Thế giới 7 ngày: Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào trạng thái băng giá

VOV.VN - Sau khi xảy ra vụ chiến đấu cơ của Nga Su-24 tham gia không kích tại Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, quan hệ giữa 2 nước leo thang căng thẳng ở mức cao nhất chưa từng có.

1. Ngày 24/11, một chiến đấu cơ Nga bị rơi ở Syria do trúng tên lửa loại "không đối không" bắn từ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ F-16, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4km. Vụ việc đẩy căng thẳng trong quan hệ 2 nước leo thang ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Một người phụ nữ đặt hoa gần một đài tưởng niệm ở Moscow cho hai quân nhân Nga thiệt mạng hôm thứ Ba (24/11) ở Syria. (Ảnh EPA).

Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng hành động của không quân Thổ Nhĩ Kỳ là trái với luật pháp quốc tế, nhưng hiện tại Ankara vẫn không thừa nhận điều đó.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 26/11 cho biết: Nga đã đình chỉ tất cả các tiếp xúc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang diễn biến căng thẳng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay quân sự của Nga.

Sau vụ việc đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các chiến đấu cơ và máy bay ném bom của Nga sẽ chỉ không kích khi có sự hộ tống của các máy bay tiêm kích. Nga đã điều thêm 12 tiêm kích đến Syria để bảo đảm an toàn cho các cường kích và oanh tạch cơ đang làm nhiệm vụ không kích IS ở Syria.

Trước đó, khi bắn hạ máy bay Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra lý do rằng máy bay này đã xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, chiếc máy bay này bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khi đang bay ở không phận của Syria và rơi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4km.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, việc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ bằng tên lửa không đối không là “cú đâm sau lưng Nga”.

2. Ngày 26/11 Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande để cùng bàn về nỗ lực chung của hai bên trong việc chống khủng bố.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Pháp Francois Hollande trong một cuộc họp tại điện Kremlin ở Moscow, Nga, ngày 26/11/2015. (Ảnh REUTERS).

Nga và Pháp đã trở thành mục tiêu của những vụ khủng bố mà IS lên tiếng nhận trách nhiệm, trong đó bao gồm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập ngày 31/10 và vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Paris đêm 13/11. Pháp và Nga đã quyết định chia sẻ thông tin tình báo trong cuộc chiến chống IS.

Tổng thống Pháp Hollande cho biết, hai nước sẽ điều phối hoạt động không kích chống IS để tăng cường hiệu quả của các cuộc không kích này và nhấn mạnh, cả châu Âu cũng đang huy động lực lượng của mình để tham gia cuộc chiến này.

Liên quan đến vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Tổng thống Nga Vladmir Putin nhấn mạnh, Nga buộc phải điều hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 sang Syria. Hệ thống tên lửa "đất đối không" S-400 có khả năng bao phủ lãnh thổ quốc gia Trung Đông, nghĩa là bất kỳ máy bay chỉ có thể ra vào không phận Syria "với sự cho phép của Nga".

Tổng thống Nga Putin cũng bác bỏ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này không nhận ra máy bay mà họ bắn hạ là máy bay của Nga. Tổng thống Putin cho rằng trước khi bắn, Thổ Nhĩ Kỹ biết rõ máy bay Su-24 là của Nga qua phù hiệu trên thân máy bay và thông tin về đường bay.

3. Sau khi không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ 1 máy bay cường kích của Nga, kéo theo cái chết của 2 quân nhân, Nga đã tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu lậu của tổ chức khủng bố IS.
Trước cáo buộc này của Nga, Tổng thống Erdogan tỏ ra giận dữ và phủ nhận chuyện làm ăn với IS. Ông tuyên bố sẽ từ chức nếu phía Nga chứng minh được chuyện làm ăn đó.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Bayburt, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 27/11/2015.  (Ảnh AP).

Ngày 27/11, Nga tuyên bố sẽ ngừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1/2016 tới. Đây là một trong các biện pháp trả đũa vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay cường kích của Nga. Động thái này không chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa 2 nước mà còn có thể khiến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ chịu nhiều thiệt hại.

4. Trong diễn biến có liên quan, tại cuộc họp nội các ngày 26/11, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã lệnh cho các quan chức chính phủ thiết lập một danh sách các biện pháp đáp trả về kinh tế nhằm trả đũa "sự gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ".

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chủ trì cuộc họp nội các ở Moscow, Nga, ngày 26/11/2015. (Ảnh REUTERS).

Thủ tướng Medvedev cho biết, hiện Kremlin cũng đang xem xét áp đặt lệnh cấm các công ty Thổ Nhĩ Kỳ làm ăn tại Nga, cũng như xem xét ban hành lệnh cấm vận về lương thực. Ngoài ra, các hạn chế về thuế, hải quan và các giao dịch tài chính cũng có thể được Nga đưa ra nhằm trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.

5. Ngày 26/11, phát biểu trước Hạ viện Anh về kế hoạch can thiệp quân sự chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh cần phải không kích IS ngay tại sào huyệt của chúng để bảo đảm an ninh quốc gia cho Anh.

Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu tại Hạ viện Anh rằng, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng (Ảnh: Wochit).

Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định, các cuộc không kích của Anh nhằm vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Syria sẽ giúp đảm bảo an ninh cho quốc gia này.

Thủ tướng Cameron hối thúc các nghị sỹ ủng hộ kế hoạch can thiệp tại Syria và nêu rõ, việc tiến hành các cuộc không kích tại Syria sẽ giúp Anh tránh trở thành mục tiêu lớn của các cuộc tấn công khủng bố.

6. Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã bắt đầu nghe phần tranh tụng về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Vòng đầu tiên của phiên tranh tụng này sẽ diễn ra từ ngày 24-30/11 sau khi PCA tháng trước ra phán quyết rằng Tòa có quyền pháp lý để xét xử vụ việc này.

Một phiên tranh tụng tại PCA, Ảnh PCA

Bồi thẩm đoàn PCA bao gồm 5 thành viên: Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tọa cùng các Thẩm phán Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Rüdiger Wolfrum và Giáo sư Alfred H. A. Soons.

Chính phủ Philippines cho biết, phái đoàn nước này tham gia tranh tụng có “tổng cộng 48 người, bao gồm 6 Đại sứ của nước này tại các nước châu Âu, các luật sư, chuyên gia, các nhân chứng và các nhân viên khác”.

Luật sư của Philippines Paul Reichler khẳng định cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử tại Biển Đông “không hề tồn tại” căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. 

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, rất nhiều nước đã lên tiếng hoan nghênh vụ kiện này của Philippines và ủng hộ việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Phiên điều trần này sẽ kéo dài đến ngày 30/11 và PCA sẽ ra phán quyết vào năm 2016. 

7. Cảnh sát đã bắt giữ một tay súng xông vào một cơ sở nạo phá thai ở Colorado Springs (Mỹ) vào hôm 27/11 (giờ Mỹ) và khai hỏa khẩu súng trường của y.

Xe đặc chủng cảnh sát Mỹ được điều đến hiện trường vụ xả súng để áp tải hung thủ. Ảnh: AP.

Trước đó, cảnh sát Mỹ đã phải đấu súng với kẻ xả súng này, tay súng này đã làm chết 3 người và làm bị thương 9 người.

Nạn nhân bị giết bao gồm một nhân viên cảnh sát và 2 dân thường – cảnh sát trưởng của Colorado Springs là Peter Carey thông báo cho các phóng viên vào thời điểm 1 giờ đồng hồ sau khi bắt được nghi phạm.

Một nữ phát ngôn viên cảnh sát tên là Catherine Buckley cho biết, sau vụ bắt giữ, sẽ phải mất thêm vài giờ hoặc vài ngày nữa để các nhà điều tra khám nghiệm hiện trường vụ án./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dầu lửa, tài nguyên Trung Đông khiến Phương Tây che chắn choThổ Nhĩ Kỳ
Dầu lửa, tài nguyên Trung Đông khiến Phương Tây che chắn choThổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN- Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga, phương Tây không những không chỉ trích mà còn lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ.

Dầu lửa, tài nguyên Trung Đông khiến Phương Tây che chắn choThổ Nhĩ Kỳ

Dầu lửa, tài nguyên Trung Đông khiến Phương Tây che chắn choThổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN- Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga, phương Tây không những không chỉ trích mà còn lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ.

Căng thẳng Nga- Thổ Nhĩ Kỳ: Những toan tính thiệt hơn
Căng thẳng Nga- Thổ Nhĩ Kỳ: Những toan tính thiệt hơn

VOV.VN -Cả hai quốc gia đều "có nhiều thứ để mất nếu leo thang căng thẳng", đặc biệt là về thương mại

Căng thẳng Nga- Thổ Nhĩ Kỳ: Những toan tính thiệt hơn

Căng thẳng Nga- Thổ Nhĩ Kỳ: Những toan tính thiệt hơn

VOV.VN -Cả hai quốc gia đều "có nhiều thứ để mất nếu leo thang căng thẳng", đặc biệt là về thương mại

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga
Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Một chuyên gia của viện nghiên cứu Nga đã trao đổi với hãng Spunik về ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ và thực chất của việc họ bắn hạ máy bay Nga.

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Chuyên gia Nga “vạch trần” thực chất những gì Thổ Nhĩ Kỳ làm với Nga

Một chuyên gia của viện nghiên cứu Nga đã trao đổi với hãng Spunik về ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ và thực chất của việc họ bắn hạ máy bay Nga.

Ông Putin: Lẽ ra chúng tôi không phải mang S-400 đến Syria
Ông Putin: Lẽ ra chúng tôi không phải mang S-400 đến Syria

VOV.VN- Tổng thống Nga Vladmir Putin nhấn mạnh, Nga buộc phải điều hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 sang Syria vì không ngờ máy bay Su-24 bị bắn hạ.

Ông Putin: Lẽ ra chúng tôi không phải mang S-400 đến Syria

Ông Putin: Lẽ ra chúng tôi không phải mang S-400 đến Syria

VOV.VN- Tổng thống Nga Vladmir Putin nhấn mạnh, Nga buộc phải điều hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 sang Syria vì không ngờ máy bay Su-24 bị bắn hạ.

Tổng thống Pháp Hollande và bài toán khó ở Nga sau vụ Su-24 bị bắn hạ
Tổng thống Pháp Hollande và bài toán khó ở Nga sau vụ Su-24 bị bắn hạ

VOV.VN- Tổng thống Pháp ngày 26/11 đến Moscow hội đàm với Tổng thống Putin trong bầu không khí căng thẳng sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Tổng thống Pháp Hollande và bài toán khó ở Nga sau vụ Su-24 bị bắn hạ

Tổng thống Pháp Hollande và bài toán khó ở Nga sau vụ Su-24 bị bắn hạ

VOV.VN- Tổng thống Pháp ngày 26/11 đến Moscow hội đàm với Tổng thống Putin trong bầu không khí căng thẳng sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ.