Quan điểm hạt nhân của Tổng thống Trump từ thập niên 1980 đến nay

VOV.VN - Tổng thống Trump thường xuyên hăm dọa đối thủ của nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Liệu đây có phải là tư tưởng nhất thời của ông?

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cảnh báo Triều Tiên rằng nước này sẽ hứng chịu “bão lửa và thịnh nộ”. Nhiều người xem cảnh báo này là lời đe dọa được hậu thuẫn bởi sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Mỹ.

Tổng thống Trump rất quan tâm đến vấn đề chiến tranh hạt nhân. Ảnh: mother jones.

Tiếp sau đó, Tổng thống Trump lại khoe rằng kho vũ khí hạt nhân Mỹ “mạnh hơn bao giờ hết”.

Trên mạng Twitter, ông Trump viết: “Hy vọng không bao giờ chúng ta sẽ phải dùng đến sức mạnh này. Nhưng cũng sẽ không bao giờ có chuyện chúng ta lại không phải là quốc gia mạnh nhất thế giới!”.

Không phải một lần

Những tuyên bố mạnh bạo mới đây của ông Trump dường như không phải là hiện tượng riêng lẻ. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ, ông Trump đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến vũ khí hạt nhân.

Tháng 12/2016 Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh rằng Mỹ phải “củng cố và mở rộng mạnh mẽ” kho vũ khí hạt nhân của mình và “vượt xa” các đối thủ.

Vào tháng 8, đài MSNBC (Mỹ) đưa tin rằng ứng viên Tổng thống Trump đã vài lần hỏi các cố vấn chính sách đối ngoại của ông rằng vì sao Mỹ không thể sử dụng vũ khí hạt nhân của mình – điều này đã bị đội ngũ tranh cử của ông Trump phủ nhận.

Tuy nhiên báo cáo của MSNBC xuất hiện ngay sau sự kiện tháng 4/2016 mà trong đó, khi một nhà báo của MSNBC hỏi ứng viên Tổng thống Trump vì sao ông khước từ loại bỏ dứt khoát việc sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Trump đã trả lời: “Liệu có khi nào có thể sử dụng vũ khí hạt nhân? Có thể chứ, có thể chứ”.

Ông Trump từng hỏi tại sao nước Mỹ không sử dụng vũ khí hạt nhân. Ảnh: daily express.

Ông Trump khi đó nói tiếp: “Tại sao chúng ta lại vẫn đang chế tạo vũ khí hạt nhân? Tại sao?”.

(Thực tế thì Mỹ không còn sản xuất thêm đầu đạn hạt nhân. Mỹ chỉ duy trì kho vũ khí hiện tại).

Ông Trump lặp lại rằng ông sẽ không vứt bất cứ “con bài nào”.

Tư duy xuyên suốt

Lùi lại thêm về quá khứ, vào năm 1990, ông Trump đã trả lời phỏng vấn của tạp chí Playboy, trong đó chủ đề vũ khí nguyên tử được đưa ra.

Khi đó ông Trump phát biểu như thế này: “Tôi luôn nghĩ về vấn đề chiến tranh hạt nhân. Đây là yếu tố rất quan trọng trong dòng suy nghĩ của tôi. Ông Trump gọi đây là “thảm họa cuối cùng” và ví nó với căn bệnh chẳng ai muốn đả động đến.

Ông Trump nói tiếp: “Tôi tin rằng trong tất cả các điều ngớ ngẩn, điều lớn nhất là người ta cứ tin rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Bởi mọi người cứ nghĩ rằng chiến tranh hạt nhân mang tính hủy diệt nên không ai dám sử dụng cả. Thật đúng là...”.

Năm 1984, vào giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh, ông Trump thậm chí nói với tờ Washington Post rằng ông muốn được giao phụ trách công tác đàm phán về vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô.

“Sẽ mất độ một tiếng rưỡi để nắm mọi thứ cần nắm về tên lửa. Tôi nghĩ là dù sao thì tôi cũng đã biết hầu hết mọi thứ liên quan”.

Thảm họa khi vượt giới hạn đỏ

Vào quãng thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn trên, một trò chơi điện tử tên là “Cán cân Quyền lực” mô phỏng cuộc đấu Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô đang thịnh hành.

Trong game này, người chơi sẽ phá hoại, lên kế hoạch và nói những lời hùng hổ về bờ vực chiến tranh hạt nhân. Mấu chốt là bạn không bao giờ biết chắc chắn mình sẽ tiến sát đến tình thế tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chuẩn bị phóng. Tình trạng leo thang căng thẳng có thể dẫn tới sự hủy diệt ngoài ý muốn.

Nếu giới hạn đỏ này bị vượt qua, thì trên màn hình đen sẽ hiện thông điệp bằng chữ trắng: “Bạn đã tình cờ kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân”.

Nếu lấy các bình luận trước đây của ông Trump làm chỉ dẫn, thì có vẻ như ông đang tính toán rằng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ không có hiệu lực nếu các đối thủ không tin rằng Mỹ sẵn lòng “ấn nút”. Tất cả đều nằm trong chiến lược “không thể dự đoán” mà ông thường áp dụng trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Ông Trump và Bộ trưởng Quốc phòng của mình James Mattis đã nói tới chuyện Mỹ sẽ chiếm thế thượng phong trong bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào với Triều Tiên. Tuy nhiên họ hầu như không đề cập tới tình huống nguy hiểm là các bên mất kiểm soát và dẫn tới thiệt hại lớn về sinh mạng ở cả hai phía của khu phi quân sự Triều Tiên cũng như cho quân đội Mỹ nếu xảy ra một cuộc đối đầu như vậy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

18 năm trước, ông Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ có vũ khí hạt nhân
18 năm trước, ông Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ có vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn từ năm 1999, ông Donald Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân bắn đến bất cứ đâu trên thế giới.

18 năm trước, ông Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ có vũ khí hạt nhân

18 năm trước, ông Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ có vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn từ năm 1999, ông Donald Trump đã tiên đoán Triều Tiên sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân bắn đến bất cứ đâu trên thế giới.

Triều Tiên công bố có kế hoạch chi tiết tấn công đảo Guam của Mỹ
Triều Tiên công bố có kế hoạch chi tiết tấn công đảo Guam của Mỹ

VOV.VN - Quân đội Triều Tiên đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch chi tiết cho việc tấn công thị uy đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Triều Tiên công bố có kế hoạch chi tiết tấn công đảo Guam của Mỹ

Triều Tiên công bố có kế hoạch chi tiết tấn công đảo Guam của Mỹ

VOV.VN - Quân đội Triều Tiên đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch chi tiết cho việc tấn công thị uy đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Viên đại tá đào tẩu sang Mỹ để phá vỡ tham vọng hạt nhân của Đài Loan
Viên đại tá đào tẩu sang Mỹ để phá vỡ tham vọng hạt nhân của Đài Loan

VOV.VN - Viên sĩ quan quân đội Đài Loan chấp nhận từ bỏ danh vọng và mạo hiểm chính mạng sống của mình để ngăn chặn Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân.

Viên đại tá đào tẩu sang Mỹ để phá vỡ tham vọng hạt nhân của Đài Loan

Viên đại tá đào tẩu sang Mỹ để phá vỡ tham vọng hạt nhân của Đài Loan

VOV.VN - Viên sĩ quan quân đội Đài Loan chấp nhận từ bỏ danh vọng và mạo hiểm chính mạng sống của mình để ngăn chặn Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân.

Ảnh: Sức công phá của bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima, Nhật Bản
Ảnh: Sức công phá của bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima, Nhật Bản

VOV.VN - Quân Đồng minh liên tiếp giáng các đòn quân sự vào phát xít Nhật. Giữa lúc đó, Mỹ trút quả bom hạt nhân với sức công phá khủng khiếp xuống Hiroshima.

Ảnh: Sức công phá của bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima, Nhật Bản

Ảnh: Sức công phá của bom hạt nhân Mỹ trút xuống Hiroshima, Nhật Bản

VOV.VN - Quân Đồng minh liên tiếp giáng các đòn quân sự vào phát xít Nhật. Giữa lúc đó, Mỹ trút quả bom hạt nhân với sức công phá khủng khiếp xuống Hiroshima.

Cuộc chiến hạt nhân suýt nổ ra và bài học còn “nóng hổi” cho Mỹ-Triều
Cuộc chiến hạt nhân suýt nổ ra và bài học còn “nóng hổi” cho Mỹ-Triều

VOV.VN - Thế giới đã vài lần được cứu không chỉ nhờ vào những giải pháp ngoại giao khôn ngoan hay quyết định tỉnh táo mà đôi lúc là cả sự may mắn.

Cuộc chiến hạt nhân suýt nổ ra và bài học còn “nóng hổi” cho Mỹ-Triều

Cuộc chiến hạt nhân suýt nổ ra và bài học còn “nóng hổi” cho Mỹ-Triều

VOV.VN - Thế giới đã vài lần được cứu không chỉ nhờ vào những giải pháp ngoại giao khôn ngoan hay quyết định tỉnh táo mà đôi lúc là cả sự may mắn.