngày tới Trung Đông (từ 20 đến 23/3).

Dù không có thỏa thuận hay tuyên bố quan trọng nào được đưa ra, song chuyến thăm Trung Đông đầu tiên của ông Obama kể từ khi bước vào Nhà Trắng (2009) lại mang tính biểu tượng cao, cho thấy mối quan tâm không đổi của Mỹ với khu vực chiến lược này.

Thể hiện sự gắn bó với Israel

Việc chọn Israel là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đã giúp xua tan những mối nghi ngại về sự “xuống cấp” trong quan hệ đồng minh Mỹ - Israel. Tại đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu khẳng định quan hệ giữa hai nước.

“Tôi một lần nữa khẳng định rằng, Mỹ luôn là người bạn tốt nhất của Israel,” ông Obama nói. “Và những gì chúng ta đang làm đó là tạo ra nhiều cơ hội hơn, để trẻ em trên toàn khu vực có cơ hội được hưởng một nền an ninh, hòa bình và thịnh vượng thực sự.”

Ông Obama ở Israel (ảnh: ABCnews)


Trước đó, chính phủ Mỹ đã không ít lần lên tiếng phản đối các kế hoạch mở rộng khu định cư Do Thái của Israel hay lập trường về giải pháp cho chương trình hạt nhân Iran.

Chú ý đến nỗi khổ của người Palestine

Trong các bài phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng không quên làm hài lòng người Palestine khi kêu gọi Israel thúc đẩy hòa bình với người láng giềng Palestine, khẳng định hòa bình là con đường duy nhất tiến tới một nền an ninh thực sự. Ông Obama thậm chí còn bảo vệ người Palestine khi cho rằng, là không công bằng khi một đứa trẻ Palestine lại không thể lớn lên trên đất nước của mình, phải sống bên cạnh một lực lượng quân đôi nước ngoài kiểm soát mọi hành động của bố mẹ chúng.

“Người Israel cần phải thừa nhận rằng, tiếp tục hoạt động định cư sẽ chỉ gây cản trở cho các nỗ lực hòa bình và rằng một nền độc lập cho Palestine điều cần thiết, với các đường biên giới thực sự.”

Còn tại Jordan, Tổng thống Obama thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với những thách thức của làn sóng tị nạn từ Syria và những khó khăn kinh tế do tác động của các cuộc khủng hoảng tại khu vực.

Dân Israel không còn tin tưởng nhiều ở Mỹ?       

Tổng thống Obama đã thu được kết quả tích cực từ chuyến thăm Trung Đông này khi vừa làm hài lòng đồng minh gần gũi là Israel, vừa củng cố niềm tin của người Palestine, gửi thông điệp cứng rắn tới cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria cũng như tham vọng hạt nhân của Iran.

Song theo nhiều nhà phân tích, những kết quả này không có gì đặc biệt. Ngoài những lời lẽ xã giao và hứa hẹn nhiệt tình, mỗi bên đều thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình mà hầu như không có sự tương đồng gì cụ thể, nhất là về tiến trình hòa bình Palestine- Israel.

Đây cũng là cảm nhận chung của nhiều người dân Israel.

Một người nói: “Bài phát biểu của Tổng thống Obama là rất tích cực song tôi cho rằng, vấn đề là ông Obama là Tổng thống Mỹ chứ không phải Israel. Chúng ta cần tin tưởng vào thủ tướng, cần tin tưởng vào con đường mà chúng ta đang đi chứ không phải là người Mỹ hay ông Obama.”

Một người khác chia sẻ: “Tôi tin ông ấy song Mỹ và Israel cần gần gũi hơn nữa để chúng ta có thể cảm thấy an toàn. Nếu họ thực sự muốn chúng tôi an toàn, họ cần làm nhiều hơn về vấn đề Iran cũng như an ninh của chúng tôi

Thực tế đang cho thấy, sau nhiều biến động, Trung Đông giờ đã khác. Dù đang là đồng minh của Mỹ như Israel, đối tác với Mỹ như Jordan, hay thù địch với Mỹ như Syria và Iran, thì Trung Đông cũng đều có chung một cảm nhận là nước Mỹ thời Tổng thống Obama không còn là chỗ dựa tin cậy hay “cứu tinh” tại khu vực nữa.

Nếu như trong nhiệm kỳ trước, các khó khăn kinh tế trong nước và những mâu thuẫn chính trị đã buộc ông Obama phải có sự chuyển hướng trong chính sách, đặc biệt là đối ngoại thì giờ là lúc Nhà Trắng tiếp tục cân nhắc những điều chỉnh mới nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích tại các khu vực trọng điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Đông sẽ lạnh nhạt đón ông Obama, ngoại trừ Israel?
Trung Đông sẽ lạnh nhạt đón ông Obama, ngoại trừ Israel?

(VOV) -Tổng thống Obama dự kiến sẽ tới Israel vào ngày 20/3 và tới thăm Bờ Tây vào ngày 21/3

Trung Đông sẽ lạnh nhạt đón ông Obama, ngoại trừ Israel?

Trung Đông sẽ lạnh nhạt đón ông Obama, ngoại trừ Israel?

(VOV) -Tổng thống Obama dự kiến sẽ tới Israel vào ngày 20/3 và tới thăm Bờ Tây vào ngày 21/3

Dân Israel không kỳ vọng chuyến thăm của Tổng thống Obama
Dân Israel không kỳ vọng chuyến thăm của Tổng thống Obama

(VOV) - Hàng ngàn cảnh sát đã được huy động để bảo đảm an ninh cho chuyến thăm.

Dân Israel không kỳ vọng chuyến thăm của Tổng thống Obama

Dân Israel không kỳ vọng chuyến thăm của Tổng thống Obama

(VOV) - Hàng ngàn cảnh sát đã được huy động để bảo đảm an ninh cho chuyến thăm.

Tổng thống Obama: Quan hệ Mỹ-Israel là "vĩnh cửu"
Tổng thống Obama: Quan hệ Mỹ-Israel là "vĩnh cửu"

(VOV) -Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố quan hệ giữa Mỹ - Israel là mối quan hệ vĩnh cửu ngay sau khi tới thủ đô Tel Aviv chiều 20/3.

Tổng thống Obama: Quan hệ Mỹ-Israel là "vĩnh cửu"

Tổng thống Obama: Quan hệ Mỹ-Israel là "vĩnh cửu"

(VOV) -Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố quan hệ giữa Mỹ - Israel là mối quan hệ vĩnh cửu ngay sau khi tới thủ đô Tel Aviv chiều 20/3.

Obama thăm Israel, các nhóm vũ trang Gaza bắn rocket
Obama thăm Israel, các nhóm vũ trang Gaza bắn rocket

(VOV) - Hiện chưa có nhóm cụ thể nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Obama thăm Israel, các nhóm vũ trang Gaza bắn rocket

Obama thăm Israel, các nhóm vũ trang Gaza bắn rocket

(VOV) - Hiện chưa có nhóm cụ thể nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?
Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

(VOV) - Hãng tin AP cho biết, ông Obama vẫn chưa có kế hoạch gì mới đưa Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

(VOV) - Hãng tin AP cho biết, ông Obama vẫn chưa có kế hoạch gì mới đưa Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.