Kỳ 1:

Phán quyết Tòa trọng tài quốc tế PCA và cuộc đấu quyền lực quốc tế

VOV.VN - Phán quyết PCA về Biển Đông có ý nghĩa lớn lao trong bối cảnh Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông còn thế giới thì chưa có “chính phủ toàn cầu”.

LTS: Giáo sư Carl Thayer, học giả Australia hàng đầu về Việt Nam và Biển Đông, đã dự và thuyết trình tại một hội thảo quốc tế về các tranh chấp ở Biển Đông, tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào đầu tháng 12/2016. Ông Thayer mới đây gửi cho phóng viên VOV.VN một số thông tin chính trong tham luận của ông về Phán quyết của Trọng tài quốc tế tại La Hay đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Báo điện tử VOV xin giới thiệu lược dịch phần tóm tắt đầu của thuyết trình này. Tít phụ do VOV.VN đặt:

Cán cân quyền lực

Về cơ sở lý luận, Giáo sư Carl Thayer đã sử dụng các nghiên cứu của Hedley Bull trong tác phẩm “Xã hội Vô chính phủ” làm xuất phát điểm cho phần thuyết trình của mình.

Bìa cuốn sách của Bull về trật tự chính trị thế giới. Ảnh: dailymotion.

Ông Bull lập luận rằng đặc điểm trung tâm của hệ thống chính trị toàn cầu là tính chất vô chính phủ do nó thiếu vắng một chính phủ thế giới hiệu quả có độc quyền sử dụng vũ lực. Hệ thống chính trị quốc tế chủ yếu vận hành dựa trên cơ sở cân bằng quyền lực.

Mặt khác, các quốc gia khác nhau lại tương tác với nhau và hình thành một xã hội các nhà nước (khác với hệ thống các nhà nước). Theo Bull, đó là khi một nhóm các nhà nước - ý thức được những lợi ích chung nhất định và các giá trị chung - hình thành lên một xã hội và tự xem mình bị giới hạn bởi một bộ các quy tắc trong mối quan hệ với nhau.

Nói tóm lại, theo Bull, trật tự thế giới tồn tại thông qua các cơ chế cân bằng quyền lực, luật quốc tế, ngoại giao, chiến tranh và vai trò trung tâm của các cường quốc.

Trên cơ sở đó, Carl Thayer thấy có 4 động lực chính trong chính sách của Trung Quốc về xây (trái phép) đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông: chủ nghĩa dân tộc, đánh cá, dầu, và các tính toán địa chiến lược.

Trong thuyết trình của mình, Giáo sư Thayer thảo luận chi tiết 4 động lực này và lập luận cho rằng các tính toán địa chiến lược là nhân tố quan trọng nhất. Trung Quốc muốn chống lại thế bá quyền hải quân của Mỹ ở vùng biển Đông Á bằng việc phát triển sức mạnh quân sự đủ để thống trị chuỗi đảo thứ nhất chạy xuống phương nam từ Nhật Bản, Okinawa, Đài Loan và Philippines. Trung Quốc cũng tìm cách độc chiếm Biển Đông nhằm bảo vệ các tuyến liên lạc trên biển của họ và đảm bảo an ninh cho sườn phía nam của nước này trước khả năng can thiệp của Hải quân và Không quân Mỹ.

Phán quyết trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc

Trong phần này, ông Thayer đã thảo luận các nét chính trong Phán quyết của Tòa trọng tài được lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để tiếp nhận vụ kiện của Phlippines đối với Trung Quốc.

Tàu hải quân Philippines. Ảnh: Philstar

Tranh chấp ở Biển Đông là nguồn gốc chính của căng thẳng ở Đông Nam Á từ năm 2009. Động lực chính cho các căng thẳng này là việc Trung Quốc đơn phương áp đặt cái gọi là “Đường 9 đoạn” (phi lý) đối với phần lớn Biển Đông cũng như tuyên bố (bất hợp pháp) nhận chủ quyền đối với tất cả các thực thể địa lý bên trong “đường lưỡi bò” này.

Năm 2012 các hoạt động mang tính quân sự của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough đã dẫn tới việc Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII của UNCLOS, theo đó Philippines yêu cầu Trung Quốc làm rõ các yêu sách của mình.

Vào ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài ra phán quyết có tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines và phải được thực thi ngay, không được kháng cáo.

Phán quyết Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay này gồm 5 phần chính:

Thứ nhất, Tòa phán quyết rằng Công ước UNCLOS phân bổ đầy đủ thẩm quyền trong lĩnh vực biển và rằng yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử, các quyền chủ quyền khác và quyền tài phán ở Biển Đông trong khuôn khổ “đường 9 đoạn” (do Trung Quốc tự tiện vẽ ra) là “trái với Công ước UNCLOS và không có giá trị pháp lý”.

Thứ hai, Tòa trọng tài phán rằng không một thực thể địa lý nào ở Biển Đông là đảo theo định nghĩa cụ thể của điều 121 của UNCLOS và do vậy không được quyền hưởng Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa mở rộng.

Thứ ba, Tòa trọng tài nhận thấy Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của họ với tư cách là một bên ký kết UNCLOS và cũng với tư cách là một bên ký kết chính của Công ước 1972 của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về Các Quy định Quốc tế về Ngăn ngừa Đụng độ trên Biển.

Thứ tư, Tòa trọng tài nhận thấy Trung Quốc đã đáp ứng được các nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển ở Biển Đông.

Thứ năm, Tòa trọng tài khẳng định việc Trung Quốc xây (trái phép) các đảo nhân tạo sau khi Philippines khởi kiện vào tháng 1/2013 đã mở rộng thêm mức độ tranh cãi pháp lý đối với các quyền hàng hải và bảo vệ, gìn giữ môi trường biển.

UNCLOS không có điều khoản nào về thực thi. Và Trung Quốc đã bác bỏ toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp có tính bắt buộc dựa trên UNCLOS. Hành động của Trung Quốc phá hoại không chỉ UNCLOS với tư cách là luật biển mà còn cả luật pháp quốc tế với tư cách là công cụ duy trì trật tự toàn cầu.

Theo Giáo sư Australia Carl Thayer, các hành động của Trung Quốc cho thấy nhiều khả năng nước này vẫn chưa thực sự hội nhập đầy đủ vào vào xã hội các nhà nước quốc tế - một xã hội đề cao trật tự quốc tế dựa trên luật pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Lý lẽ của Philippines xoáy mạnh vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

VOV.VN - Phía Philippines bám chặt vào luật quốc tế (nhất là UNCLOS) và tấn công trực diện vào luận thuyết “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”
Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Học giả quốc tế bàn về tình hình Biển Đông sau phán quyết PCA
Học giả quốc tế bàn về tình hình Biển Đông sau phán quyết PCA

VOV.VN - Các bên liên quan cần tiếp tục tuân thủ phán quyết PCA cũng như chia sẻ nhận thức chung về luật pháp quốc tế.

Học giả quốc tế bàn về tình hình Biển Đông sau phán quyết PCA

Học giả quốc tế bàn về tình hình Biển Đông sau phán quyết PCA

VOV.VN - Các bên liên quan cần tiếp tục tuân thủ phán quyết PCA cũng như chia sẻ nhận thức chung về luật pháp quốc tế.

Phán quyết từ PCA mở ra cơ hội giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Phán quyết từ PCA mở ra cơ hội giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

VOV.VN - Phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Quốc tế đã mở ra cơ hội, thời kỳ mới để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở pháp lý.

Phán quyết từ PCA mở ra cơ hội giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Phán quyết từ PCA mở ra cơ hội giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

VOV.VN - Phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài Quốc tế đã mở ra cơ hội, thời kỳ mới để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở pháp lý.

Philippines không né tránh phán quyết từ PCA về Biển Đông
Philippines không né tránh phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay ngày 19/12 tuyên bố, Tổng thống Duterte “sẽ không né tránh” phán quyết từ PCA về vấn đề Biển Đông.

Philippines không né tránh phán quyết từ PCA về Biển Đông

Philippines không né tránh phán quyết từ PCA về Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay ngày 19/12 tuyên bố, Tổng thống Duterte “sẽ không né tránh” phán quyết từ PCA về vấn đề Biển Đông.