Thế giới 7 ngày:

Quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng vì Ukraine, Crimea

VOV.VN -Ukraine khiến mối quan hệ Nga- Mỹ căng thẳng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay

Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksander Turchynov (trái), Thủ tướng Arseny Yatseniuk (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ihor Tenyukh họp báo tại Kiev ngày 1/3/2014.  (Ảnh Reuters)


Ngày 28/2 Tổng thống tạm quyền Ukraine Alexandre Turchinov đã triệu tập phiên họp khẩn cấp những người đứng đầu lực lượng an ninh và quốc phòng nước này để thảo luận những diễn biến tại Cộng hòa Crimea thuộc Ukraine.

Trước đó, sáng 28/2, một nhóm tay súng vũ trang đã chiếm giữ 2 sân bay tại Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine.

Chính phủ lâm thời Ukraine cáo buộc quân đội Nga chiếm đóng 2 sân bay này. Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh báo không can thiệp vào tình hình tại Ukraine trong những ngày sắp tới và khẳng định việc điều động quân sự sẽ là "một sai lầm".


Một người đàn ông có vũ trang đứng gần biểu ngữ "Crimea- Nga" phía trước cửa tòa nhà quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea, Ukraine, ngày 1/3/2014 (Ảnh EFE)

Phát biểu ngày 1/3, Thủ tướng nước Cộng hoà Crimea thuộc Ukraine Aksenov đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hoà bình tại đây.

Ông Aksenov tuyên bố: “Nhận thức rõ về trách nhiệm bảo đảm tính mạng và an toàn cho người dân của mình, tôi đề nghị Tổng thống Nga Putin hỗ trợ cho việc đảm bảo hoà bình và trật tự trong toàn lãnh thổ Cộng hoà tự trị Crimea”.

Ông Aksenko đã được Quốc hội Crimea chỉ định làm Thủ tướng ngày 27/2 sau khi có những căng thẳng về việc Crimea sẽ chống lại chính quyền mới được bầu tại Kiev tuần trước.


Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Yuriy Sergeyev phát biểu với báo chí sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về khủng hoảng chính trị của nước mình, thứ Bảy 1/3/2014, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (Ảnh AP)

Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Yuriy Sergeyev đã yêu cầu một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an diễn ra vào hôm 2/3 hãy “làm mọi thứ có thể bây giờ” để ngăn chặn hành động “xâm lược” của Nga khi quân đội nước này được cho là đã khống chế khu vực chiến lược Crimea.

Sáng 2/3 Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tuyên bố ông “quan ngại sâu sắc về tình hình xấu đi” ở Ukraine”. Ông nói: “Những cái đầu lạnh phải thắng thế, và công cụ duy nhất chấm dứt khủng hoảng phải là đối thoại”.

Gọi diễn biến ở Ukraine là “nguy hiểm và gây bất ổn định”, vị Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power nói trước Hội đồng Bảo an rằng “đã đến lúc chấm dứt sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine”.

Trong khi đó Đại sứ Nga tại LHQ Churkin giải thích Nga can thiệp như hiện nay là theo yêu cầu của giới chức vùng Crimea, nơi tuyệt đại đa số dân cư nói tiếng Nga và nơi đóng căn cứ hạm đội Biển Đen của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lắng nghe trong cuộc họp tại nơi cư trú Novo - Ogaryovo, ngoại ô Moscow, Nga, Thứ Sáu 28/2/2014 (Ảnh AP)

Bất chấp những lo ngại thấy trước từ phía các nước phương Tây và phía Chính quyền mới của Ukraine, tối ngày 1/3, Thượng viện Nga đã bỏ phiếu nhất trí hoàn toàn ủng hộ đề xuất sử dụng “các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên vùng lãnh thổ của Ukraine cho tới khi tình hình chính trị-xã hội tại nước Cộng hòa tự trị này trở lại bình thường”. 

Trước đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu Thượng viện Nga cho phép sử dụng vũ lực quân sự vì có những mối đe dọa cho cuộc sống của công dân Nga, cũng như nguy hiểm cho lực lượng quân sự của Nga tại căn cứ hải quân thuộc Hạm đội biển Đen ở Crimea.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trao đổi trên điện thoại tại Phòng Bầu dục với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tình hình ở Ukraine, ngày 1/3/2014. Nhà Trắng cho biết, 2 vị Tổng thống đã nói chuyện điện thoại trong 90 phút. Đây là cuộc gọi thứ 2 trong 8 ngày qua liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, một thách thức mới cho quan hệ vốn đã căng thẳng Mỹ- Nga. (Ảnh Reuters)


Nhà Trắng cho biết, ngày 1/3 Tổng thống Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi Thượng viện Nga chấp thuận đề xuất đưa quân vào Ukraine. Tổng thống Obama cho rằng việc Nga quyết định đưa quân vào Ukraine là "vi phạm chủ quyền cũng như là lãnh thổ của Ukraine”.  

Ông Obama nói hành động của Nga là "vi phạm luật pháp quốc tế", và kêu gọi Nga giảm bớt căng thẳng bằng cách rút lực lượng của Nga trở lại căn cứ ở Crimea và hạn chế sự can thiệp vào bất cứ nơi nào khác ở Ukraine.

Đáp lại, Tổng thống Putin bày tỏ sự quan tâm đối với “các hành động phạm tội và khiêu khích của một nhóm người mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những người trên thực tế đang được các nhà chức trách hiện tại ở Kiev ủng hộ". Đồng thời, Tổng thống Nga cho rằng có mối nguy hiểm thực sự đang đe dọa người Nga trên đất nước Ukraine. Ông Putin cho rằng Nga có quyền bảo vệ người dân Nga và những người nói tiếng Nga trong trường hợp bạo lực bùng phát ở Ukraine và Crimea.

Ngày 1/3, các hoạt động ủng hộ Nga đã đồng loạt diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố phía Đông Nam Ukraine như Kharkiv,  Melitopol, Yevpatoria, Mariupol và cả ở thành phố Donetsk, quê của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych. Diễn biến ở Ukraine đang tiếp tục nóng lên từng ngày và chưa biết điều gì sẽ còn xảy ra trong những ngày tiếp theo.


Đứng giữa những người ủng hộ đeo mặt nạ, Thượng nghị sĩ phe đối lập Venezuela Marco Rubio (ở giữa), phát biểu với báo chí phía trước 2 nhà hàng El Arepazo, thứ Sáu 28/2/2014 ở Doral. (Ảnh AP) 


Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 28/2 tiếp tục cho mở một hội nghị quốc gia về hòa bình. Tại hội nghị, Tổng thống Maduro đã kêu gọi thành lập một ủy ban liên kết chính trị, với vai trò là một kênh thông tin thường trực kết nối các thành phần xã hội tại Venezuela.

Trong hai tuần qua, tại thủ đô Caracas và nhiều thành phố khác của Venezuela đã diễn ra các cuộc biểu tình bạo lực chống Chính phủ do phe đối lập phát động khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 149 người bị thương.

Trước đó, lực lượng đối lập Venezuela ngày 26/2 từ chối tham gia các cuộc đối thoại với Chính phủ.
Trong một bức thư gửi tới Phó Tổng thống Venezuela, Jorge Arreaza, Liên minh đối lập cho rằng lãnh đạo của lực lượng đối lập Henrique Capriles sẽ không tham dự các cuộc đối thoại và Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ Thái Lan Suthep Thaugsuban (thứ 2 bên trái) chụp ảnh với những người ủng hộ khi họ rút lui khỏi nút giao thông tại Bangkok, Thái Lan, ngày 02/3/2014 (Ảnh EFE)

Người biểu tình Thái Lan ngày 28/2 tuyên bố họ sẽ rút lui khỏi hầu hết các địa điểm bị chiếm đóng tại Thủ đô Bangkok. Số lượng người biểu tình đã giảm đi trông thấy trong những tuần gần đây và nhiều địa điểm tại Bangkok ban ngày hầu như không có bóng dáng của người biểu tình và ban đêm cũng chỉ còn chưa đầy vài nghìn người. Vào cuối ngày 28/2, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố rằng từ ngày 3/3 tới người biểu tình sẽ tập trung tại một căn cứ trong Công viên Lumpini.

Ngày 2/3, Thái Lan tổ chức bầu cử lại tại 5 tỉnh là Phetchaburi, Rayong, Phetchabun, Samut Songkhram và Samut Sakhon. Uỷ ban bầu cử Thái Lan cho biết, tổng cộng 120.000 người đã đăng ký bỏ phiếu ở 101 khu vực thuộc 5 tỉnh trong ngày 2/3. Theo Uỷ ban này, việc bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ, mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát và không có vấn đề gì xảy ra. 

Xác của một kẻ tấn công đang được nhân viên cảnh sát xác định danh tính bên ngoài một nhà ga xe lửa, sau cuộc tấn công bằng dao khiến hàng chục người chết tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thứ Bảy ngày 01/3/2014 (Ảnh EFE) 

Tối 1/3 xảy ra một vụ bạo lực ở nhà ga Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, làm ít nhất 28 người thiệt mạng và hơn 110 người khác bị thương. Thủ phạm là một nhóm hơn 10 người cầm dao xông vào nhà ga Côn Minh vào lúc 21h (theo giờ địa phương), gây ẩu đả và giết hại hàng chục người. Vụ tấn công khủng bố gây chấn động toàn Trung Quốc. 

Vụ tấn công khủng bố này là vụ việc gây thương vong cho dân thường lớn nhất kể từ vụ bạo loạn ở khu tự trị Tân Cương hồi tháng 6/2013, làm 24 người thiệt mạng và 23 người bị thương. Vụ tấn công khủng bố xảy ra chỉ 2 ngày trước kỳ họp Chính hiệp và Quốc hội - một sự kiến chính trị quan trọng nhất trong năm của Trung Quốc. 

Phát biểu với báo giới hôm nay (2/3), người phát ngôn của kỳ họp thứ 2 phiên họp hàng năm của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, ông Lưu Tân Hoa khẳng định, Trung Quốc sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ đứng sau vụ khủng bố này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị các cơ quan chức năng Trung Quốc nỗ lực điều tra để đưa những kẻ khủng bố ra chịu tội trước pháp luật./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea
Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

VOV.VN - Sau khi Thượng viện Nga thông qua đề xuất đưa quân vào Crimea, dư luận lên tiếng và bày tỏ lo ngại về "một kịch bản Gruzia 2008".

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

Ukraine ngày càng nóng sau đề xuất đưa quân Nga vào Crimea

VOV.VN - Sau khi Thượng viện Nga thông qua đề xuất đưa quân vào Crimea, dư luận lên tiếng và bày tỏ lo ngại về "một kịch bản Gruzia 2008".

Trung Quốc sẽ trừng trị những kẻ tấn công khủng bố
Trung Quốc sẽ trừng trị những kẻ tấn công khủng bố

VOV.VN -Trung Quốc khẳng định quyết tâm chống lại khủng bố, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân.

Trung Quốc sẽ trừng trị những kẻ tấn công khủng bố

Trung Quốc sẽ trừng trị những kẻ tấn công khủng bố

VOV.VN -Trung Quốc khẳng định quyết tâm chống lại khủng bố, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân.

Thái Lan bắt đầu bầu cử lại ở một số khu vực
Thái Lan bắt đầu bầu cử lại ở một số khu vực

VOV.VN - Ngày 2/3, Thái Lan tổ chức bầu cử lại tại 5 tỉnh là Phetchaburi, Rayong, Phetchabun, Samut Songkhram và Samut Sakhon.

Thái Lan bắt đầu bầu cử lại ở một số khu vực

Thái Lan bắt đầu bầu cử lại ở một số khu vực

VOV.VN - Ngày 2/3, Thái Lan tổ chức bầu cử lại tại 5 tỉnh là Phetchaburi, Rayong, Phetchabun, Samut Songkhram và Samut Sakhon.

Nga và phương Tây cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào Ukraine
Nga và phương Tây cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào Ukraine

VOV.VN - Đại diện của Nga và phương Tây tại Hội đồng Bảo an LHQ đã cáo buộc nhau can thiệp vào tình hình Ukraine.

Nga và phương Tây cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào Ukraine

Nga và phương Tây cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào Ukraine

VOV.VN - Đại diện của Nga và phương Tây tại Hội đồng Bảo an LHQ đã cáo buộc nhau can thiệp vào tình hình Ukraine.