Thế giới 7 ngày: Nga ghi điểm ở Trung Đông, Mỹ e ngại

VOV.VN - Thế lực của Nga ở Trung Đông đã mở rộng thêm một bước dài nữa khi Iran cho nước này mượn căn cứ để đánh IS và Thổ cũng ngỏ ý điều tương tự.

1. Lần đầu tiên các máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga xuất phát từ căn cứ không quân Iran để mở các cuộc tấn công mới nhằm vào IS ở Syria.

Máy bay Nga phóng tên lửa ở Syria. Ảnh: ibtimes.

Ngày 16/8, các máy bay chiến đấu của Nga đã cất cánh từ căn cứ không quân của Iran để tấn công các mục tiêu của IS ở Syria.

Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo, các máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-34 đã cất cánh từ cơ sở không quân Khamandan để tấn công các mục tiêu IS và nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra ở các tỉnh Aleppo, Deir-ez Zor và Idlib. Các máy bay này được yểm trở bởi máy bay tiêm kích xuất phát từ cơ sở Hmeimim (Syria).

Một đoạn video do Bộ Quốc Phòng Nga công bố ghi lại hình ảnh buồng lái của một máy bay ném bom Tu-22M3 bay trên bầu trời Syria trước khi dội bom.

Trong khi đó, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Baghdad, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 16/8 nhấn mạnh, Iraq đã mở không phận cho Nga nhưng có kèm theo một số điều kiện. 

Cũng theo nhà lãnh đạo này, các máy bay chiến đấu của Nga sẽ được sử dụng các hành lang biên giới để thực hiện các cuộc không kích, tuy nhiên không được phép bay qua các thành phố của Iraq. 

>> Xem thêm: Việc Nga xuất kích từ căn cứ Iran vấp phải sự phản đối của Mỹ

2. Ngày 13/8, các biện pháp an ninh đặc biệt đã được áp đặt quanh thị trấn nghỉ dưỡng Hua Hin và một số khu vực khác của Thái Lan sau khi ít nhất 11 vụ nổ bom, trong đó có nhiều vụ là nổ bom kép, đã xảy ra ở 5 tỉnh miền Nam Thái Lan trong vòng 24 giờ, khiến 4 người thiệt mạng và 35 người bị thương, trong đó có người nước ngoài.

Cảnh sát đã tuần tra trên các tuyến đường, kiểm tra an ninh nhằm bắt giữ các nghi phạm và nhằm đảm bảo với du khách rằng, đất nước Thái Lan vẫn an toàn.

>> Xem thêm: Ai đứng đằng sau loạt đánh bom ở Thái Lan?

3. Báo Hong Kong dự đoán Trung Quốc đã lựa chọn thời điểm thuận lợi để tiến hành cải tạo bãi Scarborough và thách thức phán quyết của Tòa trọng tài.

Trung Quốc sẽ không tiến hành hoạt động cải tạo ở bãi cạn Scarborough trước sự kiện Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 nhưng họ có thể bắt đầu việc cải tạo này ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 - thông tin này do một nguồn gần gũi với vấn đề này cung cấp.

Tờ South China Morning Post (trụ sở ở Hong Kong) dẫn nguồn tin trên cho biết Bắc Kinh sẽ tránh các hành động khiêu khích ở bãi cạn vào lúc này trong bối cảnh Philippines đã thể hiện quyết tâm tìm ra phương thức mới để giải quyết tranh chấp.

Động thái trên được giới phân tích xem là một cách để Trung Quốc đạt 2 mục đích: (1) chống lại phán quyết gần đây của tòa trọng tài ở La Hay và (2) vô hiệu hóa mọi tuyên bố chủ quyền của các nước khác đối với vùng biển quan trọng nhất nhì này.

4. Reuters đưa tin, ngày 15/8, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đánh bại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nếu giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.

Tuyên bố này của ông Trump trái ngược với lời đe dọa trước đó của chính ông rằng, Mỹ có thể sẽ không thực hiện các bổn phận với các đồng minh được quy định theo hiệp ước ký với thành viên NATO.

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại bang Ohio, nơi các cử tri Mỹ còn đang do dự chưa quyết định bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ hay Cộng hòa, ông Trump cho biết, ông sẽ tiến hành cuộc chiến chống IS trên nhiều mặt trận như “quân sự, không gian mạng và tài chính”.

5. Ngày 13/8, biểu tình đã bùng phát thành bạo lực tại thành phố Milwaukee, tiểu bang Winscosins của Mỹ sau khi một cảnh sát bắn chết một nghi phạm.

Tối 13/8, một đám đông giận dữ đã tụ tập tại khu phố nơi diễn ra vụ việc, la ó đập vỡ nhiều xe cảnh sát, các cửa sổ và đốt cháy nhiều xe ô tô khác.

Ít nhất một sĩ quan cảnh sát bị thương nặng khi bị người biểu tình quá khích tấn công bằng gạch. Người biểu tình còn đốt phá một trạm xăng và ngăn cản lính cứu hỏa tiếp cận hiện trường. 

Trước đó, vào khoảng 15h30’ chiều 13/8, cảnh sát đã yêu cầu hai nghi phạm dừng xe, nhưng cả hai đã ra khỏi xe và chạy trốn. Trong lúc rượt đuổi, cảnh sát đã bắn chết một nghi phạm.

6. Reuters ngày 17/8 dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cho biết, quyết định của Mỹ và Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đất Hàn Quốc là để chống lại mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên và không đe dọa Trung Quốc.

Tuyên bố do Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh phát hành cho biết, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Milley đã nói với người đồng cấp phía Trung Quốc Li Zuocheng - Tổng chỉ huy các lực lượng Bộ binh của quân đội Trung Quốc rằng THAAD là một biện pháp tự vệ.

“THAAD là một biện pháp phòng thủ để bảo vệ người dân Hàn Quốc và người dân Mỹ khỏi các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, và đó không phải là mối đe dọa với Trung Quốc”, tuyên bố dẫn lời ông Milley.

Hàn Quốc trước đó cũng cho biết, việc đạt được thỏa thuận với Mỹ triển khai THAAD tại nước này là nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên và không nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản đối kế hoạch này khi cho rằng, THAAD có thể làm mất ổn định, cân bằng an ninh trong khu vực.

7. Bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày (từ 17 đến 21/8). Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà Aung San Suu Kyi kể từ khi chính phủ mới ở Myanmar do Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà lãnh đạo lên nắm quyền vào tháng 4 vừa qua.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong lễ đón tiếp Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại Bắc Kinh ngày 18/8. Ảnh: Reuters.

Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác giữa Trung Quốc và Myanmar trong "thời đại mới".

8. Tháng 8/2016 này tròn 1/4 thế kỷ kể từ biến cố đảo chính trong nội bộ Liên Xô (19-21/8/1991). Trong dịp này, Cựu lãnh đạo Kyrgyzstan từng phản đối đảo chính ở Liên Xô tỏ ra nuối tiếc sự sụp đổ của Liên Xô, cho rằng điều đó để lại nhiều hậu quả tai hại.

Các nước cựu cộng hòa Xô viết phải đương đầu với các thách thức hiện tại bằng cách hội nhập vào Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) – đó là phát biểu vào hôm 19/8 của ông Askar Akayev, cựu Tổng thống Kyrgyzstan và là người đã tích cực phản đối cuộc đảo chính tháng 8/1991 nhằm lật đổ Tổng thống Liên Xô khi đó là Mikhail Gorbachev.

Trong một phát biểu tại Cơ quan Thông tin Quốc tế Rossiya Segodnya, ông Akayev nói rằng thách thức đang đối mặt với các dân tộc và nước cộng hòa trong Liên Xô cũ là phải củng cố EEU. Ông nói rằng nếu các nước này không hội nhập chặt chẽ với nhau thì EEU sẽ không mạnh được và các thế lực quốc tế sẽ làm xói mòn các nước đó, đẩy họ vào tình trạng đáng tiếc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 7 ngày: Ngấp nghé nguy cơ chiến tranh Nga-Ukraine?
Thế giới 7 ngày: Ngấp nghé nguy cơ chiến tranh Nga-Ukraine?

VOV.VN - Những động thái mới đây giữa Nga và Ukraine khiến quan hệ giữa 2 nước đang leo thang căng thẳng, dẫn đến nguy cơ về một cuộc “chiến tranh” mới.

Thế giới 7 ngày: Ngấp nghé nguy cơ chiến tranh Nga-Ukraine?

Thế giới 7 ngày: Ngấp nghé nguy cơ chiến tranh Nga-Ukraine?

VOV.VN - Những động thái mới đây giữa Nga và Ukraine khiến quan hệ giữa 2 nước đang leo thang căng thẳng, dẫn đến nguy cơ về một cuộc “chiến tranh” mới.

Thế giới 24h: Lộ diện nghi phạm đánh bom liên hoàn tại Thái Lan
Thế giới 24h: Lộ diện nghi phạm đánh bom liên hoàn tại Thái Lan

VOV.VN - Theo đại diện cảnh sát quốc gia Thái Lan, nghi phạm được xác định là Ahama Lengha đến từ tỉnh Narathiwat gần biên giới của Thái Lan với Malaysia.

Thế giới 24h: Lộ diện nghi phạm đánh bom liên hoàn tại Thái Lan

Thế giới 24h: Lộ diện nghi phạm đánh bom liên hoàn tại Thái Lan

VOV.VN - Theo đại diện cảnh sát quốc gia Thái Lan, nghi phạm được xác định là Ahama Lengha đến từ tỉnh Narathiwat gần biên giới của Thái Lan với Malaysia.

Thế giới 24h: Nga tiến thêm một bước khẳng định vai trò ở Trung Đông
Thế giới 24h: Nga tiến thêm một bước khẳng định vai trò ở Trung Đông

VOV.VN - “Những nước cờ chính trị mới”của Tổng thống Putin với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran cho thấy Nga đang đạt được vị thế quan trọng ở Trung Đông.

Thế giới 24h: Nga tiến thêm một bước khẳng định vai trò ở Trung Đông

Thế giới 24h: Nga tiến thêm một bước khẳng định vai trò ở Trung Đông

VOV.VN - “Những nước cờ chính trị mới”của Tổng thống Putin với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran cho thấy Nga đang đạt được vị thế quan trọng ở Trung Đông.

Tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiều binh sĩ bị thương
Tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiều binh sĩ bị thương

VOV.VN - Hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ít nhất 6 người bị thương trong một vụ khủng bố tại tỉnh Van ngày 19/8.

Tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiều binh sĩ bị thương

Tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiều binh sĩ bị thương

VOV.VN - Hãng thông tấn Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ít nhất 6 người bị thương trong một vụ khủng bố tại tỉnh Van ngày 19/8.

Thế giới 24h: Tổng thống Indonesia gửi tín hiệu mạnh về Biển Đông
Thế giới 24h: Tổng thống Indonesia gửi tín hiệu mạnh về Biển Đông

VOV.VN - Ngày 16/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, Indonesia đang tích cực tham gia trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Thế giới 24h: Tổng thống Indonesia gửi tín hiệu mạnh về Biển Đông

Thế giới 24h: Tổng thống Indonesia gửi tín hiệu mạnh về Biển Đông

VOV.VN - Ngày 16/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, Indonesia đang tích cực tham gia trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.