Thế giới 7 ngày: Triều Tiên dọa tấn công chớp nhoáng tiêu diệt kẻ thù

VOV.VN - Cuộc tập trận rầm rộ của Mỹ và Hàn Quốc cũng như tuyên bố đáp trả của Triều Tiên khiến dư luận lo ngại bùng phát chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tập trận đổ bộ hôm 12/3. Ảnh: Yonhap/AP

1. Ngày 12/3, binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập đổ bộ lớn nhất từ trước đến nay ở một thành phố cảng phía Đông của Hàn Quốc. Cuộc diễn tập này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.

Theo thông báo, cuộc diễn tập đổ bộ ở thành phố cảng Pohang có sự tham gia của 17.200 binh sỹ, trong đó có khoảng 12.200 lính thủy đánh bộ và lính hải quân của Mỹ. 

Đáp lại động thái này của Hàn Quốc và Mỹ, ngày 12/3, Triều Tiên tuyên bố sẽ tìm cách trả đũa, đồng thời đe dọa rằng, Bình Nhưỡng đang “chờ đợi thời khắc để trừng phạt những kẻ xâm lược”.

Yonhap trích dẫn nguồn tin từ Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời Bộ Tổng tham mưu của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) nói rằng KPA có kế hoạch đáp trả các cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ “bằng cuộc tấn công chớp nhoáng có độ chính xác cực cao”, đồng thời cho biết thêm các lực lượng vũ trang cách mạng của Triều Tiên đang "nắm chắc tay súng" và chờ lệnh Bộ Chỉ huy Tối cao. 

Trước tuyên bố của phía Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay việc phát đi những thông điệp đe dọa, khiêu khích làm tình hình thêm căng thẳng.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Hàn trong một tuyên bố nêu rõ: “Nếu Triều Tiên tiếp tục có các hành động khiêu khích bất chấp những lời cảnh báo nghiêm khắc của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng có hành động đích đáng để trả lời họ”.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát trên chiếc tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: AFP

2. Nhằm phản đối cuộc tập trận, Triều Tiên ngày 10/3 đã phóng hai quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn và cho biết đây là một phần của cuộc thử nghiệm tấn công hạt nhân.

KCNA ngày 11/3 cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi thị sát vụ phóng đã ra lệnh "tiến hành các cuộc thử hạt nhân mới để đánh giá sức phát hủy của loại đầu đạn hạt nhân mới sản xuất", đồng thời yêu cầu tất cả phương án tấn công hạt nhân phải sẵn sàng.

Trước đó, ngày 9/3, ông Kim Jong-un nói rằng các nhà khoa học Triều Tiên đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân được gắn vào tên lửa đạn đạo. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên công bố rõ ràng về bước đột phá mà giới chuyên gia cho là bước ngoặt "thay đổi cuộc chơi" đối với các năng lực hạt nhân của Triều Tiên.

Ngày 9/3, Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ tuyên bố Mỹ đã điều 3 oanh tạc cơ hạt nhân tàng hình B-2 để hỗ trợ cho Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương. Đây có thể là một động thái nhằm vào Triều Tiên khi nước này liên tiếp bắn tên lửa và có những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.

Một chiếc tàu ngầm diesel của Triều Tiên. Ảnh: KCNA/AFP

3. Cũng liên quan đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, CNN ngày 12/3 dẫn lời các nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Triều Tiên đã mất liên lạc với một chiếc tàu ngầm. Phía Mỹ tin rằng, con tàu này đã bị trục trặc khi đang diễn tập.

Nguồn tin của CNN cho biết hiện Mỹ chưa thể chắc chắn về việc chiếc tàu này đang trôi nổi ở đâu đó hay đã bị đắm. Tuy nhiên họ tin rằng tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên đã bị trục trặc nào đó khi đang diễn tập.

Hãng tin Pháp AFP ngày 12/3 dẫn lời một quan chức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul đang điều tra thông tin chiếc tàu ngầm của Triều Tiên bị mất tích bí ẩn này.

Ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton (trái) và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump.

4. Cuộc đua tới chiếc ghế tổng thống Mỹ đang tiếp tục có những diễn biến gay cấn khi cả hai ứng viên của đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump dù đang chiếm ưu thế nhưng các ứng viên còn lại vẫn không bỏ cuộc và đang tiếp tục cạnh tranh gay gắt với 2 ứng viên này.

Trong ngày bầu cử “Siêu thứ 7” diễn ra hôm 5/3 đã chứng kiến những bất ngờ.

Bất ngờ thứ nhất là sự lội ngược dòng ngoạn mục của Thượng nghị sĩ Ted Cruz, ứng cử viên có khuynh hướng bảo thủ mạnh mẽ nhất của Đảng Cộng hòa.

Với chiến thắng tại 2 bang  là Kansas và Maine, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã cho thấy cuộc đua không chỉ có tỷ phú Donald Trump, người trong nhiều tuần qua đã là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Về phía đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã giành chiến thắng tại bang Louisiana, song lại thất bại trước Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tại các bang Kansas và Nebraska. Kết quả này đánh dấu lần thứ hai bà Clinton thất bại tại bang Nebraska sau khi bị ông Barack Obama vượt lên trước hồi năm 2008. 

Một bất ngờ nữa là đêm 8/3 (theo giờ địa phương), Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc bỏ phiếu tại bang Michigan. Về phía Cộng hòa, Thượng nghị sỹ Ted Cruz đã chiến thắng tại bang Idaho. Đây là chiến thắng thứ 7 của ông này trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016. 

Hiện ông Donald Trump được cho là đang có lợi thế quan trọng trước cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Florida khi ứng viên Ben Carson ngày 11/3 đã chính thức tuyên bố ủng hộ ông Donald Trump là người đại diện cho Đảng Cộng hòa tranh chức Tổng thống Mỹ.

Cuba và EU chính thức bình thường hóa mối quan hệ song phương. Ảnh: Cubabusinessreport.

5. Sau 2 năm đàm phán đầy căng thẳng, ngày 11/3 tại thủ đô La Habana, Cuba và Liên minh châu Âu( EU) đã ký kết một thỏa thuận, chính thức bình thường hóa mối quan hệ song phương.

Phát biểu tại lễ ký, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách về đối ngoại và an ninh Federica Mogherini khẳng định, đây là một bước tiến lịch sử trong mối quan hệ của 28 quốc gia EU và Cuba.

Thỏa thuận đã thiết lập một cuộc đối thoại chính trị hiện có và định hình các tiêu chí hợp tác về thương mại đầy đủ, cũng như viện trợ giữa các bên ký kết.

Ngày 11/3, EU cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm cho quốc đảo Caribe này thêm 10 triệu euro. Khoản viện trợ này là một phần trong tổng số 50 triệu euro của Quỹ hợp tác phát triển mà EU dành cho Cuba.

Theo giới quan sát, thỏa thuận vừa nêu được xem là bước đột phá quan trọng và là tín hiệu rất tích cực ngay trước chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba vào ngày 21 - 22/3 tới.

Quang cảnh một cuộc đàm phán hòa bình về Syria. Ảnh Reuters

6. Ngày 10/3, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura đã xác nhận cuộc đàm phán giữa Chính phủ Syria và đại diện các phe đối lập ở Syria sẽ nối lại vào ngày 14/3 khi các phái đoàn sẽ đến Geneva trong vài ngày tới.

Cuộc đàm phán lần này sẽ tập trung vào việc xây dựng một chính phủ chuyển tiếp ở Syria, xúc tiến các cuộc bầu cử và tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về bản hiến pháp mới ở Syria. 

Các nhóm đối lập chính ở Syria cũng thông báo sẽ tham gia cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 14/3. Trong một tuyên bố, Ủy ban Đàm phán Cấp cao (gồm đại diện các lực lượng đối lập Syria - HNC) cho biết, họ tham gia các cuộc đàm phán như một phần "cam kết đối với các nỗ lực quốc tế", nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu và tìm ra một giải pháp chính trị" cho cuộc chiến dai dẳng suốt 5 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

Một thông tin cũng đáng chú ý liên quan đến tình hình Syria khi mới đây mạng tin tình báo chiến lược Stratfor (Mỹ) cho rằng, một mặt trận mới chống IS đang được mở ra ở khu vực sa mạc miền Nam Syria. Các nhóm vũ trang được sự hậu thuẫn của Mỹ và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh cũng chuẩn bị để phát động một cuộc tổng tấn công ở Syria. Trong khi đó, “Quân đội Syria mới” – lực lượng có căn cứ ở Jordan được cho là sẽ nhận trách nhiệm quét sạch IS khỏi Deir ez-Zor.

Các tay súng thuộc lực lượng Phong trào Hồi giáo Hezbollah. Ảnh: AP

7. Chiều 11/3, Liên đoàn các quốc gia Arab gồm 22 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên, đã chính thức liệt Phong trào Hồi giáo Hezbollah của Lebanon vào danh sách khủng bố. 

Quyết định đưa Hezbollah vào danh sách khủng bố được Liên đoàn Arab thông qua trong cuộc họp cấp Ngoại trưởng các nước thành viên tại trụ sở Liên đoàn ở thủ đô Cairo của Ai Cập.

Theo nhiều nguồn tin chính thức, quyết định nhận được sự ủng hộ của 20/22 thành viên. Hai quốc gia duy nhất không tán thành việc đưa Hezbollah vào danh sách khủng bố là Lebanon và Iraq.

Trước đó, hôm 2/3 vừa qua, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) cũng đã chính thức liệt Hezbollah vào danh sách các nhóm khủng bố.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chính dẫn đến việc Hezbollah bị thế giới Arabliệt vào danh sách khủng bố là vì nhóm vũ trang dòng Hồi giáo Shiite  này đang chiến đấu tích cực ủng hộ Chính quyền Syria của Tổng thống Bashar Al-Assad.

Hezbollah hiện được coi là đồng minh thân cận hàng đầu tại khu vực của Iran, quốc gia Hồi giáo dòng Shiite mà GCC và nhiều nước Arab coi là địch thủ lớn nhất của mình.

Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm. Ảnh: Stratfor

8. Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi hành động gây hấn khi thông báo kế hoạch mở các chuyến bay thương mại đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

Các chuyến bay dân sự sẽ bay đến và đi từ đảo Phú Lâm, thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa, trong vòng 1 năm, Reuters dẫn truyền thông Trung Quốc ngày 11/3 cho biết.
Động thái mới này của Trung Quốc tiếp sau những hành động như triển khai tên lửa đất đối không đến Phú Lâm cũng như điều chiến đấu cơ đến khu vực đảo mà nước này cải tạo trái phép ở Biển Đông đã bị dư luận quốc tế lên án. 

Để đối phó với hành động quân sự hóa tại Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành, Mỹ dự định sẽ điều máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 đến Australia.

AFP dẫn lời Tướng Lori Robinson, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương ngày 9/3 cho biết, các cuộc đàm phán với Australia đang được tiến hành và các máy bay B-1 này hiện đang đồn trú tại miền Bắc Australia.

Tổng thống Philippines ngày 9/3 đã công bố việc thuê 5 máy bay của Nhật Bản để giúp nước này tuần tra khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng vừa tuyên bố họ đã cho phép bán hai tàu hộ vệ của hải quân Mỹ cho Đài Loan với mức giá 190 triệu USD.

Malaysia vẫn hy vọng tìm được máy bay MH370. Ảnh: Getty

9. Ngày 8/3 vừa qua là ngày kỷ niệm tròn 2 năm xảy ra vụ máy bay số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích với 239 hành khách cùng phi hành đoàn.

Cho đến nay, Malaysia vẫn hy vọng tìm thấy máy bay MH370 cho dù sự biến mất của chiếc máy bay này là chưa có tiền lệ và việc tìm kiếm chiếc máy bay vẫn là một thách thức lớn nhất trong lịch sử của ngành hàng không. 

Trong một diễn biến mới nhất, lại xuất hiện một tia hy vọng mới cho cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia, khi một gia đình ở Nam Phi thông báo họ đã tìm thấy một mảnh vỡ khác nghi là của chiếc máy bay mất tích bí ẩn cách đây 2 năm.

Cho tới nay, người ta mới chỉ xác định được một mẩu cánh được cho là của MH370 trôi dạt vào đảo Reunion thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông
Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines sẽ thuê của Nhật Bản 5 máy bay TC-90 nhằm củng cố năng lực của lực lượng hải quân trong việc tuần tra bảo vệ lãnh thổ.

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông

VOV.VN - Philippines sẽ thuê của Nhật Bản 5 máy bay TC-90 nhằm củng cố năng lực của lực lượng hải quân trong việc tuần tra bảo vệ lãnh thổ.

Bầu cử Mỹ: Ông Sanders bất ngờ đánh bại bà Clinton ở Michigan
Bầu cử Mỹ: Ông Sanders bất ngờ đánh bại bà Clinton ở Michigan

VOV.VN - Chiến thắng của ông Sanders được cho là khá bất ngờ do trong các cuộc thăm dò dư luận trước đó, bà Clinton đều được đánh giá cao hơn.

Bầu cử Mỹ: Ông Sanders bất ngờ đánh bại bà Clinton ở Michigan

Bầu cử Mỹ: Ông Sanders bất ngờ đánh bại bà Clinton ở Michigan

VOV.VN - Chiến thắng của ông Sanders được cho là khá bất ngờ do trong các cuộc thăm dò dư luận trước đó, bà Clinton đều được đánh giá cao hơn.

Triều Tiên “nắm chắc tay súng” chờ thời khắc tung đòn trừng phạt
Triều Tiên “nắm chắc tay súng” chờ thời khắc tung đòn trừng phạt

VOV.VN - Triều Tiên tuyên bố có kế hoạch đáp trả các cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ “bằng cuộc tấn công chớp nhoáng có độ chính xác cực cao”.

Triều Tiên “nắm chắc tay súng” chờ thời khắc tung đòn trừng phạt

Triều Tiên “nắm chắc tay súng” chờ thời khắc tung đòn trừng phạt

VOV.VN - Triều Tiên tuyên bố có kế hoạch đáp trả các cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ “bằng cuộc tấn công chớp nhoáng có độ chính xác cực cao”.

Tàu ngầm của Triều Tiên mất tích bí ẩn
Tàu ngầm của Triều Tiên mất tích bí ẩn

VOV.VN - Nguồn tin của CNN cho biết, hiện Mỹ chưa thể chắc chắn về việc chiếc tàu này đang trôi nổi ở đâu đó hay đã bị đắm.

Tàu ngầm của Triều Tiên mất tích bí ẩn

Tàu ngầm của Triều Tiên mất tích bí ẩn

VOV.VN - Nguồn tin của CNN cho biết, hiện Mỹ chưa thể chắc chắn về việc chiếc tàu này đang trôi nổi ở đâu đó hay đã bị đắm.

Mỹ - Hàn diễn tập đổ bộ quy mô lớn bất chấp đe dọa của Triều Tiên
Mỹ - Hàn diễn tập đổ bộ quy mô lớn bất chấp đe dọa của Triều Tiên

VOV.VN - Cuộc diễn tập này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ - Hàn diễn tập đổ bộ quy mô lớn bất chấp đe dọa của Triều Tiên

Mỹ - Hàn diễn tập đổ bộ quy mô lớn bất chấp đe dọa của Triều Tiên

VOV.VN - Cuộc diễn tập này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên.

Mặt trận mới chống IS ở Syria đang hình thành
Mặt trận mới chống IS ở Syria đang hình thành

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh Arab cũng chuẩn bị để phát động một cuộc tổng tấn công nhằm vào các mục tiêu của IS ở Syria.

Mặt trận mới chống IS ở Syria đang hình thành

Mặt trận mới chống IS ở Syria đang hình thành

VOV.VN - Mỹ và các đồng minh Arab cũng chuẩn bị để phát động một cuộc tổng tấn công nhằm vào các mục tiêu của IS ở Syria.

Bầu cử Mỹ 2016: Ngày “Siêu thứ 7” chứng kiến những bất ngờ
Bầu cử Mỹ 2016: Ngày “Siêu thứ 7” chứng kiến những bất ngờ

VOV.VN - Ngày bầu cử “Siêu thứ 7” diễn ra hôm 5/3 (giờ Mỹ) tại Mỹ đã chứng kiến những bất ngờ.

Bầu cử Mỹ 2016: Ngày “Siêu thứ 7” chứng kiến những bất ngờ

Bầu cử Mỹ 2016: Ngày “Siêu thứ 7” chứng kiến những bất ngờ

VOV.VN - Ngày bầu cử “Siêu thứ 7” diễn ra hôm 5/3 (giờ Mỹ) tại Mỹ đã chứng kiến những bất ngờ.

Lực lượng đối lập ở Syria khẳng định tham gia hòa đàm tại Geneva
Lực lượng đối lập ở Syria khẳng định tham gia hòa đàm tại Geneva

VOV.VN - Tuyên bố của Ủy ban đàm phán cấp cao Syria nhấn mạnh, không đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào trong đàm phán.

Lực lượng đối lập ở Syria khẳng định tham gia hòa đàm tại Geneva

Lực lượng đối lập ở Syria khẳng định tham gia hòa đàm tại Geneva

VOV.VN - Tuyên bố của Ủy ban đàm phán cấp cao Syria nhấn mạnh, không đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào trong đàm phán.