Thế giới 7 ngày: Lò lửa Syria bùng cháy vì toan tính riêng của các bên

VOV.VN - Theo Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), chiến sự vô cùng ác liệt tại Aleppo (Syria) đang đẩy thành phố này đến bờ vực của sự hủy diệt hoàn toàn.

Xung đột bùng phát dữ dội tại thành phố Aleppo. Ảnh: Al Jazeera

1. Lệnh ngừng bắn mới nhất ở Syria do Nga và Mỹ đồng bảo trợ có thể nói đã chết yểu chỉ sau khoảng 10 ngày được thực thi. Xung đột đã bùng phát trở lại ở thành phố Aleppo - khu vực chiến lược mà bên nào cũng muốn giành quyền kiểm soát.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) ngày 1/10 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt đang đẩy thành phố Aleppo của Syria tới bờ vực của sự hủy diệt hoàn toàn.

Cảnh báo của Tổ chức các bác sĩ không biên giới đưa ra trong bối cảnh, quân đội Syria với sự hỗ trợ trên không của Nga đang gia tăng siết chặt vòng vây nhằm chiếm lại thành phố chiến lược Aleppo. Trong khi đó, các nhóm nổi dậy vũ trang và khủng bố bị dồn vào thế “không còn gì để mất”, nên chống trả vô cùng quyết liệt.

Trong lúc chiến sự bùng phát trở lại, Nga và Mỹ - hai nước có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tại Syria tiếp tục đổ lỗi cho nhau về sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn. Ngày 30/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng cáo buộc Mỹ tiếp tục dung dưỡng cho nhóm thánh chiến Hồi giáo ở Syria nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố, Mỹ đã tuyên bố sẽ ngừng mọi hợp tác và đối thoại với Nga trong nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng tại Syria, trừ khi Nga và Syria dừng cuộc tấn công nhằm vào thành phố chiến lược Aleppo và khôi phục lệnh ngừng bắn.

Nhiều nguồn tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama đang bắt đầu cân nhắc đến cả phương án quân sự trước tình hình quân sự leo thang tại Syria.

Giao tranh bùng phát ác liệt khiến vấn đề nhân đạo tại Syria thêm trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính còn khoảng 250.000 người còn sinh sống ở khu vực phía Đông bị chiếm đóng của thành phố Aleppo và họ đang phải sống trong điều kiện hết sức tồi tệ.

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Hillary Clinton và Donald Trump đã có cuộc so găng đầu tiên trên truyền hình. Ảnh: New York Times

2. Theo các kết quả thăm dò dư luận mới nhất tại  Mỹ, ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang dẫn trước đối thủ của đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Đây là thông tin có lợi cho cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong bối cảnh còn hơn 1 tuần nữa hai ứng viên sẽ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai vào ngày 9/10 tới.

Cuộc thăm dò do trường đại học Suffolk tiến hành cho thấy, bà Clinton hiện dẫn trước tỷ phú Trump 6 điểm phần trăm, với tỷ lệ 44-38%. Trong đó, tỷ phú Trump bị mất điểm nhiều nhất tại bang Nevada. Số người cho rằng  bà Clinton đã chiến thắng tại cuộc tranh luận đầu tiên là 57% trong khi  tỷ phú Trump là 27%. 12% nói rằng cả hai hòa.

Trước đó, đêm 26/9, hai ứng cử viên cho chức Tổng thống Mỹ tiếp theo là bà Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình

Giới chuyên gia nhận định bà Clinton đã giành chiến thắng trong trận “so găng” trực tiếp đầu tiên này. Trong khi, ông Trump được cho là đã bỏ lỡ một số cơ hội trong cuộc tranh luận khi nói về kinh tế, vốn là vấn đề quan tâm số 1 của cử tri Mỹ hiện nay.

Theo các nhà phân tích, với chiến thắng này, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ có thể sẽ nhảy vọt trong các cuộc thăm dò dư luận và điều này sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho đối thủ Donald Trump.

Tuy nhiên, nhà phân tích Dan Mahaffee tại Trung tâm nghiên cứu về Tổng thống và Quốc hội Mỹ cũng cho rằng đây không phải là thời điểm mà cựu Ngoại trưởng Mỹ có thể lơ là và bà sẽ cần phải tiếp tục duy trì khoảng cách ủng hộ, cũng như thể hiện thế mạnh kinh nghiệm chính trị của mình.

Hình ảnh vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001. Ảnh: Reuters

3. Sau khi Thượng viện Mỹ ngày 28/9 bỏ phiếu với tỷ lệ 97-1 thông qua việc bác quyền phủ quyết của Tổng thống Obama đối với dự luật "Công lý chống hành động bảo trợ khủng bố", Hạ viện Mỹ cũng tiến hành một phiên bỏ phiếu tương tự với kết quả chênh lệnh không kém là 348-77.

Việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ bác quyền phủ quyết của Tổng thống Obama đối với Dự luật "Công lý chống hành động bảo trợ khủng bố" [còn gọi là Dự luật 11/9] trong đó cho phép thân nhân các nạn nhân vụ 11/9 kiện Chính phủ Arab với cáo buộc liên quan đến vụ khủng bố ngày 11/9 đồng nghĩa với việc Dự luật này chính thức trở thành một Đạo luật.

Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Mỹ ngày 29/9 đã bày tỏ quan ngại về việc Quốc hội Mỹ ngày bỏ phiếu bác quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ đối với Dự luật 11/9.

Theo Thượng Nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell, việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ đối với luật Công lý Chống bảo trợ khủng bố có thể mang lại những hệ lụy to lớn đối với nước Mỹ.

Trong khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan thì cho rằng, Quốc hội Mỹ cần phải có sự thay đổi đổi với dự luật nhằm bảo vệ quân đội Mỹ ở nước ngoài.

Ngay sau khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu bác bỏ phủ quyết của Tổng thống Mỹ Barack Obama về Dự luật 11/9 - cho phép gia đình các nạn nhân khởi kiện Chính phủ Saudi Arabia và các nước liên quan, Saudi Arabia đã lên tiếng chỉ trích đồng thời cảnh báo, quyết định vừa nêu sẽ gây thiệt hại đáng kể về ngoại giao và kinh tế không chỉ trong quan hệ đồng minh giữa Mỹ - Saudi Arabia

Bộ Ngoại giao Saudi Arabia bày tỏ hi vọng Quốc hội Mỹ sẽ có những “điều chỉnh hợp lý” để tránh những “hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn” về mọi phương diện có thể xảy ra.

Hiện trường vụ tài hỏa đâm vào nhà ga Hoboken, bang New Jersey, Mỹ. Ảnh: CNN

4. Ngày 29/9, một tàu chở khách bị chệch bánh đã đâm vào khu vực nhà ga ở thành phố Hoboken, bang New Jersey, Mỹ phá hủy nghiêm trọng khu vực nhà ga. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 114 người bị thương trong vụ tai nạn này.

Thống đốc bang New Jersey Chris Christie cho biết, sau vụ tai nạn  chính quyền bang đang hợp tác chặt chẽ với nhân viên điều tra liên bang nhằm làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn này.

Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Ernest trong cuộc họp báo nói rằng, chưa thể loại trừ hoàn toàn nguyên nhân vụ tai nạn là do khủng bố: “Tại thời điểm này, chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vụ việc có liên quan đến khủng bố. Nhưng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và tôi thấy còn quá sớm để đưa ra  kết luận về vụ việc”.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ đã cử các nhân viên điều tra tới hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Các nhà điều tra sẽ làm rõ lỗi do con người hay do sự cố kỹ thuật của con tàu.

Chú thích ảnh

5. Phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Daniel Russel ngày 23/9 nhấn mạnh, Mỹ và Hàn Quốc vừa nhất trí về việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc và không có chuyện “thương lượng” đối với thỏa thuận giữa hai bên.

Trợ l‎ý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhấn mạnh, trong bối cảnh Triều Tiên tăng cường tiến hành các vụ thử tên lửa, Mỹ dự định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD “càng sớm càng tốt”.

Phản ứng trước thông tin này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 29/9 tuyên bố nước này sẽ xem xét thực hiện các biện pháp đáp trả việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Cảnh Sảng nhấn mạnh: Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc không giúp ích cho quá trình phi hạt nhân hóa cũng như duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Hành động này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia và sự cân bằng chiến lược khu vực.

Tuyên bố của Trung Quốc đưa ra sau khi giới chức quân sự Hàn Quốc thông báo đã chọn một sân golf ở thị trấn Seongju, cách Thủ đô Seoul 296 km về phía Đông Nam, làm nơi mới để lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ.

Ngày 1/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lên tiếng cho rằng, việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) là biện pháp tự vệ tối thiểu của nước này.

Các nhà điều tra quốc tế trình bày kết luận về vụ MH17. Ảnh: AFP

6. Đội điều tra phối hợp quốc tế do Hà Lan dẫn đầu (JIT) vừa công bố kết quả ban đầu cho thấy, chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi vào ngày 17/7/2014 là do tên lửa bắn đi từ vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine và loại tên lửa đó là do Nga sản xuất.

Theo báo cáo, loại tên lửa BUK do Nga sản xuất được sử dụng để bắn hạ chiếc MH17 khiến toàn bộ 289 người thiệt mạng đã được lén vận chuyển từ Nga vào vùng lãnh thổ phía Đông Ukraine.

Báo cáo còn cho biết, vị trí loại tên lửa đất đối không được phóng đi từ ngôi làng Pervomaysk ở miền Đông Ukraine.

Thông tin này được cho sẽ là bằng chứng được sử dụng cho các vụ kiện tụng có thể bất lợi cho Nga, liên quan đến vụ tai nạn MH17.

Ngày 28/9, Nga đã bác bỏ báo cáo của các nhà điều tra quốc tế kết luận rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia đã bị bắn hạ bởi tên lửa do Nga sản xuất và tên lửa này được bắn đi từ một ngôi làng của Ukraine do phe đối lập kiểm soát.

Trong một tuyên bố bác bỏ mạnh mẽ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng kết quả của Ủy ban điều tra quốc tế do Hà Lan dẫn đầu là “không công bằng và mang động cơ chính trị”.

Sau khi các nhà điều tra quốc tế JIT công bố báo cáo mới nhất về vụ MH17, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 28/9 lên tiếng cho rằng, danh tính thủ phạm của vụ việc phải được xác định càng sớm càng tốt.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong một cuộc họp với các đối tác trong ASEAN. Ảnh: The Diplomat

7. Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN sẽ diễn ra tại Hawaii, Mỹ vào cuối tuần này. Ngoài hợp tác quốc phòng, vấn đề Biển Đông cũng sẽ là một nội dung được quan tâm.

Cuộc họp sẽ được Mỹ và Lào - chủ tịch ASEAN trong năm 2016 đồng chủ trì,. Đây là lần thứ 2, sau cuộc họp tháng 4/ 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các nước ASEAN gặp gỡ ngay trên đất Mỹ.

Các quan chức chính quyền Obama trước đó nhấn mạnh, cuộc họp là cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á trong chính sách tái cân bằng ở Châu Á-Thái Bình Dương giống như cam kết của Mỹ được đưa ra tại Hội nghị thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands hồi tháng 2.

Trước đó, trong bài phát biểu ngày 29/9 trên tàu sân bay USS Carl Vinson hiện đang cập cảng tại San Diego, Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để đối phó với động thái hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các chuyên gia cho rằng, bài phát biểu của ông Carter cũng là nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ đang “đứng ngồi không yên” trước động thái gia tăng căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ bị dội “gáo nước lạnh” khi Quốc hội bác quyền phủ quyết
Tổng thống Mỹ bị dội “gáo nước lạnh” khi Quốc hội bác quyền phủ quyết

VOV.VN - Tổng thống Barack Obama đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ bác quyền phủ quyết của ông liên quan đến Dự luật 11/9.

Tổng thống Mỹ bị dội “gáo nước lạnh” khi Quốc hội bác quyền phủ quyết

Tổng thống Mỹ bị dội “gáo nước lạnh” khi Quốc hội bác quyền phủ quyết

VOV.VN - Tổng thống Barack Obama đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ bác quyền phủ quyết của ông liên quan đến Dự luật 11/9.

Mỹ - Nga tiếp tục bế tắc trong vấn đề Syria
Mỹ - Nga tiếp tục bế tắc trong vấn đề Syria

VOV.VN - Những bế tắc giữa Mỹ và Nga trong việc giải quyết tình hình Syria đang khiến quan hệ Nga và Mỹ thêm căng thẳng, thậm chí có nguy cơ ngừng đàm phán.

Mỹ - Nga tiếp tục bế tắc trong vấn đề Syria

Mỹ - Nga tiếp tục bế tắc trong vấn đề Syria

VOV.VN - Những bế tắc giữa Mỹ và Nga trong việc giải quyết tình hình Syria đang khiến quan hệ Nga và Mỹ thêm căng thẳng, thậm chí có nguy cơ ngừng đàm phán.

Tranh luận đầu tiên giữa Hillary - Trump: Kẻ tám lạng người nửa cân
Tranh luận đầu tiên giữa Hillary - Trump: Kẻ tám lạng người nửa cân

VOV.VN - Trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình, bà Hilary Clinton và ông Donald Trump không tiếc lời công kích nhau về nhiều vấn đề.

Tranh luận đầu tiên giữa Hillary - Trump: Kẻ tám lạng người nửa cân

Tranh luận đầu tiên giữa Hillary - Trump: Kẻ tám lạng người nửa cân

VOV.VN - Trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình, bà Hilary Clinton và ông Donald Trump không tiếc lời công kích nhau về nhiều vấn đề.

Mỹ sẽ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc càng sớm càng tốt
Mỹ sẽ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc càng sớm càng tốt

VOV.VN - Giới chức Mỹ ngày 27/9 khẳng định, Mỹ sẽ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sớm nhất có thể.

Mỹ sẽ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc càng sớm càng tốt

Mỹ sẽ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc càng sớm càng tốt

VOV.VN - Giới chức Mỹ ngày 27/9 khẳng định, Mỹ sẽ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sớm nhất có thể.

Nhóm điều tra quốc tế: MH17 bị bắn bởi tên lửa từ miền Đông Ukraine
Nhóm điều tra quốc tế: MH17 bị bắn bởi tên lửa từ miền Đông Ukraine

VOV.VN - Chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi vào ngày 17/7/2014 là do tên lửa bắn đi từ vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine.

Nhóm điều tra quốc tế: MH17 bị bắn bởi tên lửa từ miền Đông Ukraine

Nhóm điều tra quốc tế: MH17 bị bắn bởi tên lửa từ miền Đông Ukraine

VOV.VN - Chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi vào ngày 17/7/2014 là do tên lửa bắn đi từ vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine.

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ngày 30/9 tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để đối phó với động thái hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ quyết “chuốt sắc kiếm” để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter ngày 30/9 tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để đối phó với động thái hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.