Thế giới 7 ngày: Nga “thắng” Mỹ khi bất ngờ không kích IS ở Syria

VOV.VN- Cuộc không kích bất ngờ của Nga vào các mục tiêu IS ở Syria đã khiến Mỹ và phương Tây “không kịp trở tay”.

1. Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 30/9 cho biết, Nga đã tiến hành cuộc không kích đầu tiên của mình tại Syria. Địa điểm không kích gần thành phố Homs.

Máy bay Su-25 của Nga không kích các mục tiêu IS. Ảnh IBT Times

Trước đó, Fox News dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, Nga đã yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi Syria. Tuy nhiên quan chức này cho biết Nga không nói rõ địa điểm mà họ dự định tiến hành không kích. Quan chức cấp cao Mỹ cho biết nhiệm vụ của các máy bay Mỹ vẫn diễn ra bình thường.

Tổng thống Nga Putin ngày 1/10  khẳng định, mục tiêu của Nga can thiệp quân sự vào Syria là chống các tổ chức khủng bố và không gây thương vong cho dân thường.

Ông Putin nói: “Các nước khác đang tiến hành không kích trên lãnh thổ Syria hơn 1 năm qua mà không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và không nhận được yêu cầu của chính quyền Syria. Trong khi đó chúng tôi lại nhận được những yêu cầu như vậy từ chính quyền Syria. Mục tiêu của Nga khi can thiệp quân sự vào Syria là chống IS”.

Nga không kích Syria là quyết định can thiệp quân sự lớn nhất của nước này tại Trung Đông trong nhiều thập kỉ. Có nhiều phản ứng khác nhau trước động thái của Nga. Tuy nhiên, rõ ràng bước đi của Nga được đánh giá đúng thời điểm khi cuộc chiến chống IS của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu kéo dài hơn 1 năm qua nhưng chưa đạt được kết quả.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang bị đình trệ do cuộc khủng hoảng Ukraine, sự tham dự của Nga vào cuộc chiến chống mục tiêu chung IS có thể là “cú hích” thúc đẩy quan hệ song phương.

2. Không chỉ giành ưu thế trước Mỹ trong cuộc không kích chống IS, Tổng thống Nga Putin cũng được đánh giá cao hơn người đồng cấp Mỹ Barack Obama khi cả hai có bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và gặp gỡ nhau bên lề hội nghị nói trên.

Tổng thống Nga Putin (trái) và người đồng cấp Mỹ Obama gặp nhau bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh AP

Truyền thông phương Tây đã so sánh bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo trên với nhau và đưa ra kết luận rằng, ưu thế hoàn toàn dành cho Tổng thống Nga Putin với những đánh giá rất tích cực.

Trang CNN nhận định: “Tổng thống Putin đã quay trở lại và giành lấy mọi lời vỗ tay tán thưởng trên diễn đàn quốc tế đáng nhẽ ra phải dành cho Tổng thống Obama”.

Tờ New York Post cũng ca ngợi nhà lãnh đạo Nga là “nguyên thủ quyền lực nhất thế giới” và lấy làm tiếc rằng, ông Putin đã giành lấy vị thế này từ chính ông Obama.

“Cây gậy quyền lực đã được chuyển sang siêu cường mới duy nhất trên thế giới và Tổng thống Nga Putin đã đón nhận”, bài viết trên tờ New York Post nêu rõ.

“Về lâu dài, một nhà lãnh đạo toàn cầu có tính quyết đoán sẽ thể hiện được sự lãnh đạo của mình trong vấn đề Trung Đông nói chung và Syria nói riêng. Thật không may là nhà lãnh đạo đó là Tổng thống Nga Putin chứ không phải Tổng thống Obama”, một bài viết khác cũng trên tờ báo này viết.

Theo bài báo này, chiến thắng áp đảo dành cho Nga liên quan đến chính sách của nước này trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và lời kêu gọi của ông Putin về việc thành lập một liên minh toàn cầu rộng lớn nhằm chiến đấu với IS tại Syria và Iraq.

Tổng thống Obama đã thể hiện thiện chí sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia, trong đó có Nga và Iran trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria. Tuy nhiên, ông Putin đã đáp lời ông Obama bằng hành động cụ thể và khiến Washington phải sững sờ về việc thông qua một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Iraq, Iran và Syria”.

Tờ New York Times cũng thừa nhận rằng, lời kêu gọi thành lập một liên minh rộng lớn hơn để chống IS của ông Putin là “một bước đi tiên phong so với ông Obama trong vấn đề Syria”.

3. Đã có ít nhất 7 người thiệt mạng, 2 người mất tích và 51 người bị thương trong một loạt vụ nổ xảy ra chiều 30/9 tại Quảng Tây (Trung Quốc).

Nhiều tòa nhà bị đổ sập trong một loạt các vụ nổ bom ở Trung Quốc. Ảnh Weibo

Như tin của Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại Trung Quốc đã đưa, vào khoảng 16h chiều 30/9, một loạt các vụ nổ xảy ra gần như đồng loạt tại nhiều địa điểm công cộng như bến xe, siêu thị, bệnh viện, chợ ... của huyện Liễu Thành thuộc khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc).

Cảnh sát Trung Quốc cho biết, vụ nổ này là hành vi phạm tội và xác định nghi phạm là một người đàn ông địa phương 33 tuổi tên Wei. Truyền thông Trung Quốc cũng đăng tải hình ảnh một tòa nhà bị đổ sập, khói lớn bốc lên và đường phố Liễu Châu tràn ngập đất đá. Tuy nhiên, cảnh sát đã loại trừ các vụ đánh bom này mang động cơ khủng bố.

Chỉ 1 ngày sau, kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 1/10 đưa tin, một vụ nổ bom mới lại diễn ra tại huyện Liễu Thành, thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.

Theo CCTV, đây đã là vụ đánh bom thứ 2 diễn ra tại tỉnh Quảng Tây chỉ trong vòng 2 ngày qua. 

Vụ nổ mới nhất diễn ra tại một khu nhà dân gần đường cao tốc tại Liễu Thành. Nhà chức trách huyện Liễu Thành cho biết, các nhân viên kỹ thuật rà phá bom mìn đã phát hiện thêm 60 túi nghi có chứa bom.

4. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 28/9 thông báo đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên cho thấy có nước chảy trên bề mặt Sao Hỏa.

Ông John Grunsfeld, Giám đốc Dự án Khoa học của NASA trình bày về việc tìm ra nước trên Hành tinh Đỏ. Ảnh Getty Images

Các nhà khoa học NASA đã phân tích dự liệu từ tàu thăm dò và xác nhận có bằng chứng cho thấy nước đã chảy trên bề mặt hành tinh này trong những tháng mùa hè. Dù chưa xác định được nguồn nước và đặc tính của nước trên Sao Hỏa, song phát hiện này sẽ làm thay đổi suy nghĩ của giới khoa học về việc hành tinh giống với Trái Đất nhất trong hệ mặt trời này có thể đang tồn tại sự sống của vi sinh vật. Điều này cũng làm tăng khả năng về sự sống trên Sao Hỏa.

Ông John Grunsfeld, Giám đốc Dự án Khoa học của NASA phát biểu trong cuộc họp báo cho biết: “Thông tin có nước trên Sao Hỏa là một điều tuyệt vời. Nó là một trong những lý do khiến tôi thấy rằng chúng ta cần thiết phải cử các nhà nghiên cứu lên Sao Hỏa để giải đáp câu hỏi “Đang có sự sống trên Hành tinh Đỏ hay không?”

5. Tại vòng đàm phán ở Minsk, ngày 29/9, Chính phủ Ukraine và phe đối lập ở miền Đông đã nhất trí rút thêm vũ khí ra khỏi khu vực chiến tuyến.

Sau thời gian dài cáo buộc lẫn nhau nhiều lần vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đạt được cũng tại Minsk hồi đầu năm, thỏa thuận mới này đang mở rộng hơn cánh cửa để các bên tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Binh sĩ Ukraine tại Donetsk, miền Đông Ukraine. Ảnh Reuters

Đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại cuộc đàm phán giữa chính phủ và lực lượng đối lập miền Đông Ukraine, ông Martin Sajdik ngày 29/9 cho biết, các bên đã nhất trí rút vũ khí cỡ nòng dưới 100mm ra khỏi chiến tuyến 15km.

Những vũ khí này bao gồm xe tăng và các hệ thống vũ khí nhỏ hơn. Đại diện phái đoàn chính phủ Ukraine Leonid Kuchma đã ký vào thỏa thuận này. Tuy nhiên, người đứng đầu 2 nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk không có mặt tại cuộc đàm phán để ký thỏa thuận trên.

Mặc dù vậy, đại diện lực lượng đối lập ở miền Đông Denis Pushilin cam kết 2 nhà lãnh đạo ở miền Đông này sẽ ký thỏa thuận vào ngày 30/9.

Một thành viên khác của đoàn đàm phán lực lượng đối lập Ukraine, ông Vladislav Deinego cho biết: “Việc rút thêm vũ khí sẽ được khởi động dọc đường ranh giới tiếp xúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk.

Giai đoạn đầu sẽ hoàn thành trong vòng 17 ngày. Và sau đó sẽ triển khai việc rút vũ khí trên phần còn lại của nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk cũng như rút khỏi đường ranh giới tiếp xúc của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Toàn bộ tiến trình sẽ hoàn tất trong 41 ngày”.

6. Lực lượng an ninh đặc biệt của Afghanistan vừa chiếm lại được thành phố chiến lược Kunduz từ tay phiến quân Taliban.

Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan Sedig Sedigqi, sau trận chiến dữ dội với lực lượng phiến quân vào sáng 1/10, quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát được thành phố Kunduz. Lực lượng Taliban không thể chống cự, bị thiệt hại nặng nề và tháo chạy trà trộn vào các khu vực dân cư.

Binh sĩ Afghanistan chiến đấu chống Taliban tại Kunduz. Ảnh AFP

Phát biểu trên truyền hình 2 ngày trước đó, Tổng thống Afghanistan Asrap Ghani đã tự tin khẳng định, do được tăng cường tiếp viện về quân lực và tài chính, quân đội nước này sẽ sớm chiếm lại địa bàn chiến lược nằm cách thủ đô Kabul khoảng 250 km về phía Bắc. Tỉnh Kunduz nằm trên ngã tư đường kết nối một số vùng trọng điểm của Afghanistan.

Các cuộc giao tranh dữ dội trong nhiều ngày qua giữa quân Chính phủ và lực lượng Taliban đã khiến hàng trăm cư dân phải tháo chạy khỏi Kunduz mỗi ngày.

Việc tỉnh Kunduz bị thất thủ vào tay phiến quân được cho là một đòn nặng giáng vào những nỗ lực của Mỹ và NATO về kế hoạch huấn luyện, đào tạo lực lượng an ninh nước sở tại, sau khi kết thúc sứ mệnh vào cuối năm 2014 tại quốc gia Nam Á này.

7. Ngày 1/10 đã xảy ra một vụ xả súng kinh hoàng ở một trường học tại tiểu bang Oregon, Mỹ khiến ít nhất 13 người thiệt mạng, 20 người khác bị thương.

Những người có mặt tại trường Umpqua bàng hoàng sau vụ xả súng ngày 1/10. Ảnh Reuters

Theo nguồn tin báo chí và cảnh sát địa phương, vụ xả súng xảy ra tại trường Cao đẳng Cộng đồng Umpqua ở thành phố Roseburg của bang Oregon vào lúc 10h30' sáng (giờ địa phương).Hiện thông tin về con số thương vong sau vụ xả súng vẫn chưa rõ. Có nhiều nguồn tin cho rằng, số người chết trong vụ xả súng là 13 song nhiều nguồn tin khác lại cho rằng số người chết còn nhiều hơn nữa. 

Theo ông Chris Boice, ủy viên hạt Douglas, có khoảng 30 nạn nhân sau vụ xả súng trên song ông không nắm rõ là có bao nhiêu người chết và bị thương.

Các nhân chứng cho biết họ đã nghe thấy nhiều loạt đạn và tiếng la hét. Trường học trên đã bị đóng cửa ngay lập tức sau khi xảy ra thảm kịch. Cảnh sát đã phong tỏa hiện trường và điều tra vụ xả súng.

Ngay sau vụ xả súng, Thống đốc bang Kate Brown đã tổ chức họp báo thông báo về vụ việc. Bà Brown gửi lời chia buồn sâu sắc tới các nhân và gia đình họ. Bà cũng xác nhận thủ phạm làm nam giới khoảng 20 tuổi và đã bị bắn chết.

Đây là vụ xả súng hàng loạt mới nhất  tiếp tục gây chấn động nước Mỹ và làm dấy lên câu hỏi về việc thắt chặt kiểm soát súng tại Mỹ. Ứng cử viên Đảng Dân chủ bà Hillary Clinton đã lên tiếng chỉ trích vụ xả súng và kêu gọi các nhà chính trị Mỹ cần nhanh chóng tìm kiếm giải pháp kiểm soát súng để bảo vệ người dân.

“Chúng ta phải có thiện chí chính trị để làm mọi thứ chúng ta có thể nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân. Tôi biết là có một cách để có được các biện pháp kiểm soát súng đạn, vốn là một đề tài khá nhạy cảm tại Mỹ song có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa bạo lực, ngăn ngừa súng đạn bị tuồn vào tay những kẻ xấu và cũng để bạo vệ cuộc sống của mọi người. Tôi cam kết làm tất cả những gì có thể để đạt được mục tiêu này” bà Hillary Clinton nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 100 người chết trong chiến dịch không kích ở Syria
Hơn 100 người chết trong chiến dịch không kích ở Syria

VOV.VN -Cuộc không kích ở Syria thực hiện sau giờ cầu kinh trưa khiến hơn 100 người thiệt mạng, hơn 250 người bị thương.

Hơn 100 người chết trong chiến dịch không kích ở Syria

Hơn 100 người chết trong chiến dịch không kích ở Syria

VOV.VN -Cuộc không kích ở Syria thực hiện sau giờ cầu kinh trưa khiến hơn 100 người thiệt mạng, hơn 250 người bị thương.

Ông Putin: Không kích tại Syria không gây thương vong cho dân thường
Ông Putin: Không kích tại Syria không gây thương vong cho dân thường

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cho biết, không có dân thường thương vong trong các cuộc không kích của Nga tại Syria.

Ông Putin: Không kích tại Syria không gây thương vong cho dân thường

Ông Putin: Không kích tại Syria không gây thương vong cho dân thường

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cho biết, không có dân thường thương vong trong các cuộc không kích của Nga tại Syria.

Đức và Pháp kêu gọi Nga chỉ nhằm vào mục tiêu IS ở Syria
Đức và Pháp kêu gọi Nga chỉ nhằm vào mục tiêu IS ở Syria

VOV.VN - Đức và Pháp đều nhất trí cho rằng, các máy bay chiến đấu của Nga chỉ nên không kích nhằm vào các căn cứ của nhóm khủng bố IS tại Syria.

Đức và Pháp kêu gọi Nga chỉ nhằm vào mục tiêu IS ở Syria

Đức và Pháp kêu gọi Nga chỉ nhằm vào mục tiêu IS ở Syria

VOV.VN - Đức và Pháp đều nhất trí cho rằng, các máy bay chiến đấu của Nga chỉ nên không kích nhằm vào các căn cứ của nhóm khủng bố IS tại Syria.

Nga bác bỏ cáo buộc không kích sai mục tiêu tại Syria
Nga bác bỏ cáo buộc không kích sai mục tiêu tại Syria

VOV.VN - Nga khẳng định, mục tiêu trong chiến dịch tại Syria là các nhóm khủng bố và nước này đang hành động có trách nhiệm, tránh thương vong cho dân thường. 

Nga bác bỏ cáo buộc không kích sai mục tiêu tại Syria

Nga bác bỏ cáo buộc không kích sai mục tiêu tại Syria

VOV.VN - Nga khẳng định, mục tiêu trong chiến dịch tại Syria là các nhóm khủng bố và nước này đang hành động có trách nhiệm, tránh thương vong cho dân thường. 

Nga: Chiến dịch không kích tại Syria sẽ kéo dài 3 -4 tháng
Nga: Chiến dịch không kích tại Syria sẽ kéo dài 3 -4 tháng

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga Alexein Pouchkov ngày 2/10 tuyên bố, chiến dịch không kích của Nga tại Syria sẽ kéo dài khoảng 3- 4 tháng.

Nga: Chiến dịch không kích tại Syria sẽ kéo dài 3 -4 tháng

Nga: Chiến dịch không kích tại Syria sẽ kéo dài 3 -4 tháng

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga Alexein Pouchkov ngày 2/10 tuyên bố, chiến dịch không kích của Nga tại Syria sẽ kéo dài khoảng 3- 4 tháng.

Thổ Nhĩ Kỳ và 6 nước kêu gọi Nga ngừng không kích tại Syria
Thổ Nhĩ Kỳ và 6 nước kêu gọi Nga ngừng không kích tại Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ cùng 6 nước gồm: Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Qatar và Saudi Arabia, đã kêu gọi Nga ngừng các cuộc không kích ở Syria...

Thổ Nhĩ Kỳ và 6 nước kêu gọi Nga ngừng không kích tại Syria

Thổ Nhĩ Kỳ và 6 nước kêu gọi Nga ngừng không kích tại Syria

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ cùng 6 nước gồm: Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Qatar và Saudi Arabia, đã kêu gọi Nga ngừng các cuộc không kích ở Syria...

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.