Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Theo thông tin mới nhất, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chốt lịch đi thăm Trung Quốc trong tháng 8 này. Ban đầu ông định sang Trung Quốc vào tháng 7, nhưng cuối cùng quyết định lùi sang tháng 8 để có cơ hội được được gặp  Chủ tịch Tập Cận Bình. Cụ thể, Thủ tướng Mahathir sẽ công du Trung Quốc từ ngày 17-21/8, gặp gỡ cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: BBC.

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Bai Tian cho biết thêm, ông Mahathir dự kiến sẽ tới cả Bắc Kinh và Hàng Châu, ghé thăm trụ sở của tập đoàn Trung Quốc Alibaba.

Trước đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã sang Malaysia để trao đổi với ông Mahathir Mohamad về chuyến thăm.

Muốn hủy bỏ dự án Trung Quốc gây bất lợi

Hôm 13/8 Thủ tướng Malaysia Mahathir nói thẳng thừng với hãng tin AP của Mỹ rằng ông muốn hủy bỏ 3 dự án nhiều tỷ USD với Trung Quốc.

Trước đó, theo chỉ đạo của ông Mahathir, Bộ Tài chính Malaysia đã kêu gọi ngừng 3 dự án này. Cả 3 dự án, với tổng trị giá trên 22 tỷ USD, đều có sự tham gia của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.

Ông Mahathir còn tuyên bố rằng nếu không thể hủy bỏ các dự án này, thì Malaysia ít nhất sẽ tiếp tục ngừng các dự án đó đến khi nào thực sự cần thì mới triển khai.

Công ty xây dựng giao thông (CC) – nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt ERCL (dự án lớn nhất trong 3 dự án nói trên), đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc đình chỉ dự án. Họ hối thúc chính quyền Mahathir “tôn trọng” hợp đồng mà chính quyền tiền nhiệm đã ký. Họ kêu ca việc ngừng giữa chừng như thế này sẽ làm phát sinh thêm chi phí và gây thiệt hại cho dự án.

Nguy cơ với 3 dự án Trung Quốc

Các dự án này gồm Dự án Kết nối Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) trị giá 20 tỷ USD và 2 dự án đường ống trị giá 2,3 tỷ USD.

Dự án ECRL có chiều dài 688km, kết nối Biển Đông (nằm ở bờ phía đông của bán đảo Malaysia) với các tuyến hàng hải chiến lược của Eo biển Malacca nằm ở phía tây.

Dự án đường sắt ECRL. Ảnh: theSundaily.my.

Hai dự án còn lại gồm Dự án đường ống dẫn dầu dài 600km dọc theo bờ phía tây của phần lãnh thổ Malaysia Bán đảo và đường ống dẫn khí dài 662km ở Sabah – một bang của Malaysia.

Cả ba dự án đều do các công ty quốc doanh Trung Quốc xây dựng.

Riêng ERCL là một liên doanh lớn trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một dự án quan trọng và nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến BRI mà Trung Quốc đang dốc sức triển khai và muốn chứng tỏ là hiệu quả. Một dự án tiêu biểu như thế này mà thất bại sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đại dự án BRI.

Tuy nhiên dự án ERCL đang bị Malaysia chỉ trích là bị đội chi phí lên quá nhiều so với dự toán ban đầu. Hiện dự án này có mức chi phí lên tới 20 tỷ USD – tăng 50% so với dự toán.

Hợp đồng cho 3 dự án này đã được chính quyền của Thủ tướng Malaysia Najib Razak tiền nhiệm ký kết với Trung Quốc vào năm 2016. Cựu Thủ tướng Najib là người ủng hộ nhiệt thành cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền Najib tiền nhiệm được cho là đã biết trước chi phí của dự án ECRL sẽ đội lên nhưng vẫn xúc tiến dự án.

Hiện ông Najib đã bị điều tra với những cáo buộc tham nhũng. Ông đối mặt với khả năng bị đưa ra xét xử tại tòa.

Quyết tâm của Thủ tướng Mahathir

Từ khi mới nhậm chức hồi tháng 5, Thủ tướng Mahathir 93 tuổi đã phê phán một số dự án nhất định của Trung Quốc thực hiện trên lãnh thổ Malaysia vì cho rằng các dự án này không bảo đảm lợi ích cho đất nước của ông. Thủ tướng Mhathir bày tỏ quan điểm muốn đàm phán lại điều khoản của các dự án, kế cả khi các dự án đó đã đi vào giai đoạn thi công.

Dự kiến trong cuộc gặp sắp tới với giới lãnh đạo Trung Quốc, ông Mahathir sẽ đưa ra vấn đề điều khoản không công bằng trong các dự án với Trung Quốc. Cụ thể ông Mahathir sẽ đàm phán chi phí của dự án ERCL và các dự án năng lượng nêu trên.

Ngoài ra ông Mahathir cũng sẽ nêu ra vấn đề lãi suất cao của các khoản vay mà Trung Quốc dành cho Malaysia. Theo Malaysia, lãi suất của Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức mà chính phủ các nước khác thường đi vay.

Việc ngừng các dự án điểm của Trung Quốc và tuyên bố muốn xóa bỏ các dự án này có thể là chiến thuật đàm phán của chính phủ Malaysia khi họ biết Trung Quốc rất muốn ERCL thành công.

Một số quan chức của Malaysia cho hay, bên cạnh việc kêu gọi hạ chi phí dự án, Malaysia cũng muốn có thêm công ty Malaysia và công nhân Malaysia tham gia các dự án này.

Hiện khối nợ quốc gia khổng lồ của Malaysia đã lên tới con số 250 tỷ USD và Thủ tướng Mahathir muốn ưu tiên xử lý số nợ này. Việc cắt giảm các dự án Trung Quốc hoặc đàm phán được các điều khoản có lợi liên quan đến các dự án đó sẽ góp phần không nhỏ giúp Malaysia giảm bớt nợ nước ngoài.

Trong khi đó hồi tháng 6, Thủ tướng Mahathir đã đi thăm Nhật Bản. Đây có lẽ là dấu hiệu Malaysia muốn đa dạng hóa các nguồn đầu tư nước ngoài chính. Tại Tokyo, ông phát biểu rằng Malaysia sẽ vẫn hữu nghị với Trung Quốc nhưng không muốn nợ nần Trung Quốc.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc, có lẽ Malaysia không muốn bị kẹt ở giữa.

Bên cạnh đó, vị Thủ tướng này còn kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông – khu vực liên quan đến quyền lợi của nhiều nước, trong đó có Malaysia.

Như vậy, có thể tạm kết luận là chính quyền của Thủ tướng Malaysia Mahathir đang muốn giảm nợ nước ngoài và giảm lệ thuộc vào Trung Quốc không chỉ về kinh tế mà còn cả chính trị, nhất là khi ở Malaysia đã có sẵn một cộng đồng người Hoa rất lớn và nắm nhiều huyết mạch kinh tế.

Khéo léo ngoại giao

Mặc dầu có nhiều dấu hiệu muốn rời xa ảnh hưởng của Trung Quốc, Malaysia dưới thời Mahathir vẫn tỏ ra khéo léo về mặt ngoại giao.

Bộ Tài chính Malaysia thông báo rằng các quyết định đình chỉ dự án nói trên liên quan trực tiếp tới các nhà thầu và điều khoản trong các thỏa thuận chứ không liên quan một nước cụ thể nào.

Thủ tướng Mahathir bày tỏ quan điểm vẫn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc và hoan nghênh nước này đầu tư vào Malaysia, miễn là các dự án đó đem lại lợi ích cho Malaysia.

Chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Mahathir tới Trung Quốc có thể sẽ giúp Malaysia định hình lại quan hệ song phương giữa 2 nước cho tương lai trong hoàn cảnh mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Malaysia từ vụ bê bối Najib
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Malaysia từ vụ bê bối Najib

VOV.VN - Cựu Thủ tướng Najib Razak bị bắt giữ và phải ra hầu tòa, đây cũng chính là thông điệp của chính phủ mới ở Malaysia trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Malaysia từ vụ bê bối Najib

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Malaysia từ vụ bê bối Najib

VOV.VN - Cựu Thủ tướng Najib Razak bị bắt giữ và phải ra hầu tòa, đây cũng chính là thông điệp của chính phủ mới ở Malaysia trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

“Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc là gì?
“Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc là gì?

VOV.VN - Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là một dự án khổng lồ đầy tham vọng, hứa hẹn mang lại lợi ích cho nhiều nước nếu thành công.

“Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc là gì?

“Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc là gì?

VOV.VN - Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là một dự án khổng lồ đầy tham vọng, hứa hẹn mang lại lợi ích cho nhiều nước nếu thành công.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á
Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

Tương quan Mỹ-Trung Quốc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế riêng rất mạnh ở Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực này sẽ là một “trò chơi” dài lâu.

Malaysia nhắc lại ý muốn hủy 22 tỷ USD  hợp đồng với Trung Quốc
Malaysia nhắc lại ý muốn hủy 22 tỷ USD hợp đồng với Trung Quốc

Trả lời hãng tin Mỹ vào hôm nay (13/08), Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, ông muốn hủy bỏ hợp đồng 22 tỷ USD với Trung Quốc.

Malaysia nhắc lại ý muốn hủy 22 tỷ USD  hợp đồng với Trung Quốc

Malaysia nhắc lại ý muốn hủy 22 tỷ USD hợp đồng với Trung Quốc

Trả lời hãng tin Mỹ vào hôm nay (13/08), Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết, ông muốn hủy bỏ hợp đồng 22 tỷ USD với Trung Quốc.