Thế nào là tư tưởng kinh tế “bình thường mới” của ông Tập Cận Bình?

VOV.VN - Với học thuyết “Bình thường mới”, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn đảm bảo về sức sống của nền kinh tế Trung Quốc bất chấp tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.

Học thuyết “Bình thường mới” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được Tân Hoa xã đánh giá là một trong những điểm nổi bật nhất tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại  Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (Ảnh News.cn)

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC với sự tham gia của hơn 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp ngày 9/11, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đã phác thảo bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới” của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình nói: “Sự bình thường mới của nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện với nhiều đặc điểm đáng chú ý”.

Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc đang từ tăng trưởng tốc độ cao chuyển sang tăng trưởng với tốc độ từ trung bình đến cao. Thứ hai, cơ cấu kinh tế không ngừng cải thiện và nâng cấp. Thứ ba, nền kinh tế ngày càng được thúc đẩy nhờ sự đổi mới thay vì nhờ vào các nguồn đầu tư.

“Mới” và “cũ”

Khái niệm “bình thường mới” thực sự không phải là thuật ngữ quá mới mẻ. Quỹ trái phiếu khổng lồ của Mỹ là Công ty Quản lý đầu tư Thái Bình Dương đã lần đầu tiên sử dụng khái niệm này để mô tả sự tăng trưởng dưới mức trung bình sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tháng 5/2014, trong chuyến thanh tra tại tỉnh Hà Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố về sự cần thiết trong vấn đề thích ứng với sự “bình thường mới” và phải “giữ cái đầu lạnh” khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại.

Nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới đang có một năm khó khăn khi tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 vào quý 3 năm nay, kéo theo sự sụt giảm của thị trường bất động sản, nhu cầu mua sắm trong nước giảm và sự xuất khẩu không ổn định.

Trong 35 năm, kể từ năm 1978 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng hàng năm của kinh tế Trung Quốc trung bình khoảng 10%. Trong đó, từ năm 2003 đến năm 2007, con số này lên đến hơn 11,5%. Quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người dân, giúp họ thoát khỏi nghèo đói.

Tuy nhiên, “những ngày tháng tươi đẹp” không thể tồn tại mãi mãi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị sụt giảm xuống còn 7,7% trong giai đoạn 2012-2013 và trong 3 quý đầu của năm 2014, con số này chỉ còn là 7,4%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2013 (Nguồn IMF)

Và ngay cả khi Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số như 3 thập kỷ qua, quốc gia này cũng sẽ đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Do đó, đây là lúc để Trung Quốc cần phải tái định hướng tăng trưởng nền kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới” với tư duy mới và khuôn khổ.

Phương thức mới

Theo Tân Hoa xã, kinh tế Trung Quốc không được phép được gián đoạn quá trình phát triển và cần phải trải qua một cuộc đại tu, từ bỏ phương thức tăng trưởng không bền vững như trước đây.

Một số nhà phân tích nhận định thuật ngữ “bình thường mới” đồng nghĩa với một cuộc suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

Một bài báo đăng trên tờ Daily Telegraph của Anh vào tháng 9 đánh giá sự sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu trong “10 dấu hiệu cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại chỉ là một phần trong học thuyết “Bình thường mới” nhưng lại không phải bản chất của học thuyết này.

“Bình thường mới” không chỉ là câu chuyện về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của học thuyết nhằm thay đổi cơ cầu nền kinh tế, tăng cường cải thiện các ngành dịch vụ và lĩnh vực tiêu dùng cũng như đổi mới nền kinh tế.

Các nhân viên bán đồ điện tử tại Trung Quốc chào đón khách đến mua Iphone 6 (Ảnh CNS)

Quá trình biển đổi này đang dần diễn ra. Theo thống kê chính thức, trong 3 quý đầu năm nay, lĩnh vực tiêu dùng đã đóng góp tới 48,5% GDP, vượt qua tỉ lệ đóng góp từ đầu tư.

Trong khi đó, ngành công nghiệp dịch vụ chiếm 46,7% GDP, tiếp tục vượt qua ngành công nghiệp thứ cấp.

Ngành công nghiệp công nghệ cao và ngành công nghiệp cơ khí lần lượt tăng trưởng 12,3 và 11,1%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, những con số này cho thấy Trung Quốc đang trải qua những thay đổi sâu sắc về cơ cấu và chất lượng.

“Bình thường mới” không có nghĩa là không có rủi ro. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn từ bong bóng bất động sản, lĩnh vực tài chính, ngân hàng “ngầm”, tình trạng dư thừa sản phẩm và thiếu sáng tạo.

Ông Tập Cận Bình biết rõ những rủi ro này nhưng theo ông, những nguy cơ này “không có gì là ghê gớm”.

“Khả năng thích ứng nhanh chóng sẽ giúp Trung Quốc giải quyết rủi ro. Với chiến lược và chính sách đang theo đuổi, chúng tôi có đủ tự tin và khả năng để đối phó với những nguy cơ tiềm ẩn”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2014.

Cơ hội mới

Các nhà quan sát nhận định, việc nhà lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu học thuyết “Bình thường mới” trên một diễn đàn quốc tế được ví như một sự đảm bảo với thế giới về “sức khỏe” và “sức sống” của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.

Theo ông Wang Xiaoguang, chuyên gia hoạch định chính sách của Học viện Quản trị Trung Quốc, việc nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn “bình thường mới” là tin tốt cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới”.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, trong giai đoạn “bình thường mới”, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà tăng trường bất chấp tốc độ đã chậm lại. Tăng trưởng kinh tế đang trở nên ổn định hơn và được thúc đẩy từ nhiều nguồn lực đa dạng hơn. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế Trung Quốc đã được cải thiện và nâng cấp, hứa hẹn triển vọng phát triển bền vững hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng đã tinh gọn bộ máy hành chính, phân cấp quyền lực một cách hợp lý hơn, cải thiện “sức sống” của thị trường.

Theo ông Wang, cho dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại thì nền động lực thức đẩy kinh tế toàn cầu cũng sẽ không bị suy giảm bởi quy mô nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.

Khối lượng tăng trưởng chỉ tính riêng năm 2013 của Trung Quốc đã tương đương với tổng khối lượng nền kinh tế toàn cầu năm 1994 và đứng thứ 17 trên thế giới vào thời điểm này. Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức 7%, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế số 1 thế giới về tốc độ và khối lượng tăng trưởng.

Ngoài ra, các chuyên gia đánh giá, giai đoạn “bình thường mới” sẽ mở ra những cơ hội đầu tư mới cho các công ty trong và ngoài nước trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao, tiêu dụng và các lĩnh vực liên quan đến đô thị hóa.

Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục dỡ bỏ những hạn chế gây ra bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, đảm bảo vai trò của “bàn tay hữu hình” của chính phủ, giúp thị trường dễ dàng được tiếp cận hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Từ tất cả những điều trên, người Trung Quốc tin rằng, nền kinh tế nước này trong giai đoạn “bình thường mới” sẽ không thể bị sụp đổ trong tương lai như nhận định của những người theo chủ nghĩa bi quan mà còn mang đến những cơ hội mới cho thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc?
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc?

Các công ty đa quốc gia bắt đầu chú ý đến Đông Nam Á, khu vực cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh tế châu Á.

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc?

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc?

Các công ty đa quốc gia bắt đầu chú ý đến Đông Nam Á, khu vực cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng kinh tế châu Á.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam tiếp tục cùng các thành viên nỗ lực nâng tầm liên kết khu vực CA-TBD.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam tiếp tục cùng các thành viên nỗ lực nâng tầm liên kết khu vực CA-TBD.

Ông Tập Cận Bình yêu cầu thúc đẩy cải cách thực chất
Ông Tập Cận Bình yêu cầu thúc đẩy cải cách thực chất

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, cần phải “làm đến nơi đến chốn” để người dân được hưởng lợi thiết thực từ thành quả cải cách.

Ông Tập Cận Bình yêu cầu thúc đẩy cải cách thực chất

Ông Tập Cận Bình yêu cầu thúc đẩy cải cách thực chất

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, cần phải “làm đến nơi đến chốn” để người dân được hưởng lợi thiết thực từ thành quả cải cách.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự báo
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự báo

VOV.VN - Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,4% trong quý đầu tiên của năm nay, cao hơn so với dự báo trước đó. 

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự báo

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự báo

VOV.VN - Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,4% trong quý đầu tiên của năm nay, cao hơn so với dự báo trước đó. 

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%
Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

VOV.VN - Mức tăng này thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo của năm 2013.

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

Kinh tế Trung Quốc năm 2014 có thể tăng trưởng khoảng 7,4%

VOV.VN - Mức tăng này thấp hơn khoảng 0,1% so với dự báo của năm 2013.

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc
Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Người dân nước này vẫn giữ thói quen tiết kiệm, ngại chi tiêu, trong khi nợ xấu tăng cao vì giới chức địa phương và DN không ngừng đi vay

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Những rủi ro lớn của kinh tế Trung Quốc

Người dân nước này vẫn giữ thói quen tiết kiệm, ngại chi tiêu, trong khi nợ xấu tăng cao vì giới chức địa phương và DN không ngừng đi vay

Căng thẳng với Trung Quốc có làm kinh tế châu Á “chùn chân”?
Căng thẳng với Trung Quốc có làm kinh tế châu Á “chùn chân”?

VOV.VN - Những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á làm dấy lên lo ngại về sự trì trệ trong hoạt động thương mại.

Căng thẳng với Trung Quốc có làm kinh tế châu Á “chùn chân”?

Căng thẳng với Trung Quốc có làm kinh tế châu Á “chùn chân”?

VOV.VN - Những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á làm dấy lên lo ngại về sự trì trệ trong hoạt động thương mại.

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy
Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

VOV.VN - Hội nghị APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu.

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

VOV.VN - Hội nghị APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu.

Khai mạc APEC: Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTAAP
Khai mạc APEC: Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTAAP

VOV.VN -Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi APEC cần đẩy mạnh các cuộc đàm phán về Khu vực thương mại tự do CA-TBD.

Khai mạc APEC: Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTAAP

Khai mạc APEC: Chủ tịch Trung Quốc thúc đẩy đàm phán FTAAP

VOV.VN -Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi APEC cần đẩy mạnh các cuộc đàm phán về Khu vực thương mại tự do CA-TBD.